Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tham vấn học đường - “trợ thủ đắc lực” của học sinh

Thứ năm, 08:18 26/04/2018 | Xã hội

GiadinhNet - Các vấn đề liên quan tới tâm lý, sức khỏe trong cuộc sống… tất cả những điều mà học sinh vướng phải sẽ được sàng lọc, tư vấn, can thiệp bởi đội ngũ giáo viên chuyên trách của Phòng Tham vấn học đường tại mỗi trường học. Đây được coi là giải pháp hữu hiệu để hạn chế những chuyện đáng tiếc xảy ra như học sinh đánh nhau, trầm cảm, tự tử vì áp lực học tập.


Cần đẩy mạnh công tác tham vấn học đường để giúp học sinh và giáo viên sớm đối phó được áp lực về mặt tinh thần và tâm lý.     Ảnh minh họa: Q.Anh

Cần đẩy mạnh công tác tham vấn học đường để giúp học sinh và giáo viên sớm đối phó được áp lực về mặt tinh thần và tâm lý. Ảnh minh họa: Q.Anh

Học sinh cần được trợ giúp ngày càng nhiều hơn

Trong các vụ bạo lực học đường và học sinh tự tử vì áp lực học hành thời gian qua có nguyên nhân từ việc không được tư vấn tâm lý học đường. Thế nhưng, hầu hết các trường phổ thông lại chưa có cán bộ chuyên trách làm công tác tham vấn tâm lý. Theo các số liệu khảo sát của Bộ GD&ĐT tại Hà Nội và Hải Dương cho thấy, khoảng 80% học sinh có những vướng mắc cần chia sẻ và mong muốn có một khoảng không gian riêng tư ở trong trường để nói ra, tìm giải pháp cho những vấn đề của bản thân.

Nghiên cứu dịch tễ trên 7 tỉnh phía Bắc của cán bộ Trường Đại học (ĐH) Giáo dục năm 2013 cho thấy, khoảng 20% các em học sinh có tổn thương sức khỏe tâm thần tới mức phải can thiệp trị liệu. Thực trạng xã hội cho thấy, để đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục thì phải tập trung chăm sóc đời sống và sức khỏe tâm thần cho học sinh, sinh viên để giảm thiểu những khó khăn tâm lý, phát huy tối đa tiềm năng cá nhân người học. Chính vì vậy, các dịch vụ Tham vấn hướng nghiệp, Tham vấn khủng hoảng học đường, Tham vấn sức khỏe tâm thần trường học... đã và đang trở thành nhu cầu xã hội cấp bách.

Theo ông Nguyễn Đức Huy, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục, một hạn chế lớn trong thực tiễn triển khai công tác tham vấn - tư vấn học đường chính là nguồn nhân lực có đủ trình độ và kỹ năng. Cho tới hiện tại, hầu hết các nhà trường chưa có cán bộ chuyên trách làm công tác tham vấn tâm lý. Đội ngũ công tác tham vấn tâm lý trong nhà trường chủ yếu là giảng viên một số chuyên ngành như Luật, Tâm lý, Ngữ văn, Giáo dục công dân. Một số khác là giáo viên dạy Lịch sử, Địa lý hay cán bộ chuyên trách tại các phòng, ban như phòng Công tác Học sinh sinh viên, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên tham gia.

Chỉ ra sự cần thiết để nâng cao công tác tham vấn học đường, ông Bùi Văn Linh, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác Học sinh Sinh viên (Bộ GD&ĐT) cho biết: “Tới đây, công tác tư vấn tâm lý, tham vấn học đường sẽ được mở rộng, không chỉ tham vấn cho học sinh mà những thầy cô bất ổn về tâm lý cũng sẽ được tham vấn. Bộ GD&ĐT cho phép các trường trước mắt sử dụng giáo viên kiêm nhiệm tham vấn tâm lý. Trường nào có điều kiện thì thực hiện ký hợp đồng với các thạc sĩ, nhà khoa học, chuyên gia có chuyên ngành, chứng chỉ. Mục tiêu phấn đấu là các trường THCS, THPT trên phạm vi cả nước đều có phòng tham vấn tâm lý với 5 giáo viên đảm nhiệm”.

Phụ huynh cũng cần được… “can thiệp”

Từng nhiều năm tham gia vào công tác nghiên cứu, khảo sát với đối tượng học sinh tại các trường phổ thông, TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm khoa Khoa học giáo dục (ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng, trong trường học hiện nay có rất nhiều các bộ quy tắc ứng xử, tuy nhiên chưa có hiệu quả. Càng ngày thì dư luận và truyền thông đang chứng kiến rất nhiều những vụ việc bạo lực học đường, bạo hành các đối tượng trong trường, phụ huynh với giáo viên, có những vụ việc đánh lộn nhau trong độ tuổi học sinh gây cho dư luận hết sức bức xúc và hoang mang.

Cũng theo TS Trần Thành Nam, tại những quốc gia phát triển, công tác tham vấn học đường thì đã được chú ý từ lâu. Ở mỗi trường đều có các chuyên gia tâm lý tham vấn học đường, hỗ trợ mạng lưới xung quanh người học. Trong các chương trình mà các chuyên gia quốc tế có chia sẻ, họ cần có kỹ năng dạy trẻ con và dạy người lớn có nghĩa là cần có cả những cuộc tập huấn cho cả giáo viên về hành vi quản lý lớp học, phải có những buổi tập huấn cho cả chính những cha mẹ, để họ có thể giúp đỡ được con em mình. Còn tại Việt Nam, thời gian qua đã có nhiều những đơn vị trường tư đi đầu trong việc thành lập những đơn vị tư vấn học đường trong trường học.

“Đến hiện tại, có nhiều trường đã có ngành tham vấn nói chung nhưng chúng ta cần có những chuyên ngành sâu đi vào tham vấn tâm lý học đường vì đối tượng là học sinh thì cần và có những nhu cầu đặc biệt hơn là những nhóm khác như công nhân hay tham vấn về hôn nhân gia đình, tính chất hoàn toàn khác. Hiện nay, chúng ta chưa có những chương trình chuyên sâu như thế này nhưng hy vọng chúng ta sẽ có nhiều chuyên gia hơn về tham vấn tâm lý học đường”, TS Trần Thành Nam chia sẻ thêm.

Còn lãnh đạo Vụ Công tác Học sinh Sinh viên (Bộ GD&ĐT) cho biết: Trong thời gian tới, để bảo đảm sức khỏe, thể chất của giáo viên và học sinh, hoạt động của công tác tư vấn, tham vấn học đường sẽ được rà soát. Thầy cô nào gặp khó khăn về tâm lý thì sẽ được hỗ trợ để làm tốt công việc giảng dạy. Các em học sinh sẽ được gia cố chức năng đối phó với những áp lực về mặt tinh thần nói chung và tâm lý nói riêng.

Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác Học sinh, sinh viên (Bộ GD&ĐT) Bùi Văn Linh cho biết, với 14.000 trường THCS và THPT trên phạm vi cả nước, mỗi trường thành lập một tổ tư vấn tâm lý (5 người) thì 2 - 3 năm nữa sẽ có 70.000 giáo viên cần được bồi dưỡng tham vấn học đường. Bộ GD&ĐT đã giao cho Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên tâm lý. Các cơ sở đào tạo được giao trách nhiệm đào tạo bồi dưỡng giáo viên tâm lý sẽ nộp hồ sơ thẩm định và Bộ cho phép được đào tạo bồi dưỡng theo đúng chuyên môn và định hướng chỉ đạo.

Quang Huy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các khu vực có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh ngày 5/7

Các khu vực có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh ngày 5/7

Đời sống - 27 phút trước

GĐXH - Dự báo thời tiết 5/7/2025, mưa rào và giông rải rác còn tiếp diễn ở nhiều khu vực trên cả nước.

Thông tin mới nhất về cơn bão số 2 trong 24 giờ tới

Thông tin mới nhất về cơn bão số 2 trong 24 giờ tới

Thời sự - 29 phút trước

GĐXH - Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 2 có khả năng mạnh thêm hai cấp lên cấp 10-11 (89-117km/h), giật cấp 13.

5 con giáp bứt tốc mạnh mẽ từ tháng 7, cuối năm trả hết nợ nần, đón Tết dư dả

5 con giáp bứt tốc mạnh mẽ từ tháng 7, cuối năm trả hết nợ nần, đón Tết dư dả

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Trong 12 con giáp, có 3 con giáp được dự đoán sẽ tỏa sáng rực rỡ từ tháng 7, hứa hẹn những đột phá sự nghiệp và bứt phá tài chính.

CSGT mở đường, cứu tài xế xe tải đột quỵ trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ

CSGT mở đường, cứu tài xế xe tải đột quỵ trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Sáng 5/7, phát hiện tài xế xe tải bị đột quỵ, bất tỉnh trong cabin trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, lực lượng cảnh sát giao thông đã mở đường đưa nạn nhân tới bệnh viện cấp cứu.

4 điểm mới về làm sổ đỏ từ ngày 1/7/2025, người dân cần nắm rõ

4 điểm mới về làm sổ đỏ từ ngày 1/7/2025, người dân cần nắm rõ

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Từ ngày 1/7/2025, nhiều quy định mới liên quan đến việc cấp sổ đỏ chính thức có hiệu lực. Dưới đây là các thông tin cụ thể người dân có thể tham khảo.

Hành động bất thường của tài xế ô tô khi gặp tổ CSGT

Hành động bất thường của tài xế ô tô khi gặp tổ CSGT

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Trước hiệu lệnh dừng xe của Tổ công tác của Trạm CSGT Quang Trung, tài xế Kiên không chấp hành mà tiếp tục cho phương tiện di chuyển, liên tục đánh lái sang hai bên nhằm không cho cơ quan chức năng vượt, thậm chí còn làm đổ xe của Tổ công tác.

Thiếu nữ 14 tuổi ‘bẻ lái’ cực gắt khiến kẻ giả danh CSGT mất hút

Thiếu nữ 14 tuổi ‘bẻ lái’ cực gắt khiến kẻ giả danh CSGT mất hút

Đời sống - 7 giờ trước

Cú 'bẻ lái' khiến kẻ tự xưng CSGT để lừa đảo 'đứng hình' chính là câu nói cực gắt của thiếu nữ: 'Người chỉ huy sau lưng chú đang cầm roi điện đấy'.

Đăng ký xe, cấp biển số xe được thực hiện như thế nào sau ngày 1/7/2025?

Đăng ký xe, cấp biển số xe được thực hiện như thế nào sau ngày 1/7/2025?

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Theo Thông tư số 51/2025/TT-BCA, từ ngày 1/7/2025, quy trình đăng ký xe và cấp biển số xe có nhiều điểm mới đáng chú ý. Người dân cần thực hiện các thủ tục, quy trình thế nào để đăng ký xe, cấp biển số xe diễn ra thuận lợi?

Nữ sinh đa tài với hành trình chinh phục đỉnh cao tranh biện và nghệ thuật

Nữ sinh đa tài với hành trình chinh phục đỉnh cao tranh biện và nghệ thuật

Giáo dục - 7 giờ trước

GĐXH - Vừa qua, MC nhí Đỗ Quyên đã vinh dự giành được thành tích ấn tượng tại giải tranh biện Vietnamese Scholars Debating Championship 2025. Đây là một trong những giải đấu uy tín hàng đầu dành cho học sinh yêu thích tranh biện học thuật bằng tiếng Anh trên cả nước.

Tin sáng 5/7: Dùng máy bay không người lái cứu 2 cháu bé mắc kẹt giữa dòng lũ; cảnh giác chiêu trò lừa đảo lợi dụng việc sáp nhập các đơn vị hành chính

Tin sáng 5/7: Dùng máy bay không người lái cứu 2 cháu bé mắc kẹt giữa dòng lũ; cảnh giác chiêu trò lừa đảo lợi dụng việc sáp nhập các đơn vị hành chính

Xã hội - 8 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông ở Gia Lai xác nhận dùng máy bay không người lái giải cứu 2 cháu nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước lũ; lợi dụng chủ trương sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính, nhiều đối tượng xấu đã dựng lên nhiều kịch bản lừa đảo.

Top