Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thận trọng khi dùng chất giữ ẩm da

Thứ hai, 09:25 27/12/2010 | Sống khỏe

Trước khi sử dụng, cần phải biết rõ thành phần, cơ chế tác dụng của sản phẩm vì không phải sản phẩm nào cũng vô hại và không phải ai cũng có thể dùng.

Chất giữ ẩm da thu hút mạnh người tiêu dùng trong tiết trời khô lạnh. Tuy nhiên trước khi sử dụng, cần phải biết rõ thành phần, cơ chế tác dụng của sản phẩm. Không phải sản phẩm nào cũng vô hại và không phải ai cũng có thể xài.

Có thể chia các bệnh da do thời tiết gây ra thành những nhóm sau: bệnh da do dị ứng với thời tiết (mề đay…); bệnh da có diễn biến nặng thêm do thời tiết lạnh (da khô, vảy cá, viêm da tiết bã, chàm…); các biểu hiện da có cơ chế bệnh liên quan đến sự co mạch khi gặp lạnh (cước, hội chứng Raynaud...) Các vùng da bị ảnh hưởng của không khí lạnh là những vùng phơi bày như: mặt, môi, vành tai, bàn tay, bàn chân. Khi đó da sẽ trở nên khô ráp, tróc vảy, có thể ửng hồng hoặc khô sạm. Ngứa cũng có thể xảy ra với mức độ ít, nhiều tuỳ người.

Vai trò của chất giữ ẩm

Chất giữ ẩm là những chất giúp da duy trì độ ẩm, chúng không phải là những chất thêm nước vào da, mà là các chất giúp da ngăn ngừa hoặc làm giảm đi sự bay hơi nước bằng cách này hoặc cách khác. Trên da chúng ta cũng có những yếu tố làm ẩm tự nhiên, có thể là các chất béo hoặc các chất có chứa nitơ hoặc các thành phần điện giải.
 
 
Tuy nhiên khi bị một số tác nhân như: bệnh da (chàm, vảy nến, da lão hoá…), một số bệnh lý tổng quát (suy giáp hoặc do tác động của môi trường: máy lạnh, thời tiết, gió…), sau dùng một số thuốc (thuốc lợi tiểu, thuốc isotretinoin trị mụn…), sử dụng nhiều chất tẩy rửa, ảnh hưởng của yếu tố di truyền… các chất giữ ẩm đó sẽ bị phá huỷ, lớp sừng của da không còn đảm bảo chức năng của một hàng rào bảo vệ nữa, sự giữ nước trên da bị giảm và da sẽ mất nước. Lúc này cần phải cầu viện đến các các chất giữ ẩm.

Người ta chia chất giữ ẩm làm nhiều loại, theo cách thức mà chúng thực hiện cho da như chất làm mềm (emollients, cung cấp một lớp dầu trên bề mặt da, hút nước, trữ nước vào lớp sừng và khoá lại), chất làm ẩm (humectants, thực hiện hút ẩm từ môi trường và thúc đẩy sự giữ nước qua công thức hoá học chứa gốc OH, rất ái nước), chất che bít (occludents, giới hạn bốc hơi nước trên da bằng cách tạo một lớp “phim” cân bằng trên da).

Không tùy tiện dùng chung

Sẽ tuỳ vào mục đích sử dụng, vị trí dùng, mức độ khô da nhiều ít, tuổi tác và các bệnh da đang có... Những chất giữ ẩm có thể dùng đơn độc một mình hoặc đã được cho kết hợp trong thành phần của các sản phẩm chăm sóc da, tóc như kem phấn trang điểm, kem dưỡng, sữa rửa mặt, sữa tắm, son môi, dầu gội... Chúng cũng được trình bày với nhiều hình thái như dạng sữa, dạng kem, dạng sáp...
 
Kem giữ ẩm sẽ được thoa trên vùng da sạch, sau khi tắm hoặc lúc có nhu cầu. Không chỉ dùng cho vùng da bệnh mà các vị trí da lành cần giữ ẩm cũng nên được chăm sóc. Bạn cũng nên nhớ thoa chúng cho các vị trí có thể bị lãng quên như môi, vành tai. Trẻ em cần được dùng kem giữ ẩm riêng.
 
Kem giữ ẩm tốt sẽ là những chất chứa thành phần giống với lipít của da nhằm giúp chỉnh sửa hàng rào bảo vệ da, phải được hấp thu tốt qua lớp sừng và lưu giữ được lâu, ít bị tẩy trôi bởi nước. Ngoài ra, chúng còn phải được giới hạn các nguy cơ gây dị ứng cho da (dành cho các cơ địa có làn da nhạy cảm), giảm nguy cơ sinh nhân trứng cá để không gây mụn hoặc làm nặng thêm tình trạng mụn đang có sẵn...
 
Chính vì vậy, không phải ai cũng có thể sử dụng cùng một loại kem dưỡng da với người khác, như thói quen nhiều thành viên trong gia đình hay làm hoặc mượn của bạn bè, đồng nghiệp sử dụng trong những trường hợp đột xuất. Tốt hơn hết, trước khi sử dụng nên tìm hiểu kỹ về những điều đã nói trên và nếu có điều kiện thì nên liên hệ với các bác sĩ da để được tham vấn đầy đủ.
Theo BS Võ Thị Bạch Sương
Sài Gòn tiếp thị
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bất ngờ 5 nhóm người được khuyến cáo không ăn nhiều gừng vì sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn

Bất ngờ 5 nhóm người được khuyến cáo không ăn nhiều gừng vì sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Gừng có nhiều công dụng chữa bệnh, tuy nhiên một số nhóm người không nên ăn gừng vì sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn.

Người phụ nữ 54 tuổi đau đầu dai dẳng từ nguyên nhân hàng triệu người Việt đang mắc phải

Người phụ nữ 54 tuổi đau đầu dai dẳng từ nguyên nhân hàng triệu người Việt đang mắc phải

Sống khỏe - 9 giờ trước

GĐXH – Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, bệnh nhân được chẩn đoán xác định đau đầu do huyết áp.

Mua thuốc cảm cúm về uống, người đàn ông 33 tuổi gặp sự cố phải đi cấp cứu

Mua thuốc cảm cúm về uống, người đàn ông 33 tuổi gặp sự cố phải đi cấp cứu

Y tế - 9 giờ trước

GĐXH - Sau khi sơ suất uống thuốc cả vỏ, anh T thấy nuốt đau, nuốt nghẹn, buồn nôn, không ăn gì được nên được người nhà đưa đi cấp cứu.

Liên tiếp 2 người phát hiện mắc ung thư đại tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Liên tiếp 2 người phát hiện mắc ung thư đại tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Cả 2 người bệnh phát hiện ung thư đại tràng đều có dấu hiệu trung đại tiện khó và đau, căng chướng bụng...

Đau tức ngực kèm khó thở kéo dài, bệnh nhân đi khám phát hiện u tuyến giáp thòng trung thất hiếm gặp

Đau tức ngực kèm khó thở kéo dài, bệnh nhân đi khám phát hiện u tuyến giáp thòng trung thất hiếm gặp

Y tế - 10 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân 85 tuổi ở Quảng Ninh có u bướu giáp to thòng trung thất, đè ép gây hẹp khí quản vừa được phẫu thuật thành công.

Người phụ nữ 50 tuổi mắc bệnh tiểu đường, suy thận vì món ngon nhiều người Việt yêu thích

Người phụ nữ 50 tuổi mắc bệnh tiểu đường, suy thận vì món ngon nhiều người Việt yêu thích

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ bị bệnh tiểu đường, suy thận chia sẻ, do công việc chịu nhiều áp lực nên cô thường phải dựa vào việc ăn đồ ngọt để giải tỏa căng thẳng.

Dùng vitamin D không đúng cách gây hại như thế nào?

Dùng vitamin D không đúng cách gây hại như thế nào?

Sống khỏe - 13 giờ trước

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe xương, hỗ trợ chức năng miễn dịch và điều chỉnh nồng độ canxi… Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin D không đúng cách có thể dẫn đến những rủi ro nghiêm trọng cho sức khỏe.

Người đàn ông ở Ninh Bình nhập viện gấp do bất cẩn khi uống thuốc

Người đàn ông ở Ninh Bình nhập viện gấp do bất cẩn khi uống thuốc

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Qua nội soi ống tiêu hóa, các bác sĩ phát hiện 1/3 trên thực quản gần cơ thắt trên có tổn thương dị vật dạng viên thuốc còn nguyên vỏ găm hai thành thực quản.

Tập thể dục đều đặn vẫn 'béo bụng', người phụ nữ 40 tuổi bất ngờ khi biết nguyên nhân

Tập thể dục đều đặn vẫn 'béo bụng', người phụ nữ 40 tuổi bất ngờ khi biết nguyên nhân

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện chị H có đa u xơ tử cung với đủ 8 mức độ. Trong đó, khối u lớn nhất dài 25cm, nặng 1,7kg.

Người bệnh tim mạch, đái tháo đường… nên uống thuốc vào giờ nào là tốt nhất?

Người bệnh tim mạch, đái tháo đường… nên uống thuốc vào giờ nào là tốt nhất?

Sống khỏe - 17 giờ trước

Thời điểm uống thuốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhịp sinh học cơ thể, thời gian tác dụng của thuốc, ảnh hưởng của thực phẩm, tương tác thuốc… Vậy những người bệnh về tim mạch, đái tháo đường… nên uống thuốc vào thời điểm nào là tốt nhất?

Top