Thanh niên 27 tuổi ở Quảng Ninh bị hoại tử tầng sinh môn thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
GĐXH - Sau 1 tuần tự mua thuốc đắp do bị bệnh trĩ, người bệnh xuất hiện 2 ổ loét rộng khoảng 5cm, vết loét có nhiều tổ chức hoại tử, chảy dịch vàng.

Bị bệnh trĩ khoảng hơn 1 năm nay nhưng thay vì tìm tới các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị thì nam thanh niên 27 tuổi ở Quảng Ninh lại tin theo các bài thuốc dân gian và tự mua thuốc về đắp.
Hậu quả là sau khoảng 1 tuần, người bệnh bắt đầu thấy đau rát vùng mông. Trên da xuất hiện các vết loét rộng khoảng 5 cm có nhiều tổ chức hoại tử, chảy dịch vàng. Lúc này, anh mới đến Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) để điều trị.

Tổn thương của người bệnh khi nhập viện. Ảnh: BVCC
Các bác sĩ cho biết, người bệnh nhập viện với vùng da cạnh hậu môn có 2 ổ loét rộng khoảng 5cm, vết loét có nhiều tổ chức hoại tử, chảy dịch vàng. Người bệnh được chẩn đoán loét da quanh hậu môn, hoại tử tầng sinh môn.
Hiện người bệnh đang điều trị kháng sinh để khắc phục tình trạng loét da, sau đó xét phẫu thuật để khắc phục vết thương tầng sinh môn.
Theo TS.BS Vũ Đức Thụ - Trưởng khoa Ngoại tiêu hóa và tổng hợp: Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ như phẫu thuật bằng phương pháp Longo, Laser, tiêm xơ… Để điều trị bệnh trĩ cần phải dựa vào tình trạng cụ thể của từng người. Sau đó bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp hỗ trợ điều trị phù hợp.
Cần làm gì khi có dấu hiệu bệnh trĩ
Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch dưới da hậu môn hoặc trong niêm mạc trực tràng nổi rõ lên, chủ yếu thường thấy ở người mang thai, béo phì, căng thẳng, táo bón kéo dài hoặc lối sống ít vận động và sử dụng rượu bia.
Nếu bệnh trĩ không được điều trị, thời gian lành bệnh sẽ không thể xác định chính xác. Búi trĩ nhỏ có thể tự khỏi trong vài ngày mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, búi trĩ kích thước lớn có nguy cơ kéo dài, gây ra triệu chứng đau, khó chịu, mót rặn nhiều mỗi khi đi đại tiện…
Trong một số trường hợp, bệnh trĩ có thể tự khỏi. Để tránh trĩ kéo dài, người bệnh nên được can thiệp điều trị sớm. Phương pháp điều trị chủ yếu là uống thuốc không kê đơn để cải thiện triệu chứng trong vòng 1 – 2 tuần. Một số trường hợp phải dùng thuốc kê đơn hoặc thậm chí phẫu thuật để loại bỏ trĩ kích thước lớn cũng như ngăn ngừa biến chứng.

Ảnh minh họa
Cách phòng ngừa bệnh trĩ đơn giản mà hiệu quả
Để ngăn ngừa bệnh trĩ, bác sĩ khuyến khích nên chủ động thực hiện các biện pháp quan trọng sau đây:
- Ăn nhiều chất xơ: Bổ sung nhiều chất xơ (20 – 35gr/ngày) giúp đi đại tiện dễ hơn, tránh táo bón. Thực phẩm bao gồm rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, đậu.
- Uống nước: Uống nhiều nước giúp cải thiện tình trạng phân cứng và táo bón, hạn chế rặn khi đại tiện, từ đó giảm tối đa nguy cơ bị bệnh trĩ. Ngoài ra, ăn nhiều trái cây tươi cũng là cách để bổ sung nước.
- Vận động thường xuyên: Đi bộ 30 phút ngày để giúp cải thiện tuần hoàn máu và hỗ trợ hoạt động của đường ruột.
- Không nhịn đi đại tiện: Đi đại tiện ngay khi có dấu hiệu muốn đi, không nên nhịn để tránh bị trĩ.
- Không ngồi trên bồn cầu quá lâu: Thói quen này sẽ làm tăng lực lên tĩnh mạch và kích thích hình thành trĩ.



Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcRospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcĂn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.