Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thấp bé, nhẹ cân không phải tại di truyền

Thứ sáu, 11:04 26/12/2014 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - “Thấp bé, nhẹ cân không phải là thuộc tính di truyền của người Việt. Nếu chúng ta cải thiện được chế độ ăn nghèo canxi như hiện nay thì tầm vóc của người Việt sẽ được cải thiện”, PGS.TS Lê Thị Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia nhấn mạnh khi bày tỏ về sự lo ngại trước thực trạng trẻ em thấp còi, suy dinh dưỡng hiện nay.

 

Khẩu phần ăn của người Việt chưa cung cấp đủ lượng canxi cần thiết để phát triển chiều cao. 	Ảnh: chí cường

Khẩu phần ăn của người Việt chưa cung cấp đủ lượng canxi cần thiết để phát triển chiều cao. Ảnh: Chí Cường

 

Thiếu canxi - mẹ còng, con còi cọc

PGS.TS Lê Thị Bạch Mai bày tỏ sự lo ngại khi hiện nay, khẩu phần ăn của người Việt Nam nhìn chung mới chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu canxi của cơ thể.

Dinh dưỡng canxi và vitamin D trong khẩu phần ăn của người Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều do thói quen ăn uống chưa hợp lý, dẫn đến tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi ở nước ta còn cao. Hiện Việt Nam có khoảng 2,5 triệu trẻ em bị thấp còi – hệ quả của việc không được cung cấp đủ canxi để phát triển chiều cao ngay từ trong bụng mẹ và trong khẩu phần ăn hàng ngày từ bé đến lúc trưởng thành.

Trong thời gian mang thai, người mẹ cần nạp từ 800 – 1.500mg canxi mỗi ngày tùy theo từng giai đoạn. Trong 3 tháng đầu, mỗi ngày thai phụ cần khoảng 800mg canxi; ba tháng tiếp theo khoảng 1.200mg canxi/ngày; ba tháng cuối kỳ sau sinh là 1.500mg canxi/ngày vì thai càng lớn thì xương thai nhi càng phát triển. Nếu mẹ bầu không “nạp” đủ lượng canxi cần thiết trong thời gian mang thai, thai nhi sẽ tự lấy canxi từ cơ thể mẹ để phát triển. Điều này dẫn đến tình trạng phụ nữ sau sinh thường bị loãng xương hoặc gặp các bệnh lý về xương khớp sau này. Ngoài ra, các nghiên cứu chỉ ra rằng, sự thiếu hụt canxi ở mẹ còn có thể đóng một vai trò trong sự phát triển bệnh tim mạch ở thai nhi, khiến trẻ suy dinh dưỡng ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ, bị còi xương bẩm sinh, biến dạng các xương gây dị hình, lùn thấp... và làm tăng nguy cơ cao huyết áp ở trẻ sơ sinh. Do đó, các thai phụ được khuyến cáo nên bổ sung canxi vào bữa ăn hàng ngày của mình các thực phẩm như: Sữa và các sản phẩm từ sữa (sữa bò, sữa dê, pho mát, sữa chua...), rau xanh (rau bina, rau cần...), thủy hải sản (tôm, tép, cua, rong biển, hải sâm, ốc, trai, cá chép, cá mòi...), đậu và các chế phẩm từ đậu (đậu nành, đậu phụ, đậu Hà Lan...).

Một nguyên nhân nữa gây thiếu canxi là do xu hướng ăn mặn và sử dụng nhiều nước ngọt có ga đang tăng lên trong chế độ ăn của nhiều người hiện nay. Việc lạm dụng nước ngọt có ga và ăn mặn khiến lượng canxi ít ỏi trong cơ thể bị đào thải theo nước tiểu ra ngoài. Cùng đó, vitamin D được coi là bạn đồng hành, giúp tăng cường hấp thụ canxi cũng không được chú trọng bổ sung. Thường vitamin D có từ 10 – 20% trong khẩu phần ăn, phần còn lại là tổng hợp từ ánh nắng mặt trời…  Theo PGS.TS Lê Thị Bạch Mai, thiếu canxi không chỉ làm trẻ chậm lớn, mà còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe và nhan sắc của người phụ nữ, như hình ảnh “bà còng” vốn đã được khắc họa quen thuộc trong “bà còng đi chợ trời mưa”.

Loãng xương khiến phụ nữ “lùn” đi khi về già

Thiếu canxi không những khiến trẻ em còi cọc kém phát triển mà còn khiến người trưởng thành mất dần xương, giảm chiều cao; làm loãng xương và dễ bị gãy xương gây tàn phế ở tuổi già.

Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, bữa ăn hàng ngày của người Việt ta hiện nay chỉ cung cấp cho khoảng 500mg canxi trong khi theo khuyến cáo, con số này nên là từ 1.000 - 1.200mg. Như vậy, nhu cầu canxi của cơ thể chỉ mới được đáp ứng gần 50%, lâu dài dẫn đến tình trạng loãng xương. Cuộc sống bận rộn khiến chúng ta phụ thuộc nhiều vào các phương tiện máy móc vô tình thu hẹp thời gian vận động của mỗi người. Điều này khiến cho quá trình hủy xương diễn ra nhanh hơn và quá trình tái tạo hoạt động kém lại. Đặc biệt, phụ nữ mãn kinh là đối tượng có nhiều nguy cơ loãng xương nhất. Do giai đoạn này, cơ thể người phụ nữ bắt đầu giảm sản xuất estrogen – là loại hormone ảnh hưởng đến khung xương. Thời kỳ mãn kinh, lượng estrogen có thể giảm đến 80% nên quá trình mất xương cũng diễn ra nhanh hơn quá trình tái tạo, khiến xương xốp và giòn. Các tình trạng gãy cổ xương đùi hay đốt sống do loãng xương khá phổ biến ở người cao tuổi dẫn đến nguy cơ tàn phế và tử vong rất cao. Tại Việt Nam, tình trạng loãng xương tuy diễn ra âm thầm nhưng cũng gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với cá nhân, gia đình và xã hội. Tỷ lệ loãng xương ở phụ nữ sau tuổi mãn kinh ở mức khoảng 25% và tỷ lệ giảm mật độ xương cũng đã ở mức 50%. TS.BS Nguyễn Thị Thanh Hương - Phó trưởng Bộ môn Sinh lý học (Đại học Y Hà Nội) cho biết, loãng xương còn khiến người phụ nữ giảm chiều cao tới 5cm lúc về già. Đây cũng là một thông tin đáng quan tâm, bởi nó ảnh hưởng khá lớn đến chiều cao trung bình của người Việt.

Để phòng, tránh bệnh loãng xương, PGS.TS Lê Thị Bạch Mai khuyên cần ăn uống đủ chất, cung cấp đầy đủ canxi và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như: Tôm, cua, ốc, uống sữa và các chế phẩm của sữa có chứa nhiều thành phần canxi. Nên ăn thêm trái cây, rau, giá đỗ (chứa nhiều estrogen) vì giúp làm thay đổi sự chuyển hóa của xương, giảm tốc độ mất xương, tăng khoáng chất cho xương. Bà cũng khuyến cáo những người cao tuổi nên đi khám bệnh về xương khớp ở các cơ sở y tế định kỳ 1 năm 2 lần. Việc phát hiện sớm và điều trị ngay từ đầu là việc làm rất có ý nghĩa để phòng bệnh loãng xương và ngăn ngừa gãy xương. Ngoài ra, những người đã đến tuổi trưởng thành bị kém phát triển chiều cao, cân nặng dưới 40kg hoặc giảm trọng lượng nhanh, cơ bắp yếu, người nghiện rượu, thuốc lá… cũng nên kiểm tra mật độ của xương. Nên duy trì cân nặng ở mức vừa phải. Nên tránh rượu, bia, thuốc lá, cà phê. Tham gia hoạt động ngoài trời để tăng tổng hợp vitamin D bởi nguồn vitamin D có nhiều nhất từ ánh nắng mặt trời, việc tắm nắng vào lúc sáng sớm sẽ rất tốt, giúp xương chắc khỏe. Với những người bị loãng xương thì việc tập thể dục cũng rất cần thiết, tuy nhiên chỉ nên tập những bài tập nhẹ nhàng, đều đặn như đi bộ, tập hít thở, tập vận động các khớp xương. Khi bị loãng xương phải hết sức cẩn thận khi làm các động tác mạnh, đi lại cũng phải hết sức thận trọng.

Hà Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiều cha mẹ băn khoăn về việc có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh. Vậy trường hợp nào nên và không nên cắt bao quy đầu cho trẻ?

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Tôi thấy thật sai lầm khi nhờ con dâu đi gửi tiết kiệm. Giờ nó hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm dưỡng già của tôi để buôn bất động sản, tôi chưa biết cách nào để từ chối.

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Tôi đã lên kế hoạch cho 1 buổi cầu hôn lãng mạn, thế nhưng khi vừa nhìn thấy chiếc nhẫn cầu hôn, bạn gái liền giận dỗi, thế rồi chúng tôi cãi nhau mà tôi không hiểu lý do là gì. Sau đó tôi mới biết bạn gái dỗi đòi chia tay chỉ vì tôi mua chiếc nhẫn không đúng ý cô ấy.

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH- Việc tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là cách để chúng ta vẽ đường cho "hươu chạy đúng đường".

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Top