Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thắp sáng cả vùng đồi, sẵn sàng công cuộc cứu hộ xuyên đêm

Thứ tư, 08:23 17/12/2014 | Xã hội

Đã có 5 lần tiếp tế thức ăn gồm sữa, cháo vào trong cho các nạn nhân bị kẹt trong hầm thủy điện, thông qua đường dẫn khí oxy, hôm nay. Bên trong, các công nhân sẽ dùng mũ bảo hộ làm bát ăn cho mình.

18h50:Lần liên lạc mới nhất với các nạn nhân bên trong ghi nhận, mọi người vẫn ổn. Mỗi buổi, lực lượng phía ngoài sẽ truyền cháo, sữa... cho các nạn nhân  2-3 lần. "Do trao đổi qua đường ống nhỏ chừng 30 cm nên đầu bên ngoài chỉ nghe tiếng được tiếng không. Những tiếng mà mọi người hay nhận được là khỏe, lạnh, đói...", ông Đoàn Văn Việt, Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng thông tin.

Hiện lực lượng cứu hộ đang triển khai 2 phương án khoan hút nước từ thẳng cửa hầm và phía sau hầm. Nhưng do mũi khoan chạm phải đá nên phải khoan tới khoan lui. Riêng phương án khoan từ trên ngọn đồi xuống thì phải chờ các thiết bị chuyển từ TP HCM lên.

Các đơn vị cứu hộ chia thành 4 ca thay phiên nhau để khoan liên tục suốt đêm.

Đại tá Phan Văn Hùng, Phó Tham mưu trưởng Ban Chỉ huy Quân sự tỉnh Lâm Đồng, phụ trách lực lượng quân sự tại hiện trường cho biết, ngay sau khi nhận tin báo, BCH Quân sự đã cử hơn 50 cán bộ chiến sĩ tới hiện trường phối hợp các lực lượng khác đưa phương tiện, vật chất, lương thực thực phẩm, máy móc… vào trong hầm để triển khai các phương án tiếp cận nạn nhân.

Theo đánh giá của Đại tá Hùng, hai công tác khó khăn nhất hiện nay là việc chuyển đất đá ra ngoài và tình trạng mực nước trong hầm không ngừng dâng cao.

Các lực lượng chức năng gồm lực lượng cơ động, điện lực Lâm Đồng,… đang tranh thủ ăn nhẹ ngay trước cửa hầm trước khi làm nhiệm vụ cứu hộ dự kiến sẽ lại kéo dài xuyên đêm nay.

dien-luc-2-7578-1418810682.jpg
Nhân viên Điện lực Lâm Đồng kéo dây điện vào trong hầm để khoan hầm

 

17h15:

chao-ga-1468-1418813257.jpg
Chuẩn bị mang cháo vào cho các nạn nhân

 

Có hơn 5 công nhân luôn tất bật tại lán trại là nhà bếp dã chiến, chuẩn bị thức ăn cho 12 người còn mắc kẹt trong hầm. Họ là những người cùng tổ làm việc với các nạn nhân. Theo kế hoạch, mỗi ngày họ sẽ 5 lần tiếp tế thức ăn gồm sữa, cháo gà, vịt... vào trong cho các nạn nhân, thông qua đường dẫn khí oxy. Sau đó, những người ở ngoài sẽ bơm, tạo lực đẩy thức ăn vào trong. Mỗi người đều có một mũ bảo hộ nên họ dùng làm bát ăn cho mình.

"Ở trong đó, thường xuyên liên lạc với chúng tôi là anh Nam, ngoài này ông Đặng Hồng Chiến là người tiếp nhận thông tin. Ngọc, cô gái duy nhất trong số các anh em mắc kẹt, là cháu của ông Chiến. Mọi người trong đó vẫn vui vẻ, thậm chí còn cười nói động viên nhau. Nhưng nói thật, điều mong ước duy nhất lúc này của chúng tôi là mọi người nhanh chóng được đưa ra ngoài", nam công nhân trẻ tuổi, chia sẻ.

Nói về cô cháu gái được mọi người nhận xét là dễ thương, hòa đồng, ông Chiến khá kiệm lời. Ông cho biết, trong số các nạn nhân bị kẹt cũng có chồng và em trai của Ngọc nên cô không đến nỗi mất tinh thần. "Nói gì thì nói, có mỗi nó là phụ nữ, rồi chuyện vệ sinh sức khỏe thế nào...", ông Chiến bỏ lửng câu nói, giọng nghèn nghẹn.

"Mỗi ngày đều ăn chugn ngày 3 bữa, giờ vắng anh em, buồn nhưng không lo bởi cơ quan chức năng luôn động viên.

17h:

bo-truong-y-te-9750-1418810682.jpg
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến động viên chị Phan Thị Hoa - vợ anh Trương Tuấn Việt (một trong 12 người đang mắc kẹt trong hầm). Ảnh: Phước Tuấn.
dien-luc-9061-1418810682.jpg
Nhân viên Điện lực Lâm Đồng kéo dây điện vào trong hầm để khoan hầm. Ảnh: Phước Tuấn.
dien-luc-2-7578-1418810682.jpg
Nhân viên Điện lực Lâm Đồng kéo dây điện vào trong hầm để khoan hầm.

Ông Phạm Đình Hiếu, Chỉ huy trưởng công trình Công ty Sông Đà 505 cho biết, cơ chế nước dâng lên trong hầm là do nước ngầm, song dòng nước này dâng lên rất chậm. "Trong ngày hôm nay chúng tôi đã khoan rất nhiều mũi để thoát nước bên trong hầm ra ngoài nhưng vẫn chưa thành công. Mọi nguồn lực đang tập trung làm cho đến khi khoan được mới thôi", ông Hiếu nói.

Ngành điện lực Lâm Đồng huy động hơn 10 cán bộ kéo dây điện từ ngoài vào trong để phục vụ việc khoan hầm.

16h: Thở những hơi mệt mỏi khi nằm trong trung tâm y tế dã chiến ở hiện trường, chị Phan Thị Hoa - vợ anh Trương Tuấn Việt (một trong 12 người đang mắc kẹt trong hầm) cho biết, sáng hôm qua gia đình hay tin nơi làm việc của anh Việt xảy ra sự cố, chị lập tức gọi điện cho anh nhưng không thể liên lạc. Khi biết chính xác chồng và 11 đồng nghiệp còn kẹt trong hầm sâu, chị không thể thở được. Nhờ người nhà chăm sóc 2 con nhỏ, chị tức tốc cùng anh trai của chồng vào Lâm Đồng nhưng họ không mua được vé máy bay, phải chờ đến tận sáng nay. "Anh ấy vừa vào Nam làm được một tháng nay thôi", chị Hoa rơi nước mắt.

Vì quá căng thẳng và lo lắng cho tính mạng chồng, chị Hoa suy sụp không thể đứng vững khiến lực lượng y tế phải hỗ trợ nhiều giờ.

Bộ trưởng y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vừa đến hiện trường kiểm tra công tác y tế phục vụ cho việc cứu hộ, cứu nạn. Trước nỗi lo lắng của chị Hoa, bà Tiến đã gửi lời chia sẻ.

phia-sau-ham-7826-1418805730.jpg
Lực lượng cứu hộ khoan từ cửa phía sau hầm.

 

15h50: Một nhóm bác sĩ của bệnh viện Chợ Rẫy cũng lên đường đến Lâm Đồng sẵn sàng hỗ trợ, ứng cứu các nạn nhân.

duong-len-doi-2363-1418805730.jpg
Đường dẫn lên đồi được san phẳng để đưa máy móc lên

 

"Hiện, 12 bình oxy đã được chuẩn bị để đảm bảo mỗi nạn nhân sẽ có một bình dưỡng khí, 6 xe cứu thương để 2 người một xe, thuốc men đầy đủ. Nhóm bác sĩ chuyên ngành để đảm bảo việc sơ cứu hội chứng vùi lấp, choáng, ngộp, ngạt có thể xảy ra", TS Nguyễn Thị Bạch Yến, Giám đốc Sở Y tế Lâm Đồng cho biết thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế.

15h45: Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có mặt tại hiện trường vụ sập hầm thủy điện, chỉ đạo công tác cấp cứu, cung cấp trang thiết bị y tế cho các nạn nhân và lực lượng cứu hộ. Bộ trưởng Y tế đã chỉ đạo điều động một số chuyên gia về hồi sức - cấp cứu từ TPHCM đến Lâm Đồng sẵn sàng cho công tác chăm sóc sức khỏe.

Phút nghỉ ngơi của các công nhân sau thời gian dài làm việc hết công suất.
Bộ trưởng Bộ Y tế tới hiện trường.

Trao đổi tại hiện trường, nữ Bộ trưởng chỉ đạo 3 việc không thể lơ là: một là bơm thêm khí ôxy vào khu vực sập hầm; hai là luôn đảm bảo đủ dinh dưỡng cho các nạn nhân, đặc biệt là sữa, nước đường để tránh cho các nạn nhân bị tụt đường huyết; ba là luôn sẵn sàng túc trực các xe cứu thương cùng trang thiết bị y tế, sẵn sàng công tác hồi sức, cấp cứu ngay khi các nạn nhân được đưa ra ngoài.

15h5: Một nhóm công nhân mỏ từ Quảng Ninh vào hầm tham gia cứu hộ đã trở ra. Theo thông tin từ anh Phạm Văn Hạ (thuộc Trung tâm Cấp cứu mỏ Vinacomin), để tránh tái diễn sập, sụt, các anh thực hiện việc đào hoàn toàn thủ công bằng các dụng cụ chuyên dụng. Anh Hạ cho biết trong hầm rất lạnh nên các anh sẽ làm việc thay ca.

 

Chuẩn bị vật liệu để gia cố đường hầm. (Ảnh: Nguyễn Dũng/TTXVN)
Chuẩn bị vật liệu để gia cố đường hầm. (Ảnh: Nguyễn Dũng/TTXVN)

"12 nạn nhân vẫn rất khỏe. Dù nước vẫn đang dâng lên nhưng mọi người đã tìm được những vị trí cao để bám trụ. Với tốc độ nước dâng lên như hiện nay, phải đến vài ngày mới có thể gây nguy hiểm cho anh em trong hầm. Trong khoảng thời gian này, chắc chắn lực lượng cứu hộ sẽ khoan đến nơi, hút nước ra ngoài", Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng - trực tiếp chỉ đạo công tác cứu hộ tại thời điểm này cho biết.

Hiện, nhóm chuyên gia hầm mỏ của Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam đang phối hợp với lực lượng công binh đào hầm, một mũi khác đã khoan từ mặt sau của hầm tới.

"Các cọc nhồi đang được được vận chuyển đến. Đặc biệt, với cọc nhồi phi 600 và 800 thì chúng ta có thể đưa người qua đường này", ông Hùng cho biết thêm.

14h40: Trước tình trạng nước trong hầm đã dâng cao 1m, Bộ trưởng Xây dựng và Bộ trưởng Công thương chỉ đạo, công tác khoan thoát nước cần đặt lên hàng đầu. Hai Bộ trưởng yêu cầu khoan khẩn trương lỗ thoát nước xuyên qua khối đất đá sập để tiêu nước trong hầm ra ngoài; Khẩn trương gia công bộ khung (hình chữ A hoặc chữ nhật kích thước 1 - 1,5 m), tiến hành đào moi lỗ thoát nạn, đào đến đâu chèn ngay khung đỡ đến đó, cố gắng trong vòng 20 giờ đào thông được hầm thoát nạn để cứu công nhân ra.

14h,

14h20: Đại tá Lê Tấn Bửu, Giám đốc Cảnh sát PCCC TP HCM cho biết: "Chúng tôi đã nhận lệnh tham gia cứu hộ các nạn nhân sập hầm ở Lâm Đồng. Các phương án đã được cân nhắc để triển khai.

Trực tiếp chứng kiến cảnh cứu hộ, cách thức tiếp cận khu vực các công nhân bị mắc kẹt trong hầm, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo, ưu tiên cứu người là số một. Bộ trưởng yêu cầu xây dựng nhiều phương án, trong đó có hướng đào hầm đưa nạn nhân ra ngoài theo phương án khoan phá đất sụt hoặc khoan cọc nhồi.

“Nguyên nhân và trách nhiệm đối với sự cố cần làm rõ nhưng vấn đề số một hiện nay vẫn là cứu người” - ông Dũng trao đổi.

Nhận định công tác cứu hộ đã đạt kết quả quan trọng khi cung cấp được ôxy và thức ăn cho các công nhân bị nạn, Bộ trưởng Xây dựng lưu ý phần việc tiếp theo là xử lý để thoát được nước ở khu vực hầm sập giữ chân 12 công nhân bị nạn. Bộ trưởng Xây dựng đề nghị khoan nhiều hướng khác nhau để nhanh chóng bơm, hút được nước.

12 công nhân bị chôn vùi co ro chống lại cái lạnh
Anh Hưng (trái) từ Hà Nam vào Lâm Đồng để theo dõi công tác cứu nạn.

Anh Trương Việt Hưng (quê Hà Nam, anh của công nhân Trương Tuấn Việt, người thân đầu tiên của các nạn nhân có mặt tại hiện trường) cho biết ngay sau khi đọc được thông tin từ báo chí, mọi người gọi điện cho anh Việt nhưng không được. Ngay lập tức, anh cùng một người trong gia đình nhanh chóng vào Lâm Đồng để nghe ngóng thông tin. "Qua báo chí, gia đình biết em trai cùng 11 người đang mắc kẹt trong hầm vẫn còn sống. Tuy nhiên, việc cứu hộ gặp nhiều khó khăn nên tôi rất hoang mang, lo lắng. Những người thân thức trắng đêm ở quê nhà để cập nhập thông tin về các nạn nhân. Cầu trời cho mọi người được bình an", anh Hưng tâm sự.

13h30: Các đội cứu hộ tiếp tục làm việc. Hiện phía trước miệng hầm đã khoan được khoảng 30 mét. Trưa nay, qua đường ống nhỏ, các công nhân bên trong vẫn được tiếp tế nước uống, sữa. Tuy nhiên việc liên lạc qua đường ống này gặp nhiều khó khăn nên nhà chức trách đang tìm cách đưa thiết bị liên lạc chuyên dụng vào.

12 công nhân bị chôn vùi co ro chống lại cái lạnh
Đội cứu hộ tiếp tục vào hầm.

Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng đến hiện trường nghe các đơn vị báo cáo vụ sập hầm và bàn các kế hoạch cứu hộ tiếp theo, nhanh chóng đưa các nạn nhân ra ngoài.

12 công nhân bị chôn vùi co ro chống lại cái lạnh
Hai Bộ trưởng tại hiện trường vụ sập hầm.

12h50: Công tác cứu hộ vẫn đang được triển khai xuyên trưa. Trước đó, lãnh đạo tỉnh cùng lực lượng cứu hộ dùng bữa trưa tạm tại bờ lán của của bộ chỉ huy quân sự tỉnh. Thêm một chiếc xe của lực lượng cứu hộ được điều vào trong hầm...

Lực lượng cứu hộ bàn phương án mới, chạy đua với tình trạng nước dâng.
Lực lượng cứu hộ bàn phương án mới, chạy đua với tình trạng nước dâng.
Điều thêm lực lượng vào trong hầm.
Điều thêm lực lượng vào trong hầm.

Danh sách 12 công nhân mắc kẹt trong hầm thủy điện được công bố. Cụ thể:

1. Phạm Viết Nam, nam, 1976; tỉnh Nghệ An

2. Phạm Xuân Đăng, nam, 1964; tỉnh Vĩnh Phúc

3. Đặng Thị Hồng Ngọc, nữ, 1988; tỉnh Nghệ An

4. Phạm Viết Lành, nam, 1994; tỉnh Nghệ An

5. Nguyễn Anh Tuấn, nam, 1991; tỉnh Hà Tĩnh

6. Nguyễn Văn Quang, nam, 1992; tỉnh Nghệ An

7. Hoàng Ánh Văn, nam, 1990; tỉnh Nam Định

8. Hoàng Đình Thịnh, nam, 1996; tỉnh Nam Định

9. Hoàng Đình Hường, nam, 1984; tỉnh Nam Định

10. Nhữ Văn Trường, nam, 1992; tỉnh Hà Nam

11. Nguyễn Tiến Đoàn, nam , 1989; tỉnh Nam Định

12. Trương Tuấn Việt, nam, 1984; tỉnh Hà Nam

11h20', Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Xuân Tiến cho biết, đang chỉ đạo lực lượng khoan tạo ống thoát nước từ phía sau, làm ống hút nước trong hầm ra ngoài. Cùng lúc này lực lượng công binh tiếp tục triển khai phương án cứu hộ bên ngoài.

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Tiến trực tiếp chỉ đạo phương án cứu hộ mới.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Tiến trực tiếp chỉ đạo phương án cứu hộ mới.
Nước trong hầm đang liên tục dâng lên. (Ảnh: Người lao động)
Nước trong hầm đang liên tục dâng lên. (Ảnh: Người lao động)

11h10: Theo thông tin mới nhất, dự kiến trưa nay 17/12, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng sẽ đến hiện trường vụ sập hầm chỉ đạo công tác cứu hộ cứu nạn.

Liên tiếp các cuộc họp khẩn cấp ngay tại chỗ được thực hiện giữa các lực lượng cứu hộ. Ban chỉ huy cứu hộ đánh giá, công tác khai thông đường hầm cứu 12 công nhân đang mắc kẹt gặp khá nhiều khó khăn khi nước đang dâng lên nên việc đào đất cứu hộ sẽ rất nguy hiểm. Phương án khẩn trương trước mắt là hút nước trong hầm ra ngoài. 12 công nhân bên trong khu vực bị mắc kẹt đang phải ngồi trên giàn giáo để “chạy nước”.

vao-ham-1-4327-1418788903.jpg
Đưa dụng cụ, phương tiện vào trong hầm bắt đầu đào ống xuyên đống đất đá.

 

Nước trong hầm không ngừng dâng lên, ống thông hơi bị tắc và ẩm, các công nhân mắc kẹt có nguy cơ bị ngạt. Lực lượng chức năng đang nỗ lực tìm phương án mới. Trước mắt một phương án được đưa ra là vừa đào hầm tạo lối thoát cho các công nhân vừa khoan để thoát nước ra ngoài.

Các chuyên gia cho rằng phải bơm nước trước, sau đó sẽ đào đất theo các phương án, hoặc theo hình tam giác, hoặc hình thoi... tùy theo địa hình. Qua khảo sát thực tế hiện trường sáng nay, công tác đào hầm để cứu 12 nạn nhân sẽ gặp nhiều khó khăn vì lượng đất đá, bùn nhão rất lớn và kéo dài khoảng 30m.

Cụ thể, hầm Đạ Dâng cao 5m, ngang 4m và đã thi công được 600 mét xuyên qua ngọn đồi, âm dưới mặt đất 70m. Vị trí hầm bị sập cách đầu miệng hầm chừng 500 mét. Hiện lực lượng cứu hộ đang cố gắng khoan thêm một lỗ nhưng chưa được.

10h43', lực lượng chức năng vẫn đang tích cực thiết lập hệ thống đường hầm hình chữ A để giải cứu 12 công nhân đang mắc kẹt bên trong. Hơn 50 lính cứu hộ đang thay phiên nhau đào đất ở khu vực hầm bị sạt lở. Bên cạnh việc khai thông đường hầm, công tác đảm bảo án toàn, chăm sóc sức khỏe cho các công nhân luôn được chú ý. Thức ăn, nước uống tiếp tục được chuyển vào.

Hiện tại, Bộ Công thương cũng đã chỉ đạo đưa một nhóm thợ mỏ từ Quảng Ninh vào để phối hợp cùng các lực lượng địa phương cứu hộ. Trong sáng 17/12, 29 lính công binh của Quân Khu 7 đã lên tiếp ứng.

10h41: Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Nguyễn Xuân Tiến cũng trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo công tác cứu hộ.

Chủ tịch quản trị Lê Việt Quang dự báo công tác cứu hộ phải kéo dài ít nhất 2 ngày nữa vì rất nhiều khó khăn lúc này nằm ở việc đào đất đá, vận chuyển ra ngoài và thông khí trong hầm.

Được biết, hiện tại, sức khỏe 12 công nhân bị kẹt vẫn đảm bảo. Tuy nhiên, do nước ngập, trong hầm lạnh, nhóm công nhân phải trú tạm trên giàn giáo.

10h: Theo báo Người Lao động, tại khu vực hầm sập có gần 100 người chia thành 4 nhóm thay phiên nhau cứu hộ (2 nhóm/lần). Trong 2 nhóm sẽ có 1 nhóm đẩy đường ống bằng thép đường kính 6 cm vào trong để bơm khí ô xy và tiếp tế thức ăn cho các nạn nhân mắc kẹt trong đường hầm. Nhóm còn lại đào 1 đường hầm chữ A vòng qua khu vực sạt lở để tiếp cận nạn nhân.Không khí trong hầm rất lạnh, ngột ngạt. Nước rỏ liên tục từ trần hầm xuống. Dưới nền hầm nước ngập đến đầu gối. Ngoài trời rất âm u.

Khoan lắp đường hầm “đặc biệt” mở lối thoát cho 12 nạn nhân mắc kẹt

 

Khoan lắp đường hầm “đặc biệt” mở lối thoát cho 12 nạn nhân mắc kẹt

Thêm nhiều gỗ, sắt thép được đưa tới cửa hầm để phục vụ việc cừ, chống, làm đường ống chữ A giải cứu công nhân.

Ông Lê Việt Quang - Giám đốc Công ty Nhôm Lâm Đồng vừa trở ra từ phía bên trong đường hầm cũng thông tin với báo Lâm Đồng, qua đường ống đã khoan được hôm qua, cháo, sữa và oxy đã liên tục được đưa vào cho các nạn nhân bên trong, nước bên trong đang ngập khoảng 60cm. Nói về phương án cứu hộ, ông Quang khái quát kế hoạch dựng đường hầm dài 35m, dùng gỗ kè hai bên đường vào hầm là phương án tối ưu, với tốc độ làm việc không ngừng nghỉ thì phải mất 2 ngày mới hoàn thành đường hầm này vì bên trong đất sụt lở rất nhiều.

Khẩn trương đưa gỗ vào dựng hầm chữ A theo phương án cứu hộ mới. (Ảnh: Báo Lâm Đồng)
Khẩn trương đưa gỗ vào dựng hầm chữ A theo phương án cứu hộ mới. (Ảnh: Báo Lâm Đồng)

9h30: Ông Nguyễn Duy Hải, Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương cho biết nước trong hầm bây giờ đã dâng cao khoảng 1 mét nên từ giờ đến tối phải cố gắng làm sao để đưa được các nạn nhân ra ngoài. "Tất cả những người bên trong sức khỏe đều vẫn đang bình thường, chúng tôi mới đưa thêm một đợt sữa vào trong cho họ", ông Hải nói.

Vị chủ tịch UBND huyện Lạc Dương nói thêm, hiện lực cứu hộ đang cố gắng khoan thêm một lỗ nhưng chưa được.

Thân nhân, người dân mòn mỏi ngóng chờ việc cứu 12 người mắc kẹt trong hầm thủy điện. Ảnh: Phước Tuấn
Thân nhân, người dân mòn mỏi ngóng chờ việc cứu 12 người mắc kẹt trong hầm thủy điện. Ảnh: Phước Tuấn

 

9h: Ra ngoài cửa hầm tạm nghỉ ngơi sau nhiều giờ tham gia cứu hộ, anh Nguyễn Văn Tuấn (34 tuổi) cho biết mình là một trong nhóm 3 công nhân chạy thoát ra ngoài khi hầm sập xuống. "Lúc đó tôi và hai đồng nghiệp chở vật tư từ ngoài vào trong được 500 m thì nghe tiếng sạt sạt. Sau đó đất, đá, bùn nhão... đổ ầm xuống. Cả 3 bỏ xe chạy ra ngoài. Khi thấy hầm hết sạt lở, chúng tôi quay lại đào bới nhóm người kẹt bên trong. Nhưng càng đào thì đất, đá...càng sạt xuống nên bỏ chạy ra ngoài cầu cứu", anh Tuấn kể.

Theo anh Tuấn, trong số 12 người kẹt bên trong có một người em và cháu họ của anh.  "Họ cho biết trong hầm nước ngập đến đầu gối, rất lạnh. Mọi người ngồi trên một gác xép nhỏ", anh Tuấn kể khi được cho vào trong hầm để trao đổi với các đồng nghiệp qua đường ống thông khí.

Anh Nguyễn Văn Tuấn, một trong số công nhân thoát nạn kể lại. Ảnh: Phước Tuấn
Anh Nguyễn Văn Tuấn, một trong số công nhân thoát nạn kể lại.

 

8h30: Các máy khoan lớn được di chuyển từ trong hầm thủy điện ra ngoài để tạo khoảng không cho lực lượng công binh đào đoạn hầm bị sập. Lượng bùn nhão, đất đá, sắt thép được đào sẽ bỏ lên xe di chuyển ra ngoài.

Trao đổi với PV, đại tá Hoàng Công Thạo, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy tỉnh Lâm Đồng cho biết, phương án giải cứu 12 công nhân kẹt trong hầm thủy điện sáng nay là tiếp tục gia cố đường hầm chống sập thêm, khoan một lỗ mới vào bên trong hầm nhằm tạo đối lưu không khí. Lực lượng công binh sẽ đào sâu vào đoạn hầm bị sập theo hình chữ A.

"Những cây đưa vào để chống đỡ hầm khi bộ đội đào. Hiện chưa thể xác định thời gian bao giờ tiếp cận nạn nhân. Việc cứu hộ được làm khẩn trương với phương án tối ưu nhất. Thời gian lúc này với các nạn nhân là vô cùng quý giá. Đến thời điểm này, sau khi đã nhận tiếp tế sữa, xúc xích, nước gừng... 12 nạn nhân đều cho biết sức khỏe ổn, tỉnh táo", ông Thạo nói.

8h: 

Hàng trăm cây thông được đưa đến để chuẩn bị kè đường hầm, chống sập. Ảnh: Phước Tuấn
Hàng trăm cây thông được đưa đến để chuẩn bị kè đường hầm, chống sập.
Xe chở lực lượng công binh vào trong hầm. Ảnh: Phước Tuấn

Xe chở lực lượng công binh vào trong hầm. Ảnh: VnExpress

 

Thượng tá Nguyễn Văn Hùng, Phó lữ đoàn trưởng, Lữ đoàn công binh 25 cho biết, nhiệm vụ của bộ đội công binh là hỗ trợ lực lượng cứu hộ cứu nạn tại chỗ, tiến hành đào hầm để giải cứu những người bị nạn. Ngoài lực lượng này, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lâm Đồng cũng điều động hàng chục cán bộ chiến sĩ đến phối hợp.

8h, trời bắt đầu mưa lất phất, thời tiết lạnh nhưng không khí cứu hộ rất khẩn trương. Nhiều vật dụng được đưa vào hầm thủy điện phục vụ cứu hộ. Hàng trăm cây thông được đưa đến trong đêm để dùng làm kè gia cố đường hầm chống sập thêm. Xe chở nhóm lực lượng công binh đã tiếp cận hiện trường.

Tổng hợp từ VnExpress/Dân trí

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 3 giờ trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 4 giờ trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Pháp luật - 6 giờ trước

Thông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Pháp luật - 6 giờ trước

Vào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Pháp luật - 6 giờ trước

Ngày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 7 giờ trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Top