Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thầy giáo tiếng Anh giỏi tiếng Pháp, mê piano cổ điển

Thứ hai, 11:00 23/11/2015 | Xã hội

28 tuổi, tự nhận mình một giáo viên còn trẻ, thầy Phan Huy Phúc có một lý lịch trích chéo không giống như nhiều thầy cô khác.

Thầy giáo tiếng Anh Phan Huy Phúc. Ảnh: NVCC
Thầy giáo tiếng Anh Phan Huy Phúc. Ảnh: NVCC

Sinh năm 1987, tốt nghiệp chuyên Pháp, Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam, thầy Phúc theo học cùng lúc 2 chuyên ngành Lý luận âm nhạc và Văn học Pháp của Trường Lake Forest College (bang Illinois, Mỹ). Sau 4 năm học tập ở nước Mỹ, thầy giáo trẻ trải nghiệm nửa năm thực tập ở Pháp trước khi trở về Việt Nam.

Công việc đầu tiên mà anh nhận được là vị trí biên tập viên tiếng Anh cho kênh VTV4 của Đài Truyền hình Việt Nam vào năm 2010. Tốt nghiệp về âm nhạc, nên anh được giao cho làm rất nhiều chương trình về âm nhạc khi ở VTV4.

Trở thành giáo viên của Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) trong 2 năm, anh được phân công dạy cả 2 môn tiếng Anh và tiếng Pháp. Đến năm 2014, anh quyết định nghỉ dạy ở trường để chọn một công việc tự do và linh động hơn về mặt thời gian: trở thành giáo viên tiếng Anh cho một trung tâm dạy học trực tuyến.

Những mối quan hệ từ trước đó khi còn làm cho VTV4 giúp anh được gặp gỡ nhiều người làm việc trong lĩnh vực âm nhạc. Cộng với kiến thức, đam mê và bằng cấp về âm nhạc, thầy giáo trẻ được các anh chị trong nghề rủ rê về làm chung. Đó là con đường giúp anh trở thành cộng tác viên của Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam cho tới bây giờ.

Hài lòng khi được làm việc mình yêu thích

Thầy Phúc trong một buổi tập luyện cùng dàn nhạc. Ảnh: NVCC
Thầy Phúc trong một buổi tập luyện cùng dàn nhạc. Ảnh: NVCC

Hiện tại, lịch làm việc của thầy Phúc dày đặc với những buổi ghi hình tại trung tâm học trực tuyến, những buổi luyện thi IELTS, SAT ở bên ngoài và khoảng hơn 30 học trò học piano cổ điển.

Anh cho biết, công việc dạy đàn cho 30 học trò tốn của anh nhiều thời gian, vì chỉ dạy một thầy một trò. “Chủ yếu học sinh là trẻ con người Pháp. Các cháu chưa biết nói tiếng Anh thì mình hướng dẫn cho các cháu bằng tiếng Pháp” – thầy Phúc chia sẻ.

“Ngoài ra, mình cũng đi diễn, nhưng nhiều lắm thì một, hai tháng có một chương trình, tùy theo chương trình của dàn nhạc. Còn công việc ở trung tâm thì theo lịch, một tuần mình quay 2 buổi. Năm nay môn tiếng Anh có bài thi viết luận, nhiều học sinh đang lo lắng phần đó nên hiện tại mình muốn chuẩn bị phần này cho các em”.

Ngoài âm nhạc, thầy giáo trẻ còn mê vẽ tranh
Ngoài âm nhạc, thầy giáo trẻ còn mê vẽ tranh
Thời còn để tóc dài nghệ sĩ
Thời còn để tóc dài nghệ sĩ

 

Khi được hỏi, âm nhạc, văn học Pháp và dạy tiếng Anh có mối liên hệ với nhau không, anh nói “cũng không có gì bất hợp lý cả”, và “đó là một câu chuyện dài”.

Gia đình có truyền thống là giáo viên, bố anh là PGS.TS Phan Huy Khải (từng công tác tại Viện Toán học thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), mẹ anh nguyên là giáo viên Văn, Sử ở Trường THCS Lê Ngọc Hân, nên khi mới sang Mỹ, gia đình muốn anh theo học sư phạm.

Vì Lake Forest là một trường “liberal art” nên trong 2 năm đầu, sinh viên có thể chưa quyết định ngành học, nên lúc đầu anh học sư phạm, nhưng do rất thích môi trường âm nhạc ở Mỹ, nên cuối cùng đã chuyển từ ngành sư phạm sang âm nhạc. Còn hồi ở Ams do học chuyên Pháp nên sang Mỹ vẫn tiếp tục theo học Văn học Pháp.

Tiếng Anh chỉ là công cụ

Lý giải tại sao lại chọn trở thành giáo viên tiếng Anh, thầy giáo trẻ nói: “Thứ nhất, tiếng Anh là môn ngoại ngữ mình học đầu tiên. Thứ hai, mình có cơ hội đi học ở một đất nước nói tiếng Anh, nên mình nghĩ về tiếng Anh một cách rất thực dụng”.

“Mình được làm việc bằng tiếng Anh trong mội trường chuyên môn rất nhiều. Mình nghĩ, khi học tiếng Anh, hãy gắn nó vào một sở thích hoặc một công việc mà mình yêu thích”.

“Hồi xưa, khi mình học sư phạm, lúc bắt đầu học viết giáo án, lúc nào thầy cô hướng dẫn cũng đặt một câu hỏi khi mình cho học sinh làm hoạt động này, làm bài tập kia…là “để làm gì? vì sao?” Nghĩa là khi mình dạy một cái gì đó, mình cũng phải cố hướng cho học sinh là nó có ý nghĩa thực tế như thế nào, có thể ứng dụng vào việc gì”.

Thầy Phúc trong các video bài giảng trực tuyến
Thầy Phúc trong các video bài giảng trực tuyến

“Tiếng Anh là một công cụ. Học tiếng Anh không chỉ là học ngữ pháp, từ vựng. Các em hãy luôn nghĩ, cứ cho là các em nói chuẩn, viết chuẩn như một người bản ngữ đi thì các em cũng mới chỉ bằng một người bản ngữ thiếu kỹ năng, một người Anh hoặc một người Mỹ thất nghiệp”.

“Hãy xem các em quan tâm cái gì, thích cái gì, sau khi có được mục tiêu của mình, hãy đặt mũi nhọn vào tiếng Anh thì sẽ hiệu quả hơn rất nhiều việc các em cứ làm đề, giải đề…”

Không chỉ dạy tiếng Anh đơn thuần, thầy Phan Huy Phúc còn có nhiều kinh nghiệm dạy các môn khoa học như Toán, Văn, Sử, Âm nhạc… bằng tiếng Anh cho học sinh các trường quốc tế ở Việt Nam. “Toán ở nhiều trường quốc tế đối với học sinh của chúng ta thực ra rất dễ, nhưng có một số bạn ở trường quốc tế không quen Toán Việt Nam thì cũng không phải là dễ. Đã qua rồi cái thời giáo viên là người xuất hiện và nói cái gì cũng đúng. Học sinh bây giờ có thể đặt ra những câu hỏi mà mình không biết, lúc đó mình phải tìm hiểu và nghiên cứu – đó là trách nhiệm của một người giáo viên”- anh nói.

“Một điều thú vị nữa của môn tiếng Anh, rất tiếc là nhiều bạn bỏ qua. Trong khi học tiếng Anh, có biết bao nhiêu cơ hội để chúng ta mở rộng vốn kiến thức, vốn văn hóa mà chúng ta bỏ qua. Bất cứ bài đọc nào cũng có rất nhiều kiến thức thú vị, nhiều kiến thức mà bạn nên biết, thậm chí là thiết yếu.… nhưng cuối cùng chúng ta bỏ qua hết, chỉ để khoanh đúng A,B, C, D thì rất phí” – thầy giáo trẻ tâm sự và trăn trở về việc học tiếng Anh.

Học trò rất đáng yêu

Tham gia các hoạt động văn nghệ cùng học sinh Chu Văn An. Ảnh: NVCC
Tham gia các hoạt động văn nghệ cùng học sinh Chu Văn An. Ảnh: NVCC

Có thể gọi thầy giáo trẻ Phan Huy Phúc là một nghệ sĩ chuyên nghiệp, nhưng bản thân anh tâm sự, ngoài những buổi biểu diễn ở Nhà hát lớn, anh chưa từng biểu diễn trước học trò, mà chỉ tham gia dàn dựng các tiết mục văn nghệ cùng các em khi còn công tác ở Trường Chu Văn An.

Chia sẻ về kỷ niệm ngày 20/11 đáng nhớ nhất, thầy Phúc kể: “Dịp 20/11 lại rất gần ngày sinh nhật của mình nên nhớ nhất là những lần học trò tổ chức sinh nhật bất ngờ cho mình ở trường. Gọi là bất ngờ nhưng chẳng bất ngờ tí nào, vì các em làm rất vụng về. Khi đi từ dưới cầu thang, mình đã thấy chúng nó đi đi lại lại, soi soi, rồi có đứa hô ‘thầy Phúc lên, tắt đèn’… là mình biết hết rồi. Nhưng đúng là rất đáng yêu!”

Thừa nhận các thầy cô giáo “online” rất nổi và rất giỏi trong việc xây dựng hình ảnh cá nhân trên các kênh mạng xã hội như Facebook, nhưng anh tự nhận “phần đấy mình rất kém” và “không phải là người giỏi nói về bản thân”. Mặc dù khá tự hào khi là lớp người có tài khoản Facebook đầu tiên từ khi mạng xã hội này mới xuất hiện, nhưng đến thời kỳ nó bùng nổ thì lại “mất hứng”. “Phải công nhận đây là điểm yếu của mình. Hi vọng trong thời gian tới sẽ khắc phục được điều này để không còn là ‘ác mộng’ của đội truyền thông”.

“Ưu điểm lớn nhất của dạy trực tuyến là độ tiếp cận, bất cứ đối tượng nào cũng có thể tiếp cận các video bài giảng. Là một giáo viên dạy trực tuyến, mình nghĩ về việc có thể mang đến những hỗ trợ, những tài liệu mà có thể ở chỗ các bạn ấy chẳng bao giờ có cơ hội tiếp cận được”.

Thường xuyên tỏ ra “ngắc ngứ” khi nói về bản thân, thầy giáo nghệ sĩ khiêm tốn dự đoán: “Lý do mà trung tâm vẫn còn tin tưởng mình có lẽ là vì cách làm của mình có phần quái dị, và có lẽ có gì đó khác biệt theo hướng tích cực. Cho nên mọi người tin tưởng và ghép mình vào chung khóa với những giáo viên nổi hơn để mình không… chìm quá!” (Cười).

Thầy Phan Huy Phúc và nghệ sĩ đàn bầu người Pháp Sylvain Streiff chơi bản "Im Zimmer" của nhạc sĩ Alban Berg:

 

Theo Nguyễn Thảo/Vietnamnet

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Video: Hoảng hồn cảnh học sinh đầu trần, phóng xe như 'bay' rồi lao thẳng vào ô tô

Video: Hoảng hồn cảnh học sinh đầu trần, phóng xe như 'bay' rồi lao thẳng vào ô tô

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Xe máy do nam sinh điều khiển với tốc độ cao, không đội mũ bảo hiểm, khi đi qua nút giao thì bất ngờ xảy ra va chạm với ô tô con đang sang đường.

Bắt thiếu nữ xinh đẹp, 19 tuổi cầm đầu đường dây ma tuý

Bắt thiếu nữ xinh đẹp, 19 tuổi cầm đầu đường dây ma tuý

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Mới 19 tuổi, sở hữu nhan sắc xinh đẹp, Trang nổi lên như một “bà trùm” chuyên cung cấp ma tuý cho các “dân chơi”.

Hướng dẫn chi tiết đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 và những lưu ý thí sinh cần biết để tránh sai sót

Hướng dẫn chi tiết đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 và những lưu ý thí sinh cần biết để tránh sai sót

Giáo dục - 3 giờ trước

GĐXH - Hôm nay (24/4), hệ thống quản lý thi của Bộ GD&ĐT sẽ mở để học sinh lớp 12 trên cả nước thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT. Thời gian đăng ký thử là từ 24/4 đến 28/4.

Hà Nội thí điểm ứng dụng cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà

Hà Nội thí điểm ứng dụng cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà

Thời sự - 3 giờ trước

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành kế hoạch triển khai thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư.

Hacker tấn công trang web tuyển sinh Trường ĐH Kiến trúc TPHCM

Hacker tấn công trang web tuyển sinh Trường ĐH Kiến trúc TPHCM

Giáo dục - 4 giờ trước

Trang web tuyển sinh của Trường Đại học Kiến trúc TPHCM bị hacker tấn công dẫn đến việc nhiều thí sinh không thể đăng ký dự thi, đăng ký xét tuyển.

Không phải ngành công nghệ, đây mới là ngành học thu hút nhiều nhân tài trẻ hiện nay

Không phải ngành công nghệ, đây mới là ngành học thu hút nhiều nhân tài trẻ hiện nay

Giáo dục - 4 giờ trước

GĐXH - Đây là ngành học 'khát' nhân lực vô cùng lớn, mở ra cơ hội việc làm hấp dẫn và năng động cho lứa ứng viên trẻ tuổi, năng động, nhiệt huyết.

Bắt ổ nhóm chuyện trộm cắp tấm thép trên đường cao tốc

Bắt ổ nhóm chuyện trộm cắp tấm thép trên đường cao tốc

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Các đối tượng đã trộm hàng chục tấm thép lưới loại B40, dùng để chắn gia súc trên tuyến đường cao tốc Bắc - Nam. Hiện cơ quan chức năng đã bắt giữ 3 đối tượng để điều tra làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật.

Lập nhóm kín trên mạng, những đứa trẻ rủ nhau đi hỗn chiến

Lập nhóm kín trên mạng, những đứa trẻ rủ nhau đi hỗn chiến

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Hai nhóm thanh thiếu niên tự lập những nhóm kín trên mạng xã hội với cái tên rất kêu, như: “Những cơn mưa thuỷ tinh” hay “29M1”. Khi có mâu thuẫn, các đối tượng trong nhóm sẽ hô hào mang theo hung khí để giải quyết.

Hà Nội: Hai phóng viên bị hành hung khi đang tác nghiệp

Hà Nội: Hai phóng viên bị hành hung khi đang tác nghiệp

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Đang trong quá trình tác nghiệp ghi nhận hiện trường vụ hoả hoạn tại địa phận xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, hai phóng viên bị một nhóm đối tượng lăng mạ, tấn công.

Làm ăn thua lỗ, người phụ nữ lên kịch bản lừa 20 tỷ đồng

Làm ăn thua lỗ, người phụ nữ lên kịch bản lừa 20 tỷ đồng

Pháp luật - 6 giờ trước

Làm ăn thua lỗ mất khả năng trả nợ, My lên kịch bản tung nhiều thông tin sai sự thật để chiếm đoạt của 4 người số tiền gần 20 tỷ đồng.

Top