Thiết bị sưởi ấm đang trở nên xa xỉ ở Đức
Cuộc khủng hoảng trầm trọng về khí đốt đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân Đức.
Theo Bloomberg, phần lớn châu Âu đang cảm thấy căng thẳng khi nguồn cung khí đốt tự nhiên bị ảnh hưởng bởi Nga. Tuy nhiên, không có quốc gia nào chịu ảnh hưởng nhiều như nước Đức, nền kinh tế lớn nhất khu vực và có gần một nửa số ngôi nhà dùng khí đốt tự nhiên để sưởi ấm.
Chỉ có 3 tháng để "chạy đua"
Dù đang là mùa hè nhưng nước Đức có rất ít thời gian để ngăn chặn tình trạng thiếu năng lượng vào mùa đông sắp tới. Đây là điều chưa từng có đối với một quốc gia phát triển. Họ chỉ có 3 tháng để tự cứu mình ra khỏi cuộc khủng hoảng khí đốt mùa giá rét.
Mới đây, một tờ báo Đức đã dẫn lời các chuyên gia kinh tế cảnh báo về rủi ro lạm phát, tình trạng thiếu lao động, tắc nghẽn nguồn cung nguyên liệu và thâm hụt khí đốt trầm trọng. Tất cả đều có thể khiến nền kinh tế đầu tàu của châu Âu rơi vào suy thoái trong năm nay. Đặc biệt, khi tình trạng thiếu hụt năng lượng vượt ngoài tầm kiểm soát, bất ổn xã hội sẽ càng thêm phần trầm trọng.
Ngoại trừ bệnh viện, tình trạng cắt điện đang diễn ra trên khắp nước Đức. Các chủ nhà cũng lên kế hoạch cắt giảm nhiên liệu sưởi ấm vào ban đêm trong khi các tòa nhà công cộng, trong đó có Reichstag ở Berlin, quyết định tắt máy điều nhiệt. Chi phí gia tăng gây thêm áp lực cho những người có thu nhập thấp.

Cơ sở lưu trữ khí đốt tự nhiên Astora ở Rehden, Đức.
Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế Cologne, khoảng 1/4 người dân đã rơi vào tình trạng "nghèo năng lượng", có nghĩa là chi phí sưởi ấm và chiếu sáng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng trang trải sinh hoạt phí của họ. Chính phủ hiện đang thực hiện các chương trình viện trợ cho các hộ gia đình có thu nhập thấp.
Những đợt lạnh kéo dài sắp tới trên khắp châu Âu và châu Á sẽ buộc các công ty năng lượng phải tranh giành nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng vốn đã eo hẹp. Theo Penny Leake, một nhà phân tích nghiên cứu tại công ty tư vấn Wood Mackenzie Ltd., điều này có thể khiến rất nhiều các công ty phải tạm dừng hoạt động, đồng thời phá hủy khoảng 17% nhu cầu công nghiệp đối với nhiên liệu.
Theo Thomas O'Donnell, một chuyên gia dầu khí, cho biết dòng khí đốt hiện tại chỉ đạt 20% công suất, đồng nghĩa với việc nước Đức sẽ không thể tích trữ đủ lượng khí đốt để sử dụng trong những tháng mùa đông. "Chúng ta có thể sẽ thiếu 30% lượng khí đốt tự nhiên trong mùa đông năm nay", chuyên gia này khẳng định.
Máy sưởi điện - "vị cứu tinh" bất ổn
Theo tờ Euronews, doanh số bán máy sưởi điện đã tăng vọt kể từ khi người Đức đối diện với cơn ác mộng thiếu hụt khí đốt có thể xảy ra vào mùa đông sắp tới. Dữ liệu do công ty nghiên cứu thị trường GFK thu thập được cho thấy, có khoảng 600.000 máy sưởi đã được bán ở Đức trong 6 tháng đầu năm 2022, tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng, việc sử dụng máy sưởi điện sẽ tốn kém hơn và khi tất cả mọi người sử dụng đồng thời cùng một lúc có thể gây mất điện. Trên thực tế, đã có nhiều cửa hàng bán hết sạch máy sưởi điện.

Máy sưởi điện đang ngày càng trở nên đắt hàng.
Frank Doring, chủ cửa hàng điện Eisen Doring ở Berlin cho biết: "Doanh số bán máy sưởi điện trong hai tháng qua đã tăng lên đáng kể và những chiếc máy sưởi mà chúng tôi có trong tay đang dần hết hàng. Tôi không thể nói trước được điều gì về việc khi nào các nhà cung cấp sẽ đưa thêm máy sưởi đến. Tất cả đều đang quá tải".
Trên thực tế không phải ai cũng đủ khả năng mua một chiếc máy sưởi điện. Jason, một sinh viên ở Đức cho hay: "Chỉ ai có nhiều tiền thì mới mua được nó mà thôi".
Giá điện tại Đức đã tăng 19% chỉ trong tuần đầu tiên của tháng 7 và tăng gần 3 lần trong năm nay. Người dân ở Berlin bày tỏ lo lắng về chi phi năng lượng sẽ tiếp tục tăng và khả năng thiếu khí đốt trong mùa đông vẫn còn rất lớn.
"Chúng tôi thực sự rất lo ngại, giá năng lượng là một gánh nặng lớn vào mùa đông sắp tới đây", một người hưu trí cho hay.
Vào mùa đông lạnh giá, ai cũng có nhu cầu được sưởi ấm để đảm bảo an toàn sức khỏe. Tuy nhiên, với một bộ phận người dân nước Đức điều này đang ngày càng trở nên xa xỉ hơn.
Nguồn: Bloomberg, Euronews, Reuters

Bắn laser vào đá Sao Hỏa, tàu NASA tìm ra manh mối sự sống
Tiêu điểm - 1 giờ trướcNhững tảng đá nằm rải rác trên bề mặt Sao Hỏa chứa bằng chứng về một thế giới có thể từng tràn ngập sự sống y hệt như Trái Đất.

Vì sao kim loại hiếm này có thể nhai như kẹo cao su – nhưng không nên thử?
Tiêu điểm - 12 giờ trướcTrong một video thử nghiệm, Youtuber Stevens cho biết rằng "cắn vào indium không khó như tôi tưởng, nó giống như nhai kẹo Milk Duds để trong tủ lạnh."

Thi thể Hoa hậu Du lịch Myanmar 2018 được phát hiện sau động đất thảm khốc
Tiêu điểm - 21 giờ trướcSau vụ sập chung cư Sky Villa tại Mandalay hôm 28/3, thi thể Sili Mee - Miss Tourism World Myanmar 2018 - được tìm thấy dưới đống đổ nát.

Tìm kiếm máy bay MH370: Cập nhật thông tin mới nhất
Tiêu điểm - 22 giờ trướcGĐXH - Hơn 11 năm sau khi chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines mất tích, chính phủ Malaysia đã chính thức phê duyệt một cuộc tìm kiếm MH370 mới nhằm lần ra dấu vết của chiếc máy bay xấu số.

Myanmar: Lò hỏa táng quá tải, số người chết do động đất tăng lên gần 3.000
Tiêu điểm - 2 ngày trướcThành phố Mandalay, đô thị lớn thứ hai Myanmar vẫn ngổn ngang, đổ nát. Đây là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất do nằm trong vùng tâm chấn động đất hôm 28/3.

Phát hiện 40 kg xu vàng và thỏi bạc nguyên chất trị giá 1,1 tỷ đồng dưới ghế sofa
Tiêu điểm - 2 ngày trướcKhông chỉ có trong chuyện cổ tích, những kho báu ẩn giấu đôi khi thực sự xuất hiện trong đời thật.

Treo dòng chữ bên hông xe, chủ nhân bất ngờ được nhà sản xuất đề nghị: Chi 3,5 tỷ để mua lại
Tiêu điểm - 2 ngày trướcDòng chữ của chủ xe này ghi nội dung gì?

Thảm họa động đất ở Myanmar: 'Phép màu' xuất hiện, người phụ nữ 63 tuổi được cứu sống sau 91 giờ
Tiêu điểm - 2 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ 63 tuổi được giải cứu thành công khỏi tòa nhà bị động đất phá hủy ở Myanmar, sau 91 giờ bị mắc kẹt trong đống đổ nát.

Nền kinh tế số 2 châu Á chật vật vì 230.000 tấn ‘hạt vàng’ biến mất, người dân 'than trời' vì có tiền cũng không mua được
Tiêu điểm - 3 ngày trướcGiá gạo ở Nhật Bản tiếp tục tăng vọt kể từ “cuộc khủng hoảng gạo thời kỳ Lệnh Hoà” vào mùa hè năm ngoái. Dù chính phủ đã có kế hoạch giải phóng 210.000 tấn gạo dự trữ, người tiêu dùng vẫn không chắc động thái này có thể xoa dịu tình hình hay không.

Thảm họa động đất ở Myanmar: Hy vọng tìm thấy người sống sót tắt dần, thương vong tiếp tục tăng
Tiêu điểm - 3 ngày trướcGĐXH - Số người chết trong trận động đất tại Myanmar tiếp tục tăng thêm, ghi nhận 2.056 trường hợp tính đến ngày 31/3. Hy vọng tìm thấy thêm người sống sót dưới đống đổ nát sau động đất Myanmar tại Mandalay đang dần tắt.

Treo dòng chữ bên hông xe, chủ nhân bất ngờ được nhà sản xuất đề nghị: Chi 3,5 tỷ để mua lại
Tiêu điểmDòng chữ của chủ xe này ghi nội dung gì?