Những di chứng đáng sợ khi người bị đột quỵ bỏ lỡ thời gian cấp cứu giờ vàng
GĐXH - Đột quỵ xảy ra khi một hay nhiều mạch máu cung cấp oxy cho não bị hư hỏng hoặc tắc nghẽn. Nếu tình trạng này kéo dài trên 3 phút, tế bào não bắt đầu chết.
Thông tin trên được ThS.BS Nguyễn Văn Mùi, chuyên gia Nội tiết, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội cho biết tại Hội thảo "Đột quỵ: Từ phòng ngừa nguy cơ tới cấp cứu kịp thời" vừa được Bệnh viện tổ chức tại Hà Nội. Hội thảo có sự tham gia và báo cáo của các bác sĩ đầu ngành của Bệnh viện.
Can thiệp gấp, không bỏ lỡ "giờ vàng"
Thời gian qua, có nhiều ca đột quỵ xảy ra đối với nhiều người ở nhiều độ tuổi khác nhau, theo các bác sĩ chuyên khoa, căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa. BS Nguyễn Văn Mùi cho hay: Đột quỵ xảy ra khi một hay nhiều mạch máu cung cấp oxy cho não bị hư hỏng hoặc tắc nghẽn. Nếu tình trạng này kéo dài trên 3 phút, tế bào não bắt đầu chết. Có hai loại là đột quỵ xuất huyết do động mạch bị vỡ và đột quỵ do thiếu máu cục bộ (động mạch bị tắc nghẽn). Bệnh nhân đột quỵ nếu không được cấp cứu kịp thời có thể rơi vào hôn mê, thậm chí dẫn tử vong.

Đột quỵ xảy ra khi một hay nhiều mạch máu cung cấp oxy cho não bị hư hỏng hoặc tắc nghẽn. Nếu tình trạng này kéo dài trên 3 phút, tế bào não bắt đầu chết. Ảnh minh họa.
Trên thực tế, các tình huống bị đột quỵ khá đa dạng với các lứa tuổi. Tuy nhiên, nhiều người bệnh và gia đình họ không nắm được các kiến thức cơ bản để xử trí, nên phần lớn các trường hợp đều được đưa đến bệnh viện trong tình trạng khá nặng.
Tại Hội thảo, các chuyên gia đã đưa ra những kiến thức sâu về đột quỵ để mọi người có thể hiểu được mức độ, nguy cơ và cách xử trí nhằm cấp cứu kịp thời, giảm được tổn hại về sức khỏe cho người bệnh.
BS Alain Lebon khoa Tim mạch & Tim mạch can thiệp, BV Việt Pháp Hà Nội giải thích kỹ lưỡng về vấn đề người cao tuổi - đối tượng dễ bị đột quỵ, tai biến - hay gặp phải. Đó là mối quan hệ giữa huyết áp cao và nguy cơ đột quỵ. Theo BS Alain Lebon, huyết áp cao là thủ phạm làm tăng nguy cơ đột quỵ lên gấp 9 lần ở nam giới và 4 lần ở nữ giới. Bác sĩ cũng giải thích kỹ về nguyên nhân, quá trình hình thành các mảng xơ vữa trong mạch máu, từ đó đưa ra các lời khuyên giúp giảm thiểu nguy cơ bao gồm cả các biện pháp không dùng thuốc và các giải pháp can thiệp về mặt y tế.
Điều quan trọng nhất là người nhà hoặc những người xung quanh phải được biết về dấu hiệu nhận biết đột quỵ, cách xử trí gấp trong vòng 24h sau khi bắt đầu có triệu chứng. Theo đó, cấp cứu đột quỵ trong thời gian vàng được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất để cứu sống người bệnh bị đột quỵ. Thời gian vàng cấp cứu đột quỵ thường được tính trong khoảng từ 3 – 4,5 giờ kể từ khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng đột quỵ đầu tiên như nói đớ, nói ngọng, khó nói, yếu liệt chi, méo miệng, lệch một bên mặt, đau đầu, choáng váng,... Trong một số trường hợp, thời gian vàng cấp cứu đột quỵ có thể kéo dài đến 6 hoặc 24 giờ tính từ khi xuất hiện dấu hiệu đột quỵ. Tuy nhiên, người bệnh nên được can thiệp càng sớm càng tốt.
"Mọi người phải biết được giá trị của mục tiêu của việc can thiệp gấp, đặc biệt là biết phải làm gì trong trường hợp phục hồi sau tai biến" - BS Sabrina Stefanizzi Debuc khoa Nội thần kinh nhấn mạnh.
Đột quỵ - 9 yếu tố nguy cơ không được bỏ qua
Trên bình diện chung hiện nay, tử vong do nguyên nhân bệnh tim mạch đứng thứ nhất toàn cầu. Tuy nhiên, ở khoảng 40% quốc gia, trong đó có Việt Nam và Trung Quốc, nguyên nhân tử vong do đột quỵ vượt lên đứng đầu, cao hơn tim mạch.
Trên thế giới, mỗi năm có hơn 13 triệu người bị đột quỵ với con số tử vong lên đến 5,5 triệu người. Tại Mỹ hằng năm có khoảng 795.000 người bị đột quỵ (trong đó 87% là đột quỵ thiếu máu não) và 185.000 người bị tái phát hằng năm.
PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng, Phó Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam cho biết trên bản đồ đột quỵ thế giới, Việt Nam thuộc nhóm màu đỏ đậm nhất - tức nhóm những quốc gia có nguy cơ đột quỵ cao nhất, tỷ lệ ước tính vượt 218/100.000 dân. Theo tỷ lệ này, với dân số 100 triệu, số ca đột quỵ tại Việt Nam khoảng trên 200.000 mỗi năm. Tại một số báo cáo trong các hội thảo cho thấy, trong 200.000 ca mắc mỗi năm có khoảng 100.000 người sống sót với các di chứng về thần kinh, vận động.

Các yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát. Ảnh: Family Medical.
Với số ca mắc đột quỵ lớn mỗi năm như vậy nhưng nhiều người dân còn chủ quan, chưa quan tâm đến các yếu tố phòng ngừa. TS.BS Sabrina Stefanizzi, khoa Nội thần kinh, điều phối Trung tâm Dự phòng bệnh lý Tim mạch tại BV Việt Pháp Hà Nội cũng cho biết, Việt Nam có tỷ lệ đột quỵ cao và mức độ nghiêm trọng. Tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ có thể giảm thiểu được, trong đó phòng ngừa ban đầu là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa đột quỵ.
Bác sĩ Mathieu Nalpas, khoa Nội đa khoa cho biết thêm: Bên cạnh 4 yếu tố nguy cơ cố định, không thể thay đổi được như gen di truyền, chủng tộc, giới tính, tuổi tác thì có 9 yếu tố nguy cơ chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát và cải thiện để giảm nguy cơ đột quỵ. Đó là các yếu tố nguy cơ như: Béo phì, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, chế độ ăn k lành mạnh, thiếu hoạt động thể chất, yếu tố tâm lý xã hội.
Bệnh nhân đái tháo đường và phụ nữ - 2 đối tượng có nguy cơ cần đặc biệt quan tâm
Trong số những người có nguy cơ đột quỵ, các chuyên gia cũng đặc biệt lưu ý tới hai đối tượng là sản phụ và người bị đái tháo đường.
Mặc dù nam giới là đối tượng dễ có khả năng bị đột quỵ hơn, nhưng phụ nữ lại có nguy cơ tử vong vì tình trạng này cao hơn. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) ước tính, cứ 5 phụ nữ Mỹ thì có 1 người bị đột quỵ, và gần 60% trong số đó không qua khỏi. Những yếu tố nguy cơ đột quỵ gây đột quỵ điển hình ở phụ nữ liên quan tới nội tiết và thai kỳ (huyết áp cao nặng, tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ) rất cần được lưu ý.

Có nhiều lý do khiến phụ nữ dễ bị đột quỵ, BS Anne Fevre cung cấp thông tin tại Hội thảo. Ảnh: V.Giang
Theo các chuyên gia, có nhiều lý do khiến phụ nữ dễ bị đột quỵ: Đó là phụ nữ có tuổi thọ cao hơn nam giới và tuổi tác là một trong những yếu tố nguy cơ cao dẫn đến đột quỵ; Phụ nữ có nhiều khả năng bị huyết áp cao; Việc mang thai và tránh thai cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ ở phụ nữ. "Chính vì vậy nữ giới cần phải thường xuyên thăm khám khi bạn có tiền sử y tế. Trường hợp bị tiền sản giật và huyết áp cao nặng thì cần phải đi khám kiểm tra huyết áp ít nhất 1 lần/ năm" - BS Anne Fevre, Khoa Sản & Phụ khoa khuyến cáo.
Tại Hội thảo, các bác sĩ cũng lưu ý nguy cơ đột quỵ cao với người bị đái tháo đường. Theo đó, đột quỵ hay tai biến mạch não là biến chứng nguy hiểm, nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở những người mắc bệnh này. Nguy cơ bị đột quỵ ở người mắc đái tháo đường type 2 tăng gấp 2 - 4 lần so với người bình thường. ThS.BS Nguyễn Văn Mùi, khoa Nội tiết cho biết, các biến chứng của đái tháo đường bao gồm biến chứng mạch máu lớn và biến chứng mạch máu nhỏ. Biến chứng mạch máu lớn gây ra đột quỵ, các biến chứng mạch vành tim như nhồi máu cơ tim hoặc gây tắc mạch. Biến chứng mạch máu nhỏ thường gây suy thận mạn và tổn thương đáy mắt, gây mù lòa. "Để phòng ngừa thì việc phát hiện bệnh, điều trị và kiểm soát sớm các yếu tố nguy cơ là cách phòng tránh hoặc làm chậm diễn tiến của các biến chứng nói trển", BS Nguyễn Văn Mùi nói.
Các bác sĩ, chuyên gia hàng đầu của BV cũng khẳng định: Giữ huyết áp ổn định, chế độ ăn uống hợp lý, kiểm soát cholesterol, xây dựng lối sống lành mạnh, sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ là 5 cách phòng ngừa đột quỵ cần thiết và tốt nhất giúp mọi người phòng ngừa và ngăn chặn đột quỵ - căn bệnh nguy hiểm này.

Tử vong thương tâm vì tin ‘bác sĩ’ trên TikTok cam kết chữa khỏi
Sống khỏe - 15 phút trướcBị ung thư gan, anh T. vô cùng lo lắng, hoang mang. Khi gặp một "thần y" trên mạng TikTok, cả gia đình hy vọng anh sẽ sống thêm vài năm tuy nhiên, bệnh nhân tử vong sau 3 tuần.

10 loại thực phẩm có nhiều canxi hơn một ly sữa
Sống khỏe - 2 giờ trướcMặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.

Đo đường huyết tại nhà cần làm điều này để có kết quả tốt nhất
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Đo đường huyết tại nhà giúp bạn nhận biết sớm các biến chứng tiềm ẩn của tiểu đường, như đường huyết cao hoặc thấp quá mức để tránh những vấn đề nghiêm trọng.

Bộ Y tế hoả tốc yêu cầu tăng cường phân luồng, kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám, chữa bệnh
Y tế - 15 giờ trướcBộ Y tế đề nghị các địa phương chuẩn bị thuốc, vật tư, thiết bị y tế để thực hiện công tác khám, chữa bệnh sởi, kiểm soát nhiễm khuẩn; Phân luồng và bố trí khu khám riêng trong khoa khám bệnh cho người nghi mắc sởi và người bệnh sởi...

5 loại thực phẩm cải thiện tiêu hóa
Sống khỏe - 19 giờ trướcSKĐS - Tiêu thụ thực phẩm tốt sẽ giúp tiêu hóa khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tật. Dưới đây là năm loại thực phẩm thân thiện với đường ruột nên thêm vào chế độ ăn hàng ngày…

10 thực phẩm rẻ tiền, bổ thận đang bán đầy chợ Việt, người bệnh thận nên ăn để phòng biến chứng
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Người mắc bệnh thận, bên cạnh việc điều trị, điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý thì dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng giúp cải thiện và hỗ trợ chức năng thận.

Dấu hiệu đường huyết tăng, nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, ai có 1 trong 6 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Đường huyết tăng cao là dấu hiệu báo hiệu liên quan đến bệnh tiểu đường. Nếu bạn nghi ngờ, hãy đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.

Làm thế nào để bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống?
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcChất xơ giúp cho tiêu hóa tốt, giảm cholesterol và bảo vệ chống lại một số bệnh ung thư. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận đủ chất xơ trong chế độ ăn uống của mình. Vậy làm thế nào để tăng cường lượng chất xơ hấp thụ?

Các yếu tố nguy cơ gây ung thư vòm họng ở phụ nữ
Sống khỏe - 1 ngày trướcUng thư vòm họng là bệnh lý ác tính gây tử vong cao, các triệu chứng ban đầu dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý tai mũi họng thông thường, do đó bệnh thường được phát hiện muộn. Ngày càng có nhiều ca ung thư vòm họng ở nữ giới được ghi nhận và có xu hướng trẻ hóa.

Loại quả có vỏ được ví như “da rắn”, ăn vào lại bổ đủ đường, ở chợ Việt cũng có
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcQuả mây là một loại trái cây nhiệt đới độc đáo, được yêu thích bởi hương vị chua ngọt đặc trưng và những lợi ích sức khỏe tuyệt vời. Mặc dù có vẻ ngoài xù xì, gai góc, nhưng bên trong quả mây lại ẩn chứa một kho tàng dưỡng chất quý giá, mang đến nhiều công dụng bất ngờ cho sức khỏe.

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu thì cần uống thuốc?
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch, đột quỵ, tổn thương mạch máu não, mất thị lực và suy thận...