Nguy cơ đột quỵ, suy tim vì căn bệnh tim mạch này
GĐXH - Rung nhĩ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, tăng nguy cơ đột quỵ, suy tim, thậm chí dẫn đến tử vong.
Rung nhĩ làm tăng nguy cơ suy tim, đột quỵ
Gần đây thấy mình tăng cân hơn trước, anh Tuấn (Thanh Xuân, Hà Nội) cảm thấy cơ thể không thoải mái, vận động khó khăn. Theo lời khuyên của mọi người, hàng ngày anh dành thời gian chạy bộ buổi sáng sớm. Mấy ngày đầu đi bộ chuyển sang chạy chậm, anh Tuấn thấy xuất hiện các triệu chứng như: đánh trống ngực khó chịu hoặc nhịp tim không đều; khó chịu ở ngực nhẹ (cảm giác tức ngực). Anh nghĩ mình đã hơn 40 tuổi, chắc do lâu không vận động, lại nặng cân nên có các triệu chứng đó, cứ tập thể dục đều sẽ quen.
Tuy nhiên, những ngày sau anh thấy ngực hơi đau, cảm giác tim đập rộn ràng; choáng váng, khó thở nhẹ và mệt mỏi, đặc biệt khi chạy bộ. Lo lắng khi đọc thấy thông tin nhiều người trẻ đột quỵ sau khi tập thể thao, gắng sức, anh đã đi khám bệnh. Đi viện khám, anh được các bác sĩ chẩn đoán là rung tâm nhĩ (rung nhĩ), cần được điều trị.

Rung nhĩ là một bệnh lý quan trọng mới nổi lên trong các bệnh tim mạch. Ảnh minh họa
Tại bệnh viện, anh Tuấn thấy có nhiều người có triệu chứng giống mình. Một số người xuất hiện triệu chứng nghiêm trọng hơn như khó thở, khó thở khi tập thể dục hoặc gắng sức, ngất xỉu hoặc gần ngất xỉu do lưu lượng máu lên não giảm, đau ngực, mệt mỏi trầm trọng.
TS.BS Ngô Chí Hiếu – Khoa Tim mạch và Tim mạch can thiệp, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội cho biết, rung nhĩ là một bệnh lý quan trọng mới nổi lên trong các bệnh tim mạch.
Rung nhĩ gây ra tình trạng các cơ ở tâm nhĩ co bóp nhanh và không đều, khiến cho toàn bộ tâm nhĩ không co bóp một cách bình thường, hiệu quả, hay còn gọi là mất nhịp nhĩ. Khi xảy ra rối loạn rung tâm nhĩ, các cơ trong tim rung lên thay vì co bóp lại như bình thường.
Rung nhĩ làm tăng 5 lần nguy cơ đột quỵ, suy tim tăng gấp 3 lần và tử vong tăng 3 lần. Người bị rung nhĩ thường không có triệu chứng hoặc biểu hiện rõ rệt, có thể tình cờ được phát hiện qua khám sức khỏe định kỳ.

TS.BS Ngô Chí Hiếu kiểm tra huyết áp cho bệnh nhân. Ảnh: V.Anh
Theo TS.BS Ngô Chí Hiếu, rung nhĩ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, như dòng máu qua tâm nhĩ không thông suốt, máu bị ứ trệ, gây ra các cục máu đông. Theo thời gian, các cục máu đông này sẽ to ra và theo dòng máu đi đến các nơi gây tắc mạch hoặc đột quỵ. Các kích thích liên tục từ cơ tâm nhĩ khiến nhịp tim tăng cao, gây suy tim.
Rung nhĩ còn kéo theo các thay đổi ở cơ tâm nhĩ dẫn đến những rối loạn nhịp tim khác trầm trọng hơn. Bệnh rung nhĩ và các biến chứng từ rung nhĩ là nguyên nhân làm tăng nguy cơ tử vong gấp 3 lần.
Chủ động tầm soát và điều trị
Tuy nhiên theo chuyên gia điều trị rối loạn nhịp tim TS.BS Alain Patrice Lebon - Khoa Tim mạch và Tim mạch can thiệp, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội, với các biểu hiện như trên, bệnh nhân rất dễ nhầm với triệu chứng của bệnh lý khác. Vì vậy, mọi người có thể chủ động tầm soát bệnh rung nhĩ qua khám sức khỏe định kỳ.
Bệnh nhân sau khi phát hiện rung nhĩ sẽ được đưa ra lộ trình điều trị với 2 phương pháp chính, đó là: liệu pháp kiểm soát nhịp, liệu pháp chuyển đổi nhịp tim bằng thủ thuật/phẫu thuật.
Việc điều trị rung nhĩ tuỳ thuộc vào thời gian mắc bệnh, các triệu chứng mà người bệnh gặp phải cũng như nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Mục đích của quá trình điều trị nhằm kiểm soát nhịp đập của tim; chuyển về nhịp tim bình thường; ngăn ngừa cục máu đông – căn nguyên dẫn đến đột quỵ.

Mọi người có thể chủ động tầm soát bệnh rung nhĩ qua khám sức khỏe định kỳ.
Cùng với việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cần duy trì những thói quen lành mạnh, góp phần tăng hiệu quả điều trị bệnh, giảm nguy cơ gặp biến chứng do biến chứng. Đó là: tăng cường các loại thực phẩm có lợi cho tim mạch, thường xuyên tập thể dục, không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu, bia và các chất kích thích, ngủ đủ giấc, duy trì cân nặng hợp lý, tránh thừa cân, béo phì.
TS.BS Alain Patrice Lebon khuyến cáo, rung nhĩ là một bệnh lý nguy hiểm và rất khó phát hiện nếu không qua tầm soát, kiểm tra sức khỏe định kỳ. Nhiều bệnh nhân bị rung nhĩ nhiều năm nhưng không phát hiện kịp thời, chỉ đến khi bị tai biến mạch máu não mới được chẩn đoán bệnh. Người bệnh bị biến chứng và di chứng do rung nhĩ có nguy cơ tử vong cao hơn thông thường.
Vì vậy, nếu bạn nhận thấy tim đập nhanh và không đều, hoặc có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nên thăm khám tại bệnh viện và các cơ sở y tế chuyên khoa, để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp, tránh biến chứng nguy hiểm.

Tăng cường các loại thực phẩm có lợi cho tim mạch giúp chúng ta có trái tim khỏe mạnh hơn. Ảnh minh họa.
Nguyên nhân nào dẫn đến rung nhĩ?
Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim hay gặp nhất, đặc biệt ở người cao tuổi. Theo thống kê từ Hội Nhịp tim Châu Á – Thái Bình Dương (APHRS) chỉ riêng nước Mỹ có tới 2,7 triệu người bị rung nhĩ (2016).
Có những yếu tố làm rung nhĩ dễ xuất hiện, nhưng trong rất nhiều trường hợp ta không tìm thấy nguyên nhân. Rung nhĩ hay gặp ở những người bị bệnh động mạch vành. Tăng huyết áp cũng có mối liên quan chặt chẽ với rung nhĩ. Rung nhĩ cũng thường gặp ở những bệnh nhân bị bệnh van tim (hở, hẹp van hai lá), viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim hay ở những bệnh nhân sau phẫu thuật tim. Đôi khi có thể gặp ở những người có bệnh tim bẩm sinh hay cường giáp. Rung nhĩ cũng đôi khi gặp ở những người có bệnh phổi cấp tính hoặc mạn tính.
Người cao tuổi có nhiều nguy cơ mắc rung nhĩ hơn người trẻ tuổi. Đái tháo đường, nghiện rượu hay ma túy cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện rung nhĩ.
Cho đến nay, nguyên nhân và cơ chế gây rung nhĩ vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn. Nhưng có một điều chắc chắn: chúng ta có thể hạn chế khả năng xuất hiện rung nhĩ bằng cách kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ.

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!
Bệnh thường gặp - 57 phút trướcGĐXH - Người bệnh nhận viện và được theo dõi vỡ u gan cho biết, anh được chẩn đoán u gan cách đây 5 tháng. Tuy nhiên, anh lựa chọn sử dụng thuốc nam tại nhà.

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng
Sống khỏe - 3 giờ trướcLiên tục đại tiện ra máu nhưng bà L. nghĩ rằng mình mắc bệnh trĩ, khi đi khám, bác sĩ phát hiện nữ bệnh nhân mắc ung thư trực tràng giai đoạn cuối.

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Mẹ và bé - 6 giờ trướcGĐXH - Một số yếu tố nguy cơ gây dị tật tủy sống như: Thiếu axit folic trong thai kỳ, tiền sử gia đình có người mắc dị tật ống thần kinh, một số thuốc hoặc bệnh lý người mẹ mắc trong quá trình mang thai...

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng
Y tế - 9 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcGĐXH - Trong lần khám gần đây, người đàn ông mắc ung thư biểu mô có biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số hồng cầu thấp...

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.

Cô gái 18 tuổi có thận 'hóa đá' và những sai lầm tàn phá thận một cách nhanh chóng của nhiều người
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, hiện nay, bệnh thận đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng nói, thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ là một trong những yếu tố nguy cơ thúc đẩy căn bệnh này.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Cách phân biệt carbohydrate 'tốt' và carbohydrate 'xấu'
Sống khỏe - 1 ngày trướcKhông phải tất cả carbohydrate đều như nhau, việc phân biệt carbohydrate 'tốt' với carbohydrate 'xấu' là cần thiết cho sức khỏe và kiểm soát lượng đường trong máu.

Cách ăn trứng buổi sáng không làm tăng cholesterol, an toàn và tốt nhất cho sức khỏe
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu sáng nào cũng chỉ ăn trứng mà không kết hợp thêm các loại thực phẩm khác, cơ thể sẽ dần thiếu hụt những dưỡng chất thiết yếu...

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.