Thói quen uống thuốc tưởng 'lành' đang khiến nhiều người chảy máu dạ dày
Thời gian gần đây bác sĩ liên tục tiếp nhận những trường hợp bị chảy máu dạ dày, thủng ruột do lạm dụng thuốc giảm đau, thuốc nam, thuốc bắc.
Bác sĩ Bùi Văn Bình, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp 2, Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội) cho biết đa phần những người này vào viện dùng thuốc bán trên mạng không rõ nguồn gốc. Đặc biệt các trường hợp thuốc giảm đau kéo dài chảy máu dạ dày hành tá tràng. Mới đây, bác sĩ Bình cũng tiếp nhận trường hợp 70 tuổi, tiền sử đau viêm khớp nhiều năm, dùng thuốc giảm đau tại nhà suốt ba tháng. Người đàn ông tin rằng uống thuốc nam sẽ “lành”, không có tác hại như thuốc tây nên kiên trì uống.
Gần đây, ông có triệu chứng đau bụng dữ dội vùng thượng vị mạn sườn phải, điều trị ở một bệnh viện tuyến dưới không đỡ. Bệnh nhân được chuyển tới bệnh viện Thanh Nhàn trong tình trạng nhiễm trùng toàn thân, đau khắp bụng, được các bác sĩ chẩn đoán viêm phúc mạc do thủng dạ dày.
Kíp trực cấp cứu đã hồi sức và phẫu thuật khâu lại lỗ thủng, lau rửa sạch ổ bụng và sử dụng kháng sinh điều trị tình trạng nhiễm trùng. Hiện, người bệnh tỉnh táo, không đau, bụng không chướng, ăn uống sinh hoạt, đi lại bình thường.
Bác sĩ Bình cho biết, nguyên nhân thủng dạ dày thuộc 2 nhóm: viêm loét lành tính và ung thư. Trong đó, viêm loét lành tính thường do người bệnh bị stress kéo dài (căng thẳng thần kinh) dùng thuốc giảm đau dùng corticoid, lạm dụng rượu bia…
Hiện nay, rất nhiều trường hợp bệnh nhân uống thuốc nam thuốc bắc theo lời mách, không rõ nguồn gốc sẽ rất nguy hiểm. Các loại thuốc nam, thuốc bắc này nếu như người bán trộn thêm tân dược vào sẽ rất nguy hiểm.
Bác sĩ Bình cho biết, bệnh viện tiếp nhận không ít những trường hợp viêm loét, thủng dạ dày do dùng thuốc nam, thuốc bắc trộn corticoid. Họ đến viện với những triệu chứng rất điển hình của Cushing và viêm loét dạ dày.
Với nguyên nhân do ung thư thường đến từ các trường hợp lạm dụng rượu bia, tiếp xúc với hoá chất, tiền sử gia đình, tuổi cao, thói quen ăn uống (lạm dụng đồ chua cay)…
Để tránh nguy cơ bị viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, các bác sĩ khuyên chúng ta cần có lối sống khoa học, ăn uống lành mạnh, hạn chế rượu bia thuốc lá. Trong đó, việc tránh stress rất quan trọng. Khi con người luôn ở trong thái tâm lý căng thẳng, các hormon từ tuyến yên sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid HCl hơn, đồng thời suy giảm miễn dịch tại chỗ (giảm dịch nhầy bảo vệ niêm mạc). Từ đó, tạo điều kiện để acid HCl trong dịch vị dễ dàng tiếp xúc và gây tổn thương niêm mạc dạ dày, hình thành các vùng viêm loét.
Ngoài ra, người dân thường có thói quen tự kê đơn thuốc cho nhau, uống thuốc theo lời mách. Điều này rất nguy hiểm, việc uống các loại thuốc không rõ nguồn gốc có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày tá tràng, nguy hiểm đến tính mạng.
Người mắc bệnh lý dạ dày, tá tràng phải khám định kỳ, điều trị kịp thời, nếu không sẽ dẫn đến nguy cơ bị viêm phúc mạc toàn thể dẫn đến sốc nhiễm trùng, tử vong.
Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.
Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh
Sống khỏe - 9 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, vào mùa nào, trẻ cũng có thể bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nhưng mùa lạnh và lúc giao mùa, tình trạng này gia tăng nhiều hơn.
3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcProtein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.
Một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong do kháng kháng sinh
Sống khỏe - 11 giờ trướcTheo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có khoảng 700.000 người tử vong do kháng thuốc. Dự báo, đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm. Khi đó, thậm chí các bệnh thông thường như ho, hay chỉ một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong.
Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Thanh niên phát hiện mắc ung thư tuyến tụy ở tuổi 30 thừa nhận thường xuyên ăn những đồ chiên rán, dầu mỡ và đồ ăn ngọt... mặc dù có tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ mãn tính.
Tổ yến cực bổ dưỡng nhưng dùng kiểu này rất nguy hiểm
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcViệc dùng tổ yến sai cách sẽ dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn.
Cách gội đầu để ngăn rụng tóc trong mùa đông
Sống khỏe - 15 giờ trướcKhi không khí lạnh, khô hanh, độ ẩm thấp, các tuyến dầu bị giảm hoạt động khiến tóc và da đầu dễ bị khô, rụng tóc nhiều. Có cách nào gội đầu để hạn chế rụng tóc?
Người đàn ông 62 tuổi ở Hà Nội suy thận cấp thừa nhận một sai lầm khi chữa bệnh tiểu đường nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Sau một tháng sử dụng thuốc điều trị bệnh tiểu đường, người bệnh ngừng thuốc, không tái khám và điều trị theo phương pháp của thầy lang gần nhà.
Cách giảm đau nhức xương khớp tại nhà khi trời lạnh
Sống khỏe - 20 giờ trướcCơn đau nhức xương khớp có thể xuất hiện nhiều hơn khi trời lạnh. Vậy có những cách nào giúp giảm đau nhức xương khớp tại nhà?
Loại hạt nhỏ thơm kiểm soát đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Hạt kê được ví tốt ngang với insulin tự nhiên, cực giàu dinh dưỡng nhưng giúp hạ đường huyết rất hiệu quả. Loại hạt này được sử dụng chế biến nhiều món ăn rất nhiều người Việt yêu thích.
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.