Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thủ tục của lòng nhân ái và cảm thông

Thứ tư, 09:54 12/08/2015 | Y tế

GiadinhNet - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhắn nhủ các cán bộ y tế: “Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khỏe cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu, chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. “Lương y phải như từ mẫu”.

 

Một ca phẫu thuật tại Bệnh viện Việt Đức (ảnh do bệnh viện cung cấp).
Một ca phẫu thuật tại Bệnh viện Việt Đức (ảnh do bệnh viện cung cấp).

 

Hàng ngày, hàng giờ các thầy thuốc vẫn đang căng mình để cứu chữa cho người bệnh. Họ không màng đến chuyện người nhà bệnh nhân có nhớ đến mình không? Vừa qua, Báo GĐ&XH có nhận được bài viết chia sẻ hết sức chân tình của độc giả Trịnh Thanh Nhã – người nhà của một bệnh nhân ở Hà Nội. Bài viết như một lời cảm ơn gửi đến các thầy thuốc hết lòng vì người bệnh ở Bệnh viện Việt Đức cũng như tất cả các thầy thuốc chân chính khác. Báo GĐ&XH xin đăng tải bài viết này.

Bản tóm tắt “ngoại lệ”

Bệnh nhân bị tai nạn xe máy tự ngã lúc 15h ngày 4/7, vào viện trong tình trạng G6đ, bụng mềm, ngực vững. Chấn thương sọ não: Máu tụ dưới màng cứng bán cầu phải, chảy máu màng mềm đẩy lệch đường giữa 18mm, dập não thái dương phải, vỡ xương trán phải. Mổ cấp cứu cùng ngày: Tổn thương máu tụ dưới màng cứng lan rộng bán cầu phải, ổ não dập trán nền phải đỉnh => tiến hành lấy máu tụ và não dập, vá màng não.

Đó là những dòng tóm tắt bệnh án của anh trai tôi (Trịnh Việt Châu)  do các bác sĩ của Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Việt Đức cung cấp. Chúng tôi biết, theo thông lệ những thông tin này chỉ được thông báo bằng lời cho người nhà bệnh nhân trong cuộc gặp gỡ rất quan trọng giữa các bác sĩ và thân nhân người bệnh để giải thích rõ tình trạng của bệnh nhân. Có lẽ vì tôi và gia đình đã quá lo lắng và các bác sĩ biết rõ điều đó nên đã cung cấp cho chúng tôi một bản tóm tắt “ngoại lệ” như thế. Những khái niệm mà người “ngoại đạo” như chúng tôi không dễ dàng hiểu được, như “G6đ”, hay “chảy máu màng mềm”... đã được bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ điều trị giải thích rõ trong cuộc gặp rất chủ động từ phía bệnh viện.

Điều khiến chúng tôi không ngờ tới rằng, với mật độ bệnh nhân nhập viện, phẫu thuật và nằm điều trị... đạt mức kỷ lục trên toàn quốc và luôn ở ngưỡng quá tải của Bệnh viện Việt Đức, cả các bác sĩ cấp cứu (ở khoa Cấp cứu), bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ điều trị đều không bỏ qua thủ tục vô cùng giá trị này. Trong cơn hoảng sợ tột cùng vì sinh mạng của người thân đang bị đe dọa từng giờ bởi chấn thương, cuộc gặp gỡ với các bác sĩ là niềm an ủi lớn đối với thân nhân người bị nạn. Nó khiến chúng tôi cảm nhận được sự quan tâm, tận tụy của các bác sĩ và gây dựng nên một niềm tin rằng người thân của mình đang được chăm sóc tốt nhất trong điều kiện có thể. Và việc này hóa ra đã được làm với tất cả mọi ca bệnh như một thủ tục của lòng nhân ái và sự cảm thông từ trái tim những bác sĩ, y tá, hộ lý trong Bệnh viện Việt Đức. Đó cũng là lý do khiến trong nhiều ngày ngồi bên ngoài phòng điều trị ngóng chờ tin tức về sự chuyển biến sau mổ của bệnh nhân, tôi vẫn bắt gặp nụ cười và sự bình an trên gương mặt những người cùng hoàn cảnh như mình.

Trên bảng nội quy của Bệnh viện Việt Đức mà tôi đã đọc không dưới một lần trong những phút chờ đợi ấy, có một điều mà tôi không bao giờ quên, đó là “Mọi bệnh nhân đều được cứu chữa bình đẳng”. Khái niệm “bình đẳng” trong bệnh viện này quả là chỉ có thể cảm nhận mà không thể võ đoán hay suy luận. Cảm nhận để biết rằng trước các bệnh nhân đang chập chờn giữa ranh giới sống – chết, trái tim người bác sĩ và các nhân viên y tế đều có cùng một nhịp đập của cảm thông và chia sẻ.

Sự yên lòng của người nhà bệnh nhân

Còn nhớ, khi anh trai tôi được chuyển từ phòng Hồi sức tích cực 212 sang phòng 213 (Khoa Hồi sức tích cực), vốn là phòng dành cho bệnh nhân nặng hơn, chúng tôi vô cùng hốt hoảng. Còn sợ hãi hơn bởi 213 là phòng mà người nhà rất ít được vào thăm bệnh nhân do yêu cầu vô trùng cao của phòng bệnh. Trong một lần “lẻn’ vào nhìn anh trai được vài phút, tôi phát hiện anh vừa đi vệ sinh một cách vô thức. Tôi còn đang lúng túng thì một y tá nam còn rất trẻ đã khẽ chạm vào vai tôi, nói nhỏ nhẹ - một giọng nhỏ nhẹ mà tôi không nghĩ là nó sẽ được phát ra từ người thanh niên khỏe mạnh và to lớn như anh – rằng tôi hãy xếp “bỉm” và tấm lót của bệnh nhân ở cuối giường, rồi phải ra khỏi phòng ngay. Tôi nói muốn giúp hộ lý, cũng là cách để anh tôi cảm nhận được sự có mặt của người thân bên cạnh thì nam y tá này khẽ lắc đầu: “Ở phòng bệnh này, chúng cháu làm tất cả mọi việc, người nhà không được làm đâu ạ. Khi nào cần hỗ trợ của người nhà, chúng cháu sẽ gọi”. Lời nói điềm đạm, lễ phép khiến tôi yên lòng làm theo yêu cầu của anh. Chỉ tiếc là vài ngày hôm sau, tôi cố tìm gặp anh y tá ấy để bày tỏ một lời cảm ơn thì gần như không thể, vì mọi gương mặt của các nhân viên y tế ở đây đều được giấu sau khẩu trang và họ thường thay đổi ca kíp, khiến việc tìm lại một người thật không dễ dàng. Nhưng điều tôi cảm nhận được qua việc tìm một con người cụ thể ấy lại khiến tôi cảm động hơn, bởi hầu như các bác sĩ, y tá, hộ lý ở khoa Hồi sức tích cực này đều có cách ứng xử điềm đạm, nhẹ nhàng như thế, mặc dù quanh họ là những người bệnh chưa qua cơn hiểm nghèo, là những ca xử lý cấp cứu lớn hoặc nhỏ và những sự cố thường xuyên như “vụ đi vệ sinh” của anh tôi chẳng hạn... khiến họ làm việc không ngơi tay.

Ngày 20/7 vừa qua, người bệnh được mô tả trong tóm tắt bệnh án này đã qua cơn nguy hiểm sinh tử và được chuyển về điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực của Bệnh viện Bạch Mai. Một lần nữa, người thân của chúng tôi lại nhận được sự quan tâm, chăm sóc tận tình của các bác sĩ và nhân viên y tế tại đây.

Ở đâu đó trong những thông tin về lĩnh vực y tế mà cộng đồng xã hội biết đến mỗi ngày, có những sự cố hy hữu khiến hình ảnh người thầy thuốc có phần không toàn vẹn. Nhưng từ trong trái tim mình - những người nhà bệnh nhân như chúng tôi, với trải nghiệm thực tế của mình đã thực sự cảm nhận được cách hành xử đầy trách nhiệm xuất phát từ trái tim của những thầy thuốc- Trái tim của các Từ Mẫu.

 

Ở đâu đó trong những thông tin về lĩnh vực y tế mà cộng đồng xã hội biết đến mỗi ngày, có những sự cố hy hữu khiến hình ảnh người thầy thuốc có phần không toàn vẹn. Nhưng từ trong trái tim mình - những người nhà bệnh nhân như chúng tôi, với trải nghiệm thực tế của mình đã thực sự cảm nhận được cách hành xử đầy trách nhiệm xuất phát từ trái tim của những thầy thuốc - Trái tim của các Từ Mẫu. 

(Tít bài và các tít phụ do Tòa soạn đặt)

Trịnh Thanh Nhã/Báo Gia đình & Xã hội

 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 20 giờ trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 1 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Y tế - 4 ngày trước

Sốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.

Top