Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thực hiện tầm soát trước sinh và sơ sinh tại tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Nhiều sản phụ chưa quan tâm đến tầm soát dị tật thai nhi!

Thứ năm, 16:16 15/12/2022 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Bất cứ cha mẹ nào cũng mong muốn con mình sinh ra trước tiên phải được lành lặn và khỏe mạnh rồi mới nói tới chuyện đẹp - xấu, đó là khát khao chính đáng của các bậc cha mẹ. Đề án "Sàng lọc trước sinh và sơ sinh" đã đáp ứng được phần nào điều đấy.

Sau vụ trẻ bị nguy hiểm tính mạng vì điều trị thận bằng thuốc nam, chuyên gia chỉ rõ dấu hiệu cảnh báo bệnh thận tuyệt đối không chủ quan!Sau vụ trẻ bị nguy hiểm tính mạng vì điều trị thận bằng thuốc nam, chuyên gia chỉ rõ dấu hiệu cảnh báo bệnh thận tuyệt đối không chủ quan!

GiadinhNet - Đây chỉ là hai trường hợp điển hình trong số nhiều gia đình đã và đang cho con sử dụng các loại thuốc bắc, thuốc nam không rõ nguồn gốc để điều trị các bệnh về thận như: suy thận mạn, thận hư, viêm cầu thận,… gây ra nhiều nguy hiểm tính mạng cho trẻ.

Thời gian qua, việc triển khai Đề án "Sàng lọc trước sinh và sơ sinh" đã giúp phát hiện, can thiệp sớm bệnh tật ở thai nhi và sơ sinh để những trẻ em được sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh, tránh được những hậu quả nặng nề do dị tật bẩm sinh, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội, nâng cao chất lượng dân số cả nước. Tuy nhiên, trên thực tế, việc thực hiện Đề án này vẫn còn gặp không ít khó khăn, đặc biệt là tại vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.

Theo thống kê, địa bàn tỉnh Tuyên Quang hiện có 22 dân tộc cùng sinh sống, trong đó 8 dân tộc số dân đông hơn cả là Kinh, Tày, Dao, Cao Lan, Nùng, Hoa, Mông, Sán Dìu. Được biết, Đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh được triển khai tại tỉnh Tuyên Quang từ năm 2013. Đến nay, Đề án đã đi vào nền nếp với các hoạt động.

Những thành quả và khó khăn khi thực hiện tầm soát trước sinh và sơ sinh tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Tại Tuyên Quang, chương trình đã đào tạo nâng cao kỹ năng thực hiện chuyên môn, kỹ thuật cho trên 1.500 cán bộ y sỹ sản nhi và Khoa Sản Trung tâm Y tế các huyện, cán bộ chuyên trách dân số xã và cộng tác viên thôn, bản của 141/141 xã, phường, thị trấn về Đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh; kỹ năng tuyên truyền tư vấn, các phương pháp lấy máu gót chân cho trẻ sơ sinh… cung cấp test thử sàng lọc phát hiện bệnh bẩm sinh cho trẻ mới sinh tại các Trạm Y tế và Khoa Sản Trung tâm Y tế các huyện, Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Đồng thời, Đề án đã trang bị 4 máy siêu âm 2D cho Trung tâm Y tế các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Sơn Dương và 1 máy siêu âm màu 3D cho huyện Chiêm Hóa để phục vụ hoạt động chuyên môn.

Tại Điện Biên, từ khi bắt đầu triển khai Đề án, Ngành Y tế tỉnh đã phối hợp với Bệnh viện Phụ sản Trung ương tổ chức hội thảo triển khai thực hiện và tập huấn kỹ năng truyền thông tư vấn, kỹ thuật lấy máu gót chân cho cán bộ y tế và cán bộ dân số. Song song với đó, công tác tuyên truyền, tư vấn, vận động đã được thực hiện bằng nhiều hình thức đa dạng; nội dung tập trung làm rõ lợi ích, các bệnh lý, các dịch vụ liên quan…

Đối tượng tuyên truyền, tư vấn, vận động hướng đến Nhân dân tại các thôn bản; đặc biệt quan tâm các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, đối tượng có nguy cơ sinh con dị tật (phụ nữ mang thai trên 35 tuổi; có tiền sử sảy thai, thai chết lưu…).

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai Đề án vẫn gặp không ít hạn chế, khó khăn. Theo chia sẻ của bà Vũ Thị Thùy, Chi cục Trưởng, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Điện Biên, việc sàng lọc sơ sinh tại tỉnh Điện Biên chủ yếu thực hiện theo nguồn miễn phí và chỉ sàng lọc phát hiện được 2 loại bệnh (thiếu men G6PD và suy giáp trạng bẩm sinh). 

Dịch vụ tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh tuy đã được xã hội hóa, nhưng tại Trạm Y tế xã mới chỉ thực hiện được việc khám thai và tư vấn, mà chưa thực hiện dịch vụ kỹ thuật sàng lọc chẩn đoán bệnh tật, dị tật bẩm sinh; trong khi điều kiện đi lại của người dân từ thôn bản đến xã, huyện còn nhiều khó khăn…

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, trung bình mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 1,4 triệu trẻ em được sinh ra, trong đó có 1,5 - 2% số trẻ em mắc phải các dị tật bẩm sinh. Mặc dù, sàng lọc trước sinh và sơ sinh rất quan trọng, nhưng hiện chỉ có một số thành phố lớn, như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đạt tỷ lệ thực hiện cao. Còn tại các vùng nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa, miền núi, nhiều sản phụ chưa quan tâm đến tầm soát dị tật thai nhi. Tính trung bình cả nước mới có khoảng 30% số trẻ em được sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh.

Theo ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), ngành Dân số đang xây dựng Đề án xã hội hóa dịch vụ tầm soát, chẩn đoán sớm bệnh tật trước sinh và sơ sinh. Qua đó, huy động được các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và ngoài công lập, các cơ sở y tế và các tổ chức phi Chính phủ tham gia cung cấp dịch vụ sàng lọc trước sinh và sơ sinh có chất lượng. Mặt khác, đề xuất bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám, chữa bệnh đối với một số bệnh được sàng lọc, chẩn đoán, để người dân dễ dàng được tiếp cận.

Sàng lọc trước sinh

Sàng lọc trước sinh là việc sử dụng các biện pháp thăm dò đặc hiệu trong thời gian mang thai để chẩn đoán xác định các trường hợp bệnh do rối loạn di truyền nhiễm sắc thể ở thai nhi như: hội chứng Down (tam bội thể 13), hội chứng Ewards (tam bội thể 18) và dị tật ống thần kinh…

Trong 3 tháng đầu thai kỳ: siêu âm hình thái thai nhi, đo độ mờ da gáy vào lúc tuổi thai từ 11 – 13 tuần 6 ngày và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để phát hiện nguy cơ mắc hội chứng Down và một số bệnh lý khác.

Trong 3 tháng giữa thai kỳ: thực hiện một số xét nghiệm cần thiết vào lúc tuổi thai từ 14 – 21 tuần; siêu âm hình thái và cấu trúc các cơ quan của thai nhi vào lúc tuổi thai từ 20 – 24 tuần nhằm phát hiện các bất thường của hệ thần kinh, hệ tim mạch, ở lồng ngực, dị tật của dạ dày – ruột, sinh dục – tiết niệu, xương…

Trong 3 tháng cuối thai kỳ: không có chỉ định sàng lọc, chẩn đoán trước sinh. Tuy nhiên, các bà mẹ mang thai cần siêu âm trong thai kỳ này để đánh giá tình trạng phát triển của thai nhi và tiên lượng cho cuộc đẻ.

Sàng lọc sơ sinh

Sàng lọc sơ sinh là một biện pháp dự phòng hiện đại, dùng kỹ thuật y khoa nhằm tìm kiếm để phát hiện ra các bệnh liên quan đến nội tiết, rối loạn di truyền ngay khi đứa trẻ vừa ra đời, cho phép phát hiện một số bệnh lý và tật, bệnh bẩm sinh như: thiểu năng trí tuệ, thiếu men G6PD, suy giáp bẩm sinh, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh và tử vong sớm do tan máu bẩm sinh…

Phương pháp lấy máu gót chân trẻ 48 giờ sau sinh nhằm phát hiện: suy giáp bẩm sinh, thiếu men G6PD, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh và một số rối loạn chuyển hóa bẩm sinh khác.

Việc thực hiện sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh không chỉ là chuyện cá nhân của gia đình nào mà chính là bước đi lâu dài của ngành dân số nói riêng và cả xã hội nói chung vì mục tiêu cải thiện, nâng cao chất lượng giống nòi và sự phồn vinh của xã hội hướng tới một tương lai hạn chế đến mức thấp nhất người khuyết tật do các bệnh bẩm sinh gây ra.


Trời lạnh ngâm chân cực tốt nhưng đừng mắc sai lầm này vì rất dễ gây hại sức khỏeTrời lạnh ngâm chân cực tốt nhưng đừng mắc sai lầm này vì rất dễ gây hại sức khỏe

GiadinhNet - Ngâm chân sẽ giúp chúng ta cải thiện lưu thông máu, giảm bớt đau đầu, giúp giấc ngủ sâu hơn. Nhưng không phải đối tượng nào cũng được phép ngâm và cách thức ngâm ra sao không phải ai cũng biết.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nâng cao chất lượng dân số từ vùng núi đến miền biển

Nâng cao chất lượng dân số từ vùng núi đến miền biển

Dân số và phát triển - 9 giờ trước

GĐXH - Các đơn vị y tế phối hợp với chính quyền, tổ chức đoàn thể tiến hành tuyên truyền về công tác dân số cho cư dân trên địa bàn. Cùng với đó duy trì tốt việc cung cấp các dịch vụ bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em, kế hoạch hóa gia đình, duy trì các hoạt động tư vấn...

6 loại thực phẩm bổ dưỡng tốt nhất cho phụ nữ mang thai

6 loại thực phẩm bổ dưỡng tốt nhất cho phụ nữ mang thai

Dân số và phát triển - 15 giờ trước

Quá trình nuôi dưỡng một sinh linh mới là một trong những việc khó khăn. Điều quan trọng nhất là phụ nữ mang thai cần có chế độ ăn bổ dưỡng. Lựa chọn những thực phẩm tốt nhất sẽ giúp cả mẹ và em bé khỏe mạnh hơn trong thai kỳ.

Mối liên hệ giữa cổ trướng và ung thư buồng trứng

Mối liên hệ giữa cổ trướng và ung thư buồng trứng

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Cổ trướng là sự tích tụ dịch (chất lỏng) trong ổ bụng. Khoảng 1/3 phụ nữ mắc bệnh ung thư buồng trứng sẽ bị cổ trướng vào thời điểm chẩn đoán ung thư ban đầu.

Báo động đỏ cấp cứu sản phụ đờ tử cung do rau tiền đạo, rau bong non

Báo động đỏ cấp cứu sản phụ đờ tử cung do rau tiền đạo, rau bong non

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đã tiếp nhận và cấp cứu kịp thời một ca bệnh nặng được chuyển từ tuyến dưới lên.

2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa

2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ biến nên rất dễ bị ngứa và viêm phụ khoa.

Các thuốc điều trị dậy thì sớm ở bé gái

Các thuốc điều trị dậy thì sớm ở bé gái

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Dậy thì sớm ở trẻ gái nếu không được phát hiện và kiểm soát đúng cách có thể khiến trẻ phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe và tâm lý. Vậy điều trị dậy thì sớm ở trẻ gái như thế nào?

10 loại thực phẩm hàng đầu giúp tăng khả năng sinh sản

10 loại thực phẩm hàng đầu giúp tăng khả năng sinh sản

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thực phẩm cũng đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện sức khỏe sinh sản và tăng cơ hội mang thai…

6 nguyên nhân gây ngứa khi sử dụng băng vệ sinh

6 nguyên nhân gây ngứa khi sử dụng băng vệ sinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Có nhiều chị em thường xuyên gặp phải tình trạng ngứa ngáy, kích ứng khi sử dụng băng vệ sinh. Nguyên nhân là gì và cách sử dụng băng vệ sinh thế nào là an toàn?

Nên ăn uống thế nào trong mùa thu theo Y học cổ truyền?

Nên ăn uống thế nào trong mùa thu theo Y học cổ truyền?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Dưới góc nhìn của Y học cổ truyền, việc ăn uống trong mùa thu cần tuân theo các nguyên tắc cân bằng âm dương, bồi bổ phế (phổi), dưỡng âm và phòng ngừa các bệnh lý thường gặp trong mùa này như khô họng, ho khan, viêm phế quản…

Thuốc nam trị bệnh tiêu hóa thường gặp mùa mưa lũ

Thuốc nam trị bệnh tiêu hóa thường gặp mùa mưa lũ

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Bệnh tiêu hóa liên quan đến mưa lũ thường là tiêu chảy do các tác nhân hàn, nhiệt, thấp, độc… Theo y học cổ truyền, tiêu chảy thuộc chứng tiết tả.

Top