Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thực hư việc dùng thuốc súc miệng để cai thuốc lá

Thứ bảy, 08:00 10/09/2016 | Y tế

GiadinhNet - Đáp ứng nhu cầu nhiều người hút thuốc muốn từ bỏ thói quen có hại cho sức khỏe này, trên các trang mạng đã rao bán một số loại thuốc súc miệng quảng cáo có tác dụng cai nghiện thuốc lá thành công một cách dễ dàng chỉ từ 3 - 7 ngày. Sự thực của loại thuốc này như thế nào?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bỏ hẳn thuốc chỉ 3 – 7 ngày?

Chỉ cần gõ một cụm từ “thuốc cai thuốc lá” trên mạng Internet sẽ xuất hiện ra hàng nghìn kết quả, nổi bật nhất là các loại thuốc súc miệng. Chúng được giới thiệu làm từ các loại thảo dược như bồ công anh, cam thảo, đại hồi, cúc hoa... có tác dụng cai thuốc lá, tẩy chất Nicotin trong khoang miệng, làm sạch khoang miệng, phòng ngừa sâu răng…

Khi liên hệ theo số điện thoại trên một trang mạng, chúng tôi được biết thuốc này chỉ bán dưới hình thức đặt hàng qua mạng hay điện thoại. Nếu mua một liệu trình 2 chai giá 390.000 đồng, nếu mua nhiều hơn sẽ được giảm. Ở một địa chỉ khác giá lại rẻ hơn hàng trăm nghìn. Theo lời hướng dẫn, người hút thuốc cứ thèm thuốc lá thì súc miệng khoảng 30 giây đến 1 phút rồi nhổ ra. Liệu trình cai thuốc lá từ 3 – 7 ngày, tùy vào thời gian nghiện thuốc của mỗi người. Người hút thuốc từ 5 năm trở xuống chỉ cần dùng một liệu trình 2 chai thuốc súc miệng trong một tuần, còn nếu hút từ 5 năm trở lên nên dùng 3 chai.

Đem băn khoăn về công dụng của loại thuốc này hỏi lương y Đa khoa Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam), ông cho biết, việc chỉ sử dụng thuốc súc miệng mà cai được thuốc lá trong một tuần là điều rất khó. Đó chỉ là chiêu quảng cáo để bán hàng của họ. Các loại thuốc súc miệng đó cho dù tốt đi chăng nữa cũng không thể vài ngày là đoạn tuyệt được thuốc lá.

Việc cai thuốc lá dễ hay khó tùy theo tình trạng nghiện nặng hay nhẹ và quan trọng nhất vẫn là tính kiên trì của chính bản thân người hút. Trường hợp nghiện nặng, cai nhiều lần mà cứ tái nghiện mới cần hỗ trợ bằng thuốc nhưng các loại dược phẩm này cũng chỉ là một liệu pháp hỗ trợ chứ không thay thế quyết tâm cai thuốc lá có kế hoạch.

Cho đến nay, Tổ chức Y tế thế giới chỉ khuyến cáo ba loại thuốc có thể giúp cai thuốc lá là Nicotin thay thế, Bupropion uống và Vareniciline uống. Các loại thảo dược dùng để chiết xuất ra thuốc súc miệng như trên chỉ có tác dụng giảm mùi hôi của miệng như bồ công anh có tác dụng chống viêm... Hiện vẫn chưa có bằng chứng về tính an toàn của thuốc súc miệng và nguy cơ gây bệnh ngược lại cho cơ thể con người vẫn hoàn toàn có thể có.

TS Hoàng Đình Chân, Giám đốc chuyên môn BV Ung bướu Hưng Việt cũng khẳng định cai thuốc lá, thuốc lào hoặc các chế phẩm từ thuốc lá không phải là chỉ trải qua một quá trình ngắn và dễ dàng. Thông thường ít nhất cũng phải mất vài tháng mới có thể cai thuốc thành công, khó có thể cai chỉ trong vài ngày bằng cách gì đi nữa.

Không chỉ sử dụng thuốc súc miệng là các thảo dược ngậm mà nhiều người còn dùng thuốc lá điện tử để cai. Tuy nhiên, các cách này đều lợi bất cập hại bởi chưa được công nhận và khuyến cáo dùng để cai thuốc lá. Như thuốc lá điện tử, thực tế người nghiện thuốc lá là do nghiện chất nicotin ở trong thuốc lá nhưng thuốc lá điện tử vẫn cung cấp chất này. Vì vậy, hút thuốc lá điện tử vẫn gây nghiện. Trong khi đó, thành phần của thuốc lá điện tử không chỉ có Nicotin mà còn có nhiều chất phụ gia, khi cháy cũng vẫn tạo ra khí CO… gây ra tình trạng thiếu ôxy ở mô và nhiều tổn thương khác ở mạch máu, hô hấp.

Chuyên gia khuyên cách cai thuốc lá

Nhiều người hút thuốc dù ý thức được “hút thuốc lá có hại cho sức khỏe”, “bỏ thuốc có lợi cho sức khỏe” nhưng vẫn không thể vượt qua được cám dỗ của việc hút thuốc. Về điều này, TS Hoàng Đình Chân cho rằng, do người hút thuốc lệ thuộc vào hành vi hút thuốc và vào Nicotin có trong thuốc lá. Chất Nicotin tác động lên quá trình hoạt động của hệ thống thần kinh làm người hút thuốc lá có cảm giác hưng phấn, giảm lo lắng, tăng khả năng tập trung…

Khi cai, người cai thuốc trong 2 - 4 tuần đầu sẽ đối mặt với hội chứng cai vì cơ thể thiếu hụt Nicotin. Cảm giác khó chịu sẽ xảy đến với họ như mệt mỏi, chóng mặt, mất ngủ hoặc tăng cân. Tuy nhiên, sau một vài tuần những triệu chứng này sẽ giảm dần và biến mất. Lúc này không quyết tâm rất khó bỏ. Khi gặp hội chứng sau cai thuốc, người cai thuốc nên đến bác sĩ để được tư vấn sử dụng loại thuốc phù hợp giảm bớt các triệu chứng.

Các chuyên gia khuyên, cai thuốc rất khó nhưng không phải không thể làm được. Nếu hiểu rõ về những tác hại của thuốc lá và quyết tâm từ bỏ, bất cứ ai cũng có thể cai thuốc thành công. Để cai thuốc dễ dàng hơn bạn nên lập một kế hoạch bỏ thuốc và quyết tâm ngừng hút thuốc:

Quyết định cai thuốc lá.

Trao đổi với bác sĩ hoặc nhân viên sức khỏe về cách dùng thuốc, cách đối phó với ý muốn hút thuốc lại.

Chọn ngày bắt đầu cai thuốc, cố gắng đừng hoãn lại vì mọi lý do. Trước ngày bắt đầu cai nên làm hết mùi thuốc lá trong phòng ngủ, phòng làm việc, xe hơi… Vứt bỏ các vật dụng có liên quan đến thuốc lá như gạt tàn thuốc, hộp đựng thuốc…

Cố gắng không hút thuốc lá trong suốt ngày đầu chọn và ngày sau đó. Khi thấy mệt mỏi, bạn nên giải trí theo những cách như nghe nhạc, xem tivi hay làm điều mình thích để cơ thể quên đi thuốc lá.

Cần chia sẻ kế hoạch bỏ thuốc để nhận được sự động viên của mọi người vì lúc cai, cơ thể dễ cáu vô cớ, người mệt mỏi và khó tập trung làm việc. Nguồn động viên của người thân chính là bí kíp để bạn bỏ thuốc dễ dàng hơn.

Và điều cần lưu ý rằng, dù kế hoạch chi tiết hay dùng các loại thuốc hỗ trợ, tư vấn cũng không thể thay thế được sự quyết tâm của mình. Thiếu quyết tâm chắc chắn không thể cai thuốc thành công.

Các loại thuốc cai thuốc lá

Nicotin thay thế như:

- Kẹo cao su nicotin: Khi thèm thuốc, người sử dụng nhai kẹo này đúng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Có thể dùng tới 12 tuần để đạt được kết quả mong muốn. Khi dùng kẹo Nicotin, người bệnh sẽ có cảm giác ăn không ngon miệng, đau miệng nhưng triệu chứng này sẽ hết khi không dùng thuốc nữa.

- Viên ngậm Nicotin có 2 loại: 2mg và 4mg, người dùng ngậm trong miệng đến khi tan hoàn toàn.

- Ống hít Nicotin có thể dùng đến 6 tháng. Thuốc có thể gây kích thích hầu họng.

- Tấm dán Nicotin (Nicoderm CQ): Bóc gỡ mặt sau của miếng đắp và dán nó vào một vùng da khô, sạch trên cơ thể theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Khi thay miếng dán không đặt miếng dán mới vào vị trí miếng dán cũ. Có thể dùng trong vòng 4 tuần, có người bị phản ứng da ở nơi dán.

Bupropion (zyban) thời gian dùng bắt đầu 1 - 2 tuần trước ngày ngưng hút thuốc, sau đó dùng 7 - 12 tuần. Khi dùng bupropion có thể bị mất ngủ, khô miệng.

Khi sử dụng các dược phẩm hỗ trợ cai thuốc nên có sự tư vấn của bác sỹ để tránh biến chứng.

Hà My

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội

Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái toàn thân, không tự thở, tim mờ.

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Y tế - 2 ngày trước

Do mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 3 ngày trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 4 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 4 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 4 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Top