Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thực phẩm chức năng có phải là thần dược?

Thứ ba, 09:56 06/07/2010 | Sống khỏe

GiadinhNet - Một nghịch lý dễ nhận thấy trong cuộc sống hiện đại là con người không còn phải quá bận tâm về chi phí cho bữa cơm hàng ngày, thế nhưng, có vẻ như chúng ta… không khỏe bằng các cụ ngày xưa. Nguyên nhân được đổ cho môi trường, vấn đề vệ sinh thực phẩm... và cả yếu tố chủ quan của mỗi bà nội trợ khi không biết chọn lựa chế độ dinh dưỡng hợp lý cho gia đình.

Để khắc phục tình trạng đó, rất nhiều người đã và đang tìm đến các loại thực phẩm chức năng (TPCN) với hi vọng bổ sung dinh dưỡng và ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, lựa chọn được xem là xu hướng của thế kỷ 21 này cũng bộc lộ không ít bất cập xuất phát từ chính sự thiếu hiểu biết của người tiêu dùng.

“Nhầm hàng” – chuyện thường ở huyện!

“Tôi sử dụng thực phẩm chức năng cũng được một thời gian rồi. Ban đầu tôi cũng nghĩ là thuốc, nhưng hóa ra không phải thế. Hỏi lại mấy người bạn thì tôi mới biết là nó chỉ bổ sung một số chất nào đó mà mình thiếu. Lúc thấy TVShopping có bán mấy loại TPCN, tôi gọi điện để mua, mấy cô trực điện thoại cũng nhắc tôi về điều đó và nói khá kĩ về việc sử dụng. Tôi cũng đọc hướng dẫn và làm theo nên đến giờ thấy khá ổn”.

Những khách hàng hồn nhiên coi thực phẩm chức năng là thuốc như chị Bùi Thu Hằng (SN 78 ngõ 553, đường Giải Phóng, Hà Nội) không phải là hiếm. Không ít người bỏ tiền ra mua một loại TPCN nào đó về nhà với suy nghĩ đang cầm trên tay thứ thần dược có thể trị bách bệnh mà không chịu tìm hiểu kỹ về công dụng thực tế của nó. Điều này đôi khi dẫn đến những hệ quả không như mong muốn.

Đúng là vai trò của TPCN đã được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao trong cuộc sống hiện đại. Một số nhóm như TPCN bổ sung vitamin và khoáng chất, TPCN dạng viên, TPCN “không béo”-  “không đường” - “giảm năng lượng”, hay một số loại chuyên biệt dành cho phụ nữ có thai, trẻ em, người già…, có tác dụng hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, cung cấp dinh dưỡng, tăng đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh. Thực phẩm chức năng được hiểu đơn giản là vậy, nhưng người tiêu dùng đa số lại kỳ vọng hơn vậy nhiều lần. Phần vì được “rót mật” bởi những lời quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, phần vì nóng vội muốn “một phát ăn luôn”, nên nhiều khách hàng đã tự mua về cái sự bực mình mà không hay.
 
Một hình ảnh tư vấn về TPCN trên kênh TV Shopping.

Chị Nguyễn T. Dung (phố Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) ngượng ngùng kể với phóng viên, do bị chồng chưa cưới nhiều lần chê béo nên chị quyết tâm giảm cân trước khi khoác áo cô dâu. Chị tìm mua một loại “thuốc” giảm cân rao bán trên mạng với giá 300.000/hộp rồi uống liền một tuần, chưa thấy thấm tháp gì, chị mua thêm 2 hộp nữa (nhưng khác loại!) rồi uống gấp đôi liều lượng so với trước. Kết quả, chị Dung giảm từ 56kg xuống 55,9kg trong…hai tháng!

Việc người tiêu dùng nhầm lẫn TPCN thành “thần dược” rồi thất vọng tràn trề như trường hợp của chị T.Dung là do quá tin vào những lời chào hàng của một số đối tượng buôn bán kém uy tín trên mạng Internet và cũng bởi chính tâm lý nóng vội của bản thân. Chị Thu Hằng ở Giảng Võ thì may mắn hơn vì hỏi rất kĩ nhân viên bán hàng của kênh TVShopping khi mua một số loại TPCN cho gia đình.

Khách hàng không đơn độc

Thị trường TPCN ở Việt Nam chưa bao giờ sôi động như lúc này. Từ chỗ chỉ có 33 loại sản phẩm khi bắt đầu nhập vào Việt Nam năm 2000, tính tới nay đã có hơn 1.700 loại – hiện có tới hơn 60% sản phẩm được sản xuất trong nước. Theo PGS.TS Trần Đáng - Chủ tịch Hiệp hội TPCN Việt Nam, nhiều là vậy, phát triển nhanh là vậy nhưng mảng tối về TPCN vẫn còn. Đó là sự hiểu biết chưa đầy đủ của các đối tượng, từ nhà quản lý, sản xuất kinh doanh, đến người tiêu dùng, dẫn đến nghi ngờ các sản phẩm TPCN, khiến người tiêu dùng mất đi cơ hội được sử dụng TPCN để bảo vệ, tăng cường sức khỏe cho mình. Đặc biệt là do điều tiếng không hay về kênh bán hàng đa cấp – kinh doanh nhiều mặt hàng TPCN, khiến khách hàng cũng phần nào e ngại.

Trong một bài viết trên tạp chí TP&ĐS, ông Đáng khẳng định, TPCN phải là thực phẩm, nghĩa là cần phân biệt rõ giữa thuốc và thực phẩm chức năng, nhất là các thực phẩm chức năng nhóm bổ sung vitamin, khoáng chất và hoạt chất sinh học. Quan trọng hơn, TPCN phải an toàn. Các thực phẩm chức năng sử dụng lâu dài, có tính truyền thống được đúc kết là hoàn toàn không độc hại. Đối với thực phẩm chức năng mới, có thành phần mới, độ an toàn phải được chứng minh trên cơ sở khoa học. Không chấp nhận việc công bố khả năng chữa trị bệnh của thực phẩm chức năng, mặc dù một số nước công nhận khả năng đó. Ngoài ra, để khách hàng hiểu và yên tâm về sản phẩm mà mình bỏ tiền ra mua thì việc thông tin, quảng cáo, ghi nhãn sản phẩm được coi là TPCN phải được thực hiện theo qui định của pháp luật về thông tin, quảng cáo, ghi nhãn và phải bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng.
 
Ảnh chụp màn hình của một website bán hàng.

Mặc dù vậy, việc quảng cáo cường điệu vai trò của TPCN vẫn khiến không ít người tiêu dùng mắc phải sự cố “nhầm hàng” kể trên. Trên các phương tiện truyền thông, mấy từ ngữ như “tuyệt vời, đỉnh cao, số một, nhất nọ nhì kia…” vẫn được vô tư gán cho TPCN khiến khách hàng chẳng biết tìm đâu ra cái nhất, cái tuyệt vời thực sự. Theo phóng viên ghi nhận, cùng một loại TPCN có tên “Multi..Su…”, trên một trang web mua bán thì được rao “là thuốc có công thức đặc biệt cho phụ nữ trên 50 tuổi được sản xuất tại Canada”, trong khi chương trình giới thiệu trên TVShopping lại kèm theo lưu ý “sản phẩm không phải là thuốc không có tác dụng thay thế cho thuốc chữa bệnh, tham khảo ý kiến bác sỹ trong những trường hợp đặc biệt. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.”

Tiếc là không phải kênh bán hàng nào cũng cung cấp sản phẩm với những tư vấn, khuyến cáo tốt nhất giúp người tiêu dùng yên tâm sử dụng TPCN một cách hiệu quả nhất. Vì vậy, dẫu đã có những quy định liên quan đến trách nhiệm của bên này bên kia, người tiêu dùng vẫn phải là khách hàng thông thái, biết lựa chọn sản phẩm phù hợp, thậm chí phải biết chọn… kênh quảng cáo nữa!

 Trâm Anh

lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này

Sống khỏe - 15 phút trước

GĐXH - Sau 3 ngày ăn tiết canh, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng rất nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng hiện tại rất dè dặt.

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Mẹ và bé - 5 giờ trước

Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua

Sống khỏe - 7 giờ trước

Thịt vịt thường bị xem là 'béo' hơn so với thịt gà nhưng khi hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng và có cách chế biến hợp lý, thịt vịt hoàn toàn có thể trở thành một phần bổ dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày.

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?

Sống khỏe - 10 giờ trước

Mùa hè nóng nực, việc bổ sung nước là rất quan trọng giúp cơ thể đảm bảo được sự hoạt động bình thường. Những người có nguy cơ mất nước cần chú ý uống nước nhiều hơn.

5 nhóm thực phẩm dễ gây ung thư nhất

5 nhóm thực phẩm dễ gây ung thư nhất

Sống khỏe - 11 giờ trước

Ung thư do nhiều nguyên nhân, với tỷ lệ mắc và tử vong ngày càng gia tăng trên toàn cầu. Mặc dù có nhiều yếu tố góp phần vào sự phát triển của ung thư nhưng chế độ ăn uống đóng một vai trò không nhỏ.

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

GĐXH - Người bệnh nhận viện và được theo dõi vỡ u gan cho biết, anh được chẩn đoán u gan cách đây 5 tháng. Tuy nhiên, anh lựa chọn sử dụng thuốc nam tại nhà.

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng

Sống khỏe - 1 ngày trước

Liên tục đại tiện ra máu nhưng bà L. nghĩ rằng mình mắc bệnh trĩ, khi đi khám, bác sĩ phát hiện nữ bệnh nhân mắc ung thư trực tràng giai đoạn cuối.

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Mẹ và bé - 1 ngày trước

GĐXH - Một số yếu tố nguy cơ gây dị tật tủy sống như: Thiếu axit folic trong thai kỳ, tiền sử gia đình có người mắc dị tật ống thần kinh, một số thuốc hoặc bệnh lý người mẹ mắc trong quá trình mang thai...

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Top