Thực phẩm chức năng có thần kỳ?
Hiện nay chế phẩm gọi là thực phẩm chức năng được quảng cáo rầm rộ và rất nhiều người tin dùng.
Nhiều người xem thực phẩm chức năng có tác dụng tốt, thậm chí gọi đó là chế phẩm thần kỳ, nhưng cũng không ít người than phiền chẳng có tác dụng gì, nhiều khi ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Không phải là thuốc
Bên cạnh một số chế phẩm thực phẩm chức năng có chất lượng bảo đảm sự an toàn (đương nhiên phải dùng đúng cách, đúng liều lượng theo hướng dẫn), có nhiều chế phẩm dỏm trà trộn trên thị trường vừa bán rất đắt tiền vừa gây hậu quả bất lợi.
Nhưng cũng thận trọng như dùng thuốc
Nhờ quảng cáo rầm rộ, nhiều thực phẩm chức năng được xem là “thần dược” chữa bá bệnh. Thật ra đây là thực phẩm bổ sung, chỉ có tác dụng hỗ trợ và có rất nhiều hạn chế chứ không phải có tác dụng “thần kỳ”. Như có người uống “dầu cá” suốt cả năm với hi vọng giúp mỡ trong máu tốt, nhưng không ngờ khi khám sức khỏe thì bị rối loạn lipid huyết, tức mỡ trong máu, trong đó có cholesterol cao. Ở đây, đương sự không biết dầu cá chỉ có tác dụng hỗ trợ, có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu có chế độ dinh dưỡng không tốt, ăn quá thừa năng lượng như ăn nhiều dầu mỡ, uống nhiều bia rượu, hoặc người đó đã nhuốm bệnh gọi là tăng lipid huyết thì dù uống bao nhiêu dầu cá vẫn bị tăng lipid huyết.
Cũng cần lưu ý, thực phẩm chức năng vẫn có thể gây tác dụng phụ hay phản ứng có hại giống như thuốc, thậm chí có thể gây dị ứng nặng nề nhất là sốc phản vệ. Vì vậy, cần thận trọng trong sử dụng thực phẩm chức năng. Có lời khuyên: “Khi đi khám hoặc tái khám ở bác sĩ phải báo cho bác sĩ biết đã dùng thực phẩm chức năng loại nào hoặc muốn dùng thêm thực phẩm chức năng. Được thông báo, bác sĩ sẽ quyết định cho dùng hay không nên dùng”, vì thực phẩm chức năng có thể gây tương tác bất lợi với thuốc dùng trong điều trị.
Tóm lại, để phòng chống bệnh tật nên góp phần chống ô nhiễm môi trường, vệ sinh cá nhân thật tốt, dinh dưỡng đầy đủ và đúng cách (tránh ăn uống quá thừa năng lượng, cần ăn nhiều rau quả, trái cây...), vận động hợp lý và nghỉ ngơi đầy đủ, tránh nghiện rượu, thuốc lá, phòng các bệnh viêm nhiễm, có cuộc sống lành mạnh giúp thư thái, lạc quan, yêu đời. Nếu có điều kiện có thể dùng thực phẩm chức năng nhưng phải dùng với ý thức thận trọng như dùng thuốc, cũng như không gán tác dụng gọi là “thần kỳ” cho bất cứ thực phẩm chức năng nào.
Có thể uống vitamin mỗi ngày? * Tôi sợ mình thiếu hụt vitamin do không được đáp ứng đủ qua thức ăn nên mỗi ngày tự bổ sung các loại vitamin tổng hợp, vitamin B, C, canxi, kẽm. Như vậy có được không? (N.N., TP.HCM) - Sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung vitamin và chất khoáng không thay thế được thức ăn, vẫn phải ăn uống đầy đủ, cân bằng các nhóm thực phẩm, đặc biệt tăng cường trái cây, rau quả (được xem là nguồn vitamin thiên nhiên rất tốt). - Trong các loại vitamin, vitamin A và D không được dùng thừa, dùng quá liều vì sẽ tích lũy trong cơ thể và có thể gây ngộ độc. Riêng phụ nữ có thai và trẻ em, đặc biệt trẻ sơ sinh, dùng quá liều vitamin A, D rất nguy hiểm. Nếu dùng quá liều đưa đến thừa vitamin A có thể gây quái thai ở phụ nữ có thai, còn trẻ sơ sinh thì bị tăng áp lực sọ não đưa đến lồi thóp, viêm teo dây thần kinh thị giác.
Dùng quá liều vitamin D sẽ gây vôi hóa nhau thai ở thai phụ, còn trẻ thì bị chán ăn, mệt mỏi, nôn ói, xương hóa sụn sớm. Nếu dùng thực phẩm chức năng ngày uống một viên cần xem kỹ thành phần không được chứa quá 5.000 đơn vị quốc tế (IU) vitamin A và không quá 400 IU vitamin D.
- Không nên dùng vitamin C liều quá cao (hơn 1gam/ngày) vì có thể gây tiêu chảy, loét đường tiêu hóa, sỏi thận khi dùng dài ngày. - Để an toàn khi dùng thuốc nói chung, kể cả dùng thực phẩm chức năng, không nên dùng liên tục trong thời gian dài mà hãy dùng cách khoảng. Như dùng thực phẩm chức năng cung cấp nhiều vitamin khoáng chất bằng cách uống 20 ngày/tháng, còn 10 ngày để nghỉ "xả hơi", sau đó có thể tiếp tục quá trình vừa kể. |
Cô gái 23 tuổi ở Hải Dương nôn ra máu, nhập viện gấp thừa nhận làm việc này trong buổi liên hoan
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Trước khi nhập viện, cô gái 23 tuổi này thừa nhận có đi ăn liên hoan với bạn bè và có uống rượu. Do uống quá nhiều, nên có dấu hiệu buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo máu...
Y bác sĩ xếp hàng xem dị vật trong miệng người đàn ông trẻ
Sống khỏe - 10 giờ trướcPhim chụp X-quang cho thấy trong miệng của người đàn ông 41 tuổi có dị vật là chiếc kim dài 2,1cm.
Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Rau xà lách rocket vô cùng giàu dưỡng chất, có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế sự tiến triển của bệnh tiểu đường loại 2.
Ai dễ bị thiếu máu não?
Sống khỏe - 15 giờ trướcThiếu máu não là tình trạng nghiêm trọng, xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị giảm, dẫn đến thiếu oxy và dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của não. Đây được xem là bệnh lý “tiền” đột quỵ, dễ gây tai biến và tử vong.
Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông 49 tuổi đến viện trong tình trạng đau tức vùng bụng dưới, tiểu khó, nước tiểu thường xuyên lẫn máu.
Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?
Sống khỏe - 17 giờ trướcBệnh thủy đậu không chỉ gây ra triệu chứng khó chịu mà còn để lại nhiều biến chứng. Đặc biệt, bệnh thủy đậu ở người lớn thường ảnh hưởng nặng hơn trẻ em.
Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?
Sống khỏe - 18 giờ trướcTheo thống kê của Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 114.906 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 19 ca tử vong. Một số trường hợp khi mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcViệc thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hạ thấp mỡ máu xấu (cholesterol LDL) trong cơ thể.
Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.
Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, vào mùa nào, trẻ cũng có thể bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nhưng mùa lạnh và lúc giao mùa, tình trạng này gia tăng nhiều hơn.
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.