Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thuốc chống viêm đường hô hấp

Thứ tư, 15:16 18/03/2009 | Sống khỏe

Các thuốc chống viêm đường hô hấp phá vỡ sinh bệnh học của viêm phế quản. Các thuốc này có thể ngǎn ngừa hoặc biến đổi phản ứng viêm đang diễn ra ở đường hô hấp.

Ảnh minh họa.

Các thuốc chống viêm đường hô hấp được dùng trong nhiều bệnh cảnh lâm sàng khác nhau, khi viêm là một thành tố của quá trình bệnh, hay gặp nhất là trong hen và viêm mũi dị ứng, nhưng cũng dùng điều trị bổ trợ trong viêm phổi do Pneumocysitis carinii (PCP), hội chứng tǎng bạch cầu ưa eosin phổi, chứng viêm tắc thanh quản và bệnh sarcoid. Ibuprofen làm chậm tốc độ giảm chức nǎng phổi ở bệnh nhân xơ nang.
 
Viêm đường hô hấp là một yếu tố quan trọng trong đợt hen. Các hướng dẫn chẩn đoán và xử trí hen đề cập đến vai trò của những thuốc chống viêm đường hô hấp khác nhau. Mức độ nặng của bệnh và tuổi bệnh nhân là những yếu tố xác định nên bắt đầu liệu pháp nào. Cả người lớn và trẻ em bị hen nhẹ mạn tính đều có thể ngǎn ngừa hiệu quả cơn hen bằng cromolyn.
 
Nếu bệnh nhân có triệu chứng, bước tiếp theo là dùng thêm chất chủ vận beta. Các corticosteroid hít, mặc dù được xem là an toàn hơn liệu pháp toàn thân, vẫn có nguy cơ tác dụng phụ. Liệu pháp corticosteroid hít kéo dài ở trẻ em bị hạn chế vì nguy cơ gây giảm tǎng trưởng, ức chế thượng thận, hoặc loãng xương. Cromolyn là liệu pháp đầu bảng để dự phòng vì thuốc được dung nạp tốt và chỉ có những tác dụng nhẹ.

Để điều trị lâu dài hen vừa, cromolyn tiếp tục là thuốc chống viêm đường hô hấp lý tưởng, còn corticosteroid là một lựa chọn có thể chấp nhận được ở người lớn. Nếu triệu chứng vẫn tồn tại hoặc tiến triển ở người lớn, có thể dùng một liệu trình corticosteroid uống ngắn ngày. Bước tiếp theo ở trẻ em là corticosteroid hít phối hợp hoặc không phối hợp với cromolyn.

Khi bệnh tiếp tục nặng lên, liệu pháp điều trị phải tích cực hơn. Corticosteroid hít là thuốc hàng đầu cho cả người lớn và trẻ em, cùng hoặc không cùng cromolyn hoặc các thuốc khác. Nếu vẫn không kiểm soát được các triệu chứng một cách hiệu quả, nên cân nhắc dùng thêm một đợt ngắn corticosteroid uống hoặc một liệu pháp thay thế lâu dài khác.
 
Nếu trẻ có triệu chứng nặng, có thể tính đến liệu pháp corticosteroid toàn thân; cần cân nhắc nguy cơ-lợi ích khi quyết định dùng liệu pháp này. Chỉ dùng corticosteroid tiêm tĩnh mạch để điều trị đợt hen nặng cấp tính ở bệnh nhân cấp cứu hoặc bệnh nhân đã nằm viện.

Cromolyn được khuyến nghị dùng để phòng cơn hen do gắng sức, không dùng thuốc để điều trị các triệu chứng sau khi gắng sức. Dung dịch nhỏ mũi được chỉ định để điều trị và phòng viêm mũi dị ứng. Nedocromil chỉ được chỉ định để điều trị duy trì hen phế quản. Nedocromil tương đương với cromolyn trong phòng ngừa hen do gắng sức, mặc dù cromolyn có thời gian tác dụng dài hơn. Khi hướng dẫn được soạn thảo khi chưa có nedocromil, nhưng có thể thay thế cho cromolyn. Nedocromil có độ an toàn và hiệu quả tương tự cromolyn.

Các corticosteroid dùng đường mũi tại chỗ có tác dụng chống viêm trực tiếp tại chỗ với tác dụng phụ toàn thân tối thiểu. Các chế phẩm đường mũi chủ yếu được dùng để phòng và điều trị các triệu chứng viêm mũi theo mùa hoặc viêm mũi quanh nǎm. Nên nghĩ đến corticosteroid dùng đường mũi trước khi dùng corticosteroid toàn thân vì có nhiều nguy cơ liên quan đến việc dùng toàn thân. Nhiều corticosteroid hít đường miệng có dạng dùng đường mũi, như fluticason. Budesonid là một corticosteroid được bán ở châu Âu dưới dạng hít, nhưng chỉ được Mỹ cho phép dùng ở dạng nhỏ mũi.

Có rất ít sự khác nhau giữa các chế phẩm corticosteroid dùng đường mũi hiện có. Tất cả các chế phẩm này được chỉ định điều trị viêm mũi dị ứng. Dexamethason cũng có lợi trong điều trị polyp và beclomethason giúp ngǎn ngừa tái phát polyp mũi sau phẫu thuật cắt polyp.
 
Không dùng triamcinolon và fluticason cho trẻ em dưới 12 tuổi, và không nên dùng các chế phẩm corticosteroid đường mũi khác cho trẻ dưới 6 tuổi. Cả fluticason, budesonid và triamcinolol đều có thể dùng một lần/ngày, nhưng cũng có thể chia nhiều liều. Beclomethason, dexamethason và flunisolid đều được dùng ít nhất 2 lần tới 3-4 lần/ngày.
 
 
Theo Thuốc & Sức khỏe
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

Ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

Bệnh thường gặp - 48 phút trước

Ho rất thường gặp và là triệu chứng của nhiều tình trạng sức khỏe hô hấp khác nhau. Khi ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

Đỗ Đạt gây bão mạng xã hội vì con gái quấy khóc đêm

Đỗ Đạt gây bão mạng xã hội vì con gái quấy khóc đêm

Sống khỏe - 2 giờ trước

Từ ngày trở thành "ông bố trẻ", tiktoker Đỗ Đạt rất stress đến mức ra ít video hẳn đi vì con liên tục quấy khóc đêm, khó ngủ.

3 cách ăn bún dễ gây bệnh, người Việt nhất định phải tránh

3 cách ăn bún dễ gây bệnh, người Việt nhất định phải tránh

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Bún tuy mềm và dễ ăn nhưng một số đặc điểm trong quá trình sản xuất khiến nó có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhất là trong mùa nắng nóng.

Sẵn sàng cho Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Sẵn sàng cho Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 3 giờ trước

Vào 20h tối nay (17/5), tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2.

10 thảo dược trị ho hiệu quả

10 thảo dược trị ho hiệu quả

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Ho có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến cơ thể mệt mỏi, học tập, làm việc giảm sút. Sử dụng thảo dược trị ho là một trong những biện pháp hiệu quả và an toàn.

Cụ bà 94 tuổi được thay khớp hàng sau 3 ngày ngã mới đưa vào viện

Cụ bà 94 tuổi được thay khớp hàng sau 3 ngày ngã mới đưa vào viện

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH - Cụ bà 94 tuổi ngã chân biến dạng và bất lực vận động, xuất hiện nhiều vết loét vùng mông và lưng đã được các bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Giao thông vận tải vừa thay khớp háng nhân tạo.

Người phụ nữ ở Phú Thọ phải cắt 1 bên thận vì chủ quan với chứng bệnh này

Người phụ nữ ở Phú Thọ phải cắt 1 bên thận vì chủ quan với chứng bệnh này

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ phát hiện có sỏi nhỏ trong niệu quản nhưng vì chủ quan, không điều trị dứt điểm dẫn đến thận bị mất chức năng, phải phẫu thuật cắt bỏ thận một cách đáng tiếc.

Sự "khắt khe" của Hội đồng Bình chọn với sản phẩm đạt danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần 2

Sự "khắt khe" của Hội đồng Bình chọn với sản phẩm đạt danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần 2

Y tế - 7 giờ trước

Các sản phẩm thuốc đạt danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2 phải vượt qua được cuộc bình chọn với các tiêu chí và quy trình bình chọn khắt khe. Chỉ những sản phẩm nào được 75% số phiếu bầu của Hội đồng Bình chọn mới được báo cáo Bộ Y tế xem xét.

20h tối nay, truyền hình trực tiếp Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

20h tối nay, truyền hình trực tiếp Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 9 giờ trước

Vào lúc 20h tối 17/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2, Đài Truyền hình Việt Nam.

Một chế độ ăn giảm cân quen thuộc có nguy cơ gây bệnh tim

Một chế độ ăn giảm cân quen thuộc có nguy cơ gây bệnh tim

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

Chế độ ăn Keto từng được cho là một phương pháp giảm cân kỳ diệu nhưng thực chất chế độ ăn kiêng này tiềm ẩn một số rủi ro cho sức khỏe, đặc biệt là những ảnh hưởng lâu dài đối với sức khỏe tim mạch.

Top