Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thuốc “dexa” gây hại gì cho trẻ?

Thứ sáu, 07:29 27/10/2017 | Sống khỏe

Thưa bác sĩ, em có con nhỏ 9 tháng tuổi, bị viêm tiểu phế quản, có dùng thuốc “dexa” thì bệnh đỡ ngay.

Em xin hỏi, do bé nhà em hay bị tái phát bệnh, nếu em cho bé dùng thuốc này thường xuyên thì có hại gì không?

Trần Hồng Hải (TP.Hồ Chí Minh)

“Dexa” hay dexamethason là một loại corticoid có tác dụng chống viêm mạnh nhất trong nhóm. Tuy nhiên, dexamethason nói riêng và các thuốc trong nhóm corticoid nếu không được dùng đúng sẽ gây hậu quả khôn lường. Về nguyên tắc và trong tài liệu của thuốc đều nói khi dùng thuốc ngắn ngày thì không ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, đối với trẻ em, các bệnh viêm mũi họng, viêm tiểu phế quản thường tái phát. Theo thống kê, trung bình mỗi năm một đứa trẻ có thể mắc các bệnh ở đường hô hấp khoảng 10 lần. Như vậy, nếu sử dụng đều đều loại thuốc này mỗi lần từ 5-7 ngày thì quả là một điều khó kiểm soát.

Trong nhi khoa, các corticoid được sử dụng trong một số bệnh lý như: Hen phế quản, các bệnh về máu liên quan đến hệ miễn dịch, bệnh cầu thận ( hội chứng thận hư , viêm cầu thận...); bệnh hệ thống (lupus, viêm khớp thiếu niên…) và một số chứng dị ứng khác. Tuy nhiên, khi buộc phải dùng thuốc này, bệnh nhi cần phải được bác sĩ chuyên khoa theo dõi chặt chẽ, điều chỉnh thuốc để mang lại hiệu quả cao khi sử dụng và hạn chế tối đa các tác dụng phụ của thuốc.

Các tác dụng phụ của corticoid nói chung và dexamethason nói riêng (thường gặp khi dùng dài ngày, liều cao) như sau: Rối loạn tâm thần (rối loạn giấc ngủ, rối loạn tinh thần và các bệnh lí tâm thần). Ảnh hưởng trên da và mô mềm (vẻ cushing - mặt tròn như mặt trăng, tích lũy mỡ nửa người trên..., teo da, mỏng da, rạn da bụng, rậm lông, phù, nổi mụn. Ảnh hưởng trên hệ thần kinh (bệnh lý thần kinh, vận động bất thường...). Ảnh hưởng trên hệ tim mạch (tăng huyết áp). Trên hệ cơ xương khớp (gây loãng xương, hoại tử xương vô trùng, loạn dưỡng cơ, chậm lớn). Ngoài ra, thuốc còn có thể gây nên các bệnh như: đái tháo đường, suy tuyến thượng thận, dậy thì sớm, suy giảm miễn dịch, giảm lympho bào, làm âm tính giả các thử nghiệm áp da, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp…

Do đó, bạn hãy thận trọng với các điều trị có corticoid. Tốt nhất, bạn hãy đưa con tới phòng khám chuyên khoa nhi uy tín để được hướng dẫn điều trị cũng như biện pháp chăm sóc bé và dự phòng các cơn bệnh tái phát. Chúc bé khỏe!

Theo BS. Trần Văn Công/SK&ĐS

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sau mũi tiêm tại phòng khám tư, người đàn ông liệt tứ chi hoàn toàn

Sau mũi tiêm tại phòng khám tư, người đàn ông liệt tứ chi hoàn toàn

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng liệt tứ chi, cơ lực bằng 0, mất phản xạ, kèm suy hô hấp nặng do liệt cơ hô hấp.

Người đàn ông 33 tuổi phải cắt bỏ thực quản vì làm 1 việc sai lầm này trong lúc say rượu

Người đàn ông 33 tuổi phải cắt bỏ thực quản vì làm 1 việc sai lầm này trong lúc say rượu

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Trong một lần say rượu, anh T. vô tình uống nhầm hóa chất, gây bỏng thực quản nặng không thể phục hồi. Các bác sĩ đã tiến hành nội soi cắt thực quản và tạo hình lại bằng dạ dày.

6 dấu hiệu 'thầm lặng' cảnh báo học sinh đang thiếu hụt dinh dưỡng

6 dấu hiệu 'thầm lặng' cảnh báo học sinh đang thiếu hụt dinh dưỡng

Mẹ và bé - 5 giờ trước

Thiếu hụt dinh dưỡng ở học sinh là tình trạng phổ biến nhưng lại thường bị bỏ qua, do các dấu hiệu thường không rõ ràng, diễn tiến âm thầm. Nếu không được nhận diện và can thiệp sớm sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ.

Nắng nóng gay gắt, thận trọng với những dấu hiệu này kẻo đi viện không kịp

Nắng nóng gay gắt, thận trọng với những dấu hiệu này kẻo đi viện không kịp

Sống khỏe - 18 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, sốc nhiệt trong mùa nắng nóng là một tình trạng cấp cứu y tế. Việc chậm trễ trong xử trí có thể khiến người bệnh bị tổn thương não, các cơ quan nội tạng, thậm chí tử vong.

3 ngày sau khi ăn lòng lợn, tiết canh, người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội rơi vào nguy kịch

3 ngày sau khi ăn lòng lợn, tiết canh, người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội rơi vào nguy kịch

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mệt, kích thích, nổi nhiều ban tím trên cơ thể, khó thở, chi lạnh nên nhanh chóng được đặt ống nội khí quản thở máy và lọc máu.

Thời điểm uống cà phê đem lại nhiều lợi ích

Thời điểm uống cà phê đem lại nhiều lợi ích

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mọi người thường có thói quen uống cà phê vào buổi sáng nhưng không phải giờ nào cũng phù hợp.

2 bệnh viện đầu ngành chạy đua cứu sống mẹ con sản phụ mắc căn bệnh nguy hiểm

2 bệnh viện đầu ngành chạy đua cứu sống mẹ con sản phụ mắc căn bệnh nguy hiểm

Mẹ và bé - 1 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, mang thai khi đang điều trị lao kháng thuốc là trường hợp đặc biệt nguy hiểm khi vừa phải đảm bảo tính mạng cho mẹ, vừa phải bảo vệ thai nhi trong bụng.

Chỉ sau vài ngày bị sốt, người đàn ông 35 tuổi rơi vào nguy kịch do căn bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ

Chỉ sau vài ngày bị sốt, người đàn ông 35 tuổi rơi vào nguy kịch do căn bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, bệnh nhân bị viêm cơ tim, một biến chứng hiếm gặp của sởi. Điều này khiến quá trình điều trị càng trở nên phức tạp, tiên lượng hạn chế.

7 lưu ý giúp chạy bộ an toàn, tránh đột quỵ

7 lưu ý giúp chạy bộ an toàn, tránh đột quỵ

Sống khỏe - 1 ngày trước

Chạy bộ tốt cho sức khỏe, nhưng nếu chủ quan, không tầm soát bệnh lý tim mạch và tập sai cách, người chạy có thể đối mặt nguy cơ đột quỵ bất cứ lúc nào.

5 loại thực phẩm phổ biến cải thiện tình trạng thiếu máu

5 loại thực phẩm phổ biến cải thiện tình trạng thiếu máu

Sống khỏe - 1 ngày trước

Thiếu máu khiến cơ thể dễ mệt mỏi, năng lượng thấp, chán nản... có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến tim mạch (như suy tim, rối loạn nhịp tim), thiếu máu não… nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.

Top