Thuốc trì hoãn kinh nguyệt có phải là thuốc ngừa thai?
Tôi đang chuẩn bị cho một sự kiện lớn nhưng lại rơi vào đúng chu kỳ hàng tháng.
Tôi muốn tìm hiểu về thuốc làm chậm kinh nguyệt và liệu thuốc này có phải là thuốc ngừa thai hay không? Mong nhận được lời giải đáp, tôi xin cảm ơn.
Thu Hoài (Hà Nội)
Thuốc trì hoãn kinh nguyệt là thuốc chứa hormon progesterone. Hormon estrogen được sản sinh vào nửa đầu kinh nguyệt có tác dụng kích thích sự phát triển của niêm mạc tử cung. Hormon progesterone được sản xuất nửa sau kinh nguyệt bị giảm đi, dẫn tới niêm mạc tử cung bong ra, tạo ra kinh nguyệt. Khi bạn uống thuốc trì hoãn kinh nguyệt thì hormon progesterone từ bên ngoài vào sẽ không cho phép niêm mạc tử cung chảy máu, nhờ vậy kinh nguyệt sẽ tạm thời được trì hoãn. Nhiều người vẫn nhầm lẫn rằng thuốc trì hoãn kinh và thuốc tránh thai đều là một. Thực tế, thuốc tránh thai ngăn cản sự rụng trứng để phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn trong khi thuốc trì hoãn kinh lại hoạt động ở niêm mạc tử cung, không có tác dụng tới sự rụng trứng, bởi vậy không ngăn ngừa sự mang thai.
Nếu bạn muốn trì hoãn kinh nguyệt thì nên uống thuốc 3-4 ngày trước khi dự đoán có kinh rồi tiếp tục uống cho đến ngày bạn muốn trì hoãn kinh. Bạn nên liên hệ với bác sĩ phụ khoa để được tư vấn cụ thể nhất bởi tùy vào cân nặng, chu kỳ kinh nguyệt, các vấn đề sức khỏe của bạn để có liều thuốc thích hợp nhất. Sau khi bạn ngưng dùng thuốc, lượng hormon sẽ suy giảm đột ngột để xuất hiện kinh. Nhiều trường hợp sẽ có kinh ngay lập tức sau vài giờ ngừng thuốc. Tuy nhiên, có những trường hợp phải cần tới 10 -15 ngày thì kinh nguyệt mới trở lại. Nếu bạn không thấy có kinh sau 15 ngày dùng thuốc thì tốt nhất nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác.
Bạn cũng nên cân nhắc trong những trường hợp bất đắc dĩ mới phải dùng thuốc. Bởi nếu sử dụng nhiều, thuốc sẽ gây ức chế chu kỳ hormon tự nhiên của cơ thể. Không những vậy, còn có thể dẫn tới những cơn đau nghiêm trọng.
Theo DS. Vũ Thùy Dương/SK&ĐS

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 33 giây trướcGĐXH - Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 người ăn bơ thì 9 người vứt bỏ thứ này mà không hay là 'báu vật' dưỡng tim, làm đẹp, tốt cho tiêu hóa
Sống khỏe - 1 giờ trướcNhiều người sẽ phải “tiếc hùi hụi” khi nhận ra từ trước tới giờ toàn vứt bỏ phần này trong quả bơ trong khi nó cực kỳ hữu ích.

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'
Sống khỏe - 11 giờ trướcNhiều người có xu hướng chỉ chú ý đến ngày hết hạn in trên sản phẩm. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng của một số vật dụng sẽ giảm đi rất nhiều sau khi chúng ta bắt đầu sử dụng.

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý
Sống khỏe - 13 giờ trướcGĐXH - Vụ việc 'sữa giả' đang khiến hàng triệu phụ huynh hoang mang, bởi hình thức sữa giả ngày càng khó nhận biết.

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!
Sống khỏe - 14 giờ trướcRất nhiều người sẽ phải bất ngờ khi nhận ra mình đang uống những loại nước là “đồng phạm” của nhiều bệnh ung thư từ ngày này qua ngày khác.

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều
Sống khỏe - 15 giờ trướcGiảm thiểu tiêu thụ đường là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và duy trì làn da khỏe mạnh.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Các thuốc điều trị loét thực quản
Sống khỏe - 20 giờ trướcLoét thực quản là một dạng loét trong hệ thống tiêu hóa, làm tổn thương các mô của thực quản. Việc dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây loét…

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Trẻ nên ăn thực phẩm nào để tăng chiều cao?
Sống khỏe - 1 ngày trướcMặc dù yếu tố di truyền đóng vai trò quyết định chiều cao của trẻ, nhưng việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý là rất quan trọng để tối đa hóa sự tăng trưởng chiều cao này...

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặpGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.