Thường xuyên bị bệnh cúm và cảm lạnh thông thường: Đừng quên bổ sung những thực phẩm này để ngăn chặn
Đây đều là những thực phẩm giàu flavonoid thuộc hàng top, ngăn chặn tối đa nguy cơ cảm cúm, cảm lạnh, giúp bạn khỏe mạnh trông thấy mỗi ngày.
Flavonoid là các hợp chất polyphenolic có nguồn gốc thực vật có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm hoạt động kháng vi-rút (để chống lại bệnh cúm ) và chống lạnh (để chống lại cảm lạnh thông thường). Chúng không chỉ giúp chống lại các mầm bệnh mà còn ức chế sự sao chép của chúng, điều chỉnh hệ thống miễn dịch và cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột.
Flavonoid thường được tìm thấy trong nhiều loại trái cây và rau quả. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm có chúng rất phong phú. Chúng cũng là nhóm chất chuyển hóa thứ cấp lớn nhất được tìm thấy trong thực phẩm, tiếp theo là axit phenolic và amit polyphenolic. Một số flavonoid thiết yếu được tìm thấy trong thực phẩm bao gồm flavon (apigenin, flavone, luteolin), isoflavone, flavonols (quercetin, kaempferol), flavanone glycoside (hesperidin), flavanols (catechin) và anthocyanins.

Một số nghiên cứu đăng tải trên Healthline nhận định, flavonoid hoạt động với các vi khuẩn đường ruột để bảo vệ chúng ta khỏi bệnh cúm và các bệnh nhiễm virus khác và người ta cần các vi khuẩn thích hợp trong ruột để sử dụng các flavonoid đó kiểm soát phản ứng miễn dịch. Vậy, bạn có biết những loại thực phẩm giàu flavonoid có thể giúp chống lại hoặc ngăn ngừa bệnh cúm và cảm lạnh thông thường?
Danh sách những thực phẩm giàu flavonoid có thể giúp phòng chống bệnh cúm và cảm lạnh thông thường là:
Trái cây giàu flavonoid
Táo và vỏ táo
Táo giàu flavonoid như kaempferol và quercetin, vỏ táo giàu luteolin. Tất cả ba loại flavonoid nói trên được biết là có tác dụng chống tái phát và chống nhiễm trùng đối với virus cúm.
Nho đỏ
Những loại lavonoid phổ biến nhất được tìm thấy trong nho đỏ là anthocyanins, flavonols, catechin và proanthocyanidins. Anthocyanins chỉ được tìm thấy trong nho đỏ so với các loại nho khác. Đây đều là những nguồn chất dồi dào khiến virus cúm "sợ hãi".

Những loại lavonoid phổ biến nhất được tìm thấy trong nho đỏ là anthocyanins, flavonols, catechin và proanthocyanidins.
Mâm xôi đen
Mâm xôi có hoạt tính chống oxy hóa mạnh do sự hiện diện của một số lượng lớn các flavonoid như flavone (luteolin), flavonols (myricetin và quercetin), flavanols (gallocatechin, epigallocatechin và catechin) và anthocyanidins (cyanidin).
Mâm xôi đỏ
Chúng rất giàu flavonoid như quercetin và anthocyanins. Các hoạt động chống oxy hóa của quả mâm xôi đỏ do sự hiện diện của flavonoid. Chúng có thể giúp ngăn ngừa nhiễm vi-rút và điều trị cảm lạnh và cúm.
Cam
Chất flavonoid trong cam có thể giúp cải thiện các triệu chứng của cảm lạnh và cúm như buồn nôn và ho. Nó chứa các flavonoid như quercetin, apigenin và kaempferol. Nước cam cũng rất giàu flavonoid và có thể giúp điều trị các bệnh nhiễm trùng do virus.
Rau củ giàu flavonoid
Bắp cải đỏ
Bắp cải đỏ muối và tươi có hàm lượng flavonoid cao nhất như catechin, kaempferol, quercetin và apigenin. Cyanidin, một loại anthocyanins là flavonoid chủ yếu trong bắp cải đỏ giúp điều trị nhiều loại virus cúm kháng thuốc.

Bắp cải đỏ muối và tươi có hàm lượng flavonoid cao nhất như catechin, kaempferol, quercetin và apigenin.
Cà rốt
Cà rốt chứa nhiều flavonoid quan trọng như quercetin, myricetin, naringenin, kaempferol, rutin, apigenin và luteolin. Các hợp chất hoạt tính sinh học này có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và chống virus.
Cải củ Thụy Điển
Cải củ Thụy Điển có thể giúp điều trị các triệu chứng cảm lạnh và cúm như đau họng. Khi trộn với mật ong, cải củ Thụy Điển có tác dụng làm long đờm và giúp loại bỏ đờm, giảm ho.
Rau cần tây
Cần tây rất giàu flavonoid như apigenin. Đây là một loại rau thuốc có thể giúp điều trị chứng viêm do virus cúm và virus rhino và làm giảm các triệu chứng của cảm lạnh và cúm như đau họng, đau người và ho.
Hành tây
Hành tây chứa các chất flavonoid như flavonols, anthocyanins, dihydroflavonols, kaempferol, quercetin và apigenin. Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn hành sống hoặc hành tây chiên sơ để có được lợi ích tối đa.
Những thực phẩm giàu flavonoids khác
Rượu vang đỏ
Các flavonoid chính được tìm thấy trong rượu vang đỏ bao gồm các flavanol như catechin; flavonols như myricetin và quercetin; anthocyanins như malvidin-3-glucoside. Uống rượu vang đỏ vừa phải giúp tăng cường hệ miễn dịch để chống lại một số chủng virus cúm cùng nhiều loại virus khác.

Các flavonoid chính được tìm thấy trong rượu vang đỏ bao gồm các flavanol như catechin; flavonols như myricetin và quercetin.
Trà đen
Một nghiên cứu trên Health nói rằng trà đen chứa khoảng 200mg flavonoid trên 100ml so với 71-126mgcủa trà xanh trên 100ml. Catechin là flavonoid chính được tìm thấy trong trà đen cùng với isoflavone và anthocyanins.
Đậu nành
Isoflavones flavonoid chủ yếu được tìm thấy trong đậu nành và các sản phẩm thực phẩm từ đậu nành. Genistein, một loại isoflavone trong đậu nành được biết là làm giảm khả năng lây nhiễm của một số chủng virus, bao gồm virus cúm và rhinovirus.
Cây họ đậu
Các loại đậu bao gồm đậu đen, đậu xanh, đậu lăng và đậu Hà Lan... đều giàu các loại flavonoid như isoflavone, bao gồm genistein và daidzein. Chúng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa các cơn cảm lạnh và cúm tái phát.
Sô cô la đen
Một nghiên cứu đăng tải trên Healthline từng nói về tác dụng chống virus của ca cao được sử dụng trong sản xuất sô cô la đen. Tác dụng này chủ yếu là do sự hiện diện của các flavonoid như catechin, procyanidins và epicatechin được tìm thấy chủ yếu trong thực phẩm này.
Theo Nhịp Sống Việt
(Nguồn: Health, Healthline, Boldsky)

Người phụ nữ ở Hà Nội suýt phải cắt cụt chân chỉ vì một nốt ruồi nhỏ
Sống khỏe - 48 phút trướcGĐXH - Khi phát hiện có nốt đen ở gan bàn chân, bà P. tự đi chích, đốt điện và dùng thuốc không rõ nguồn gốc. Hậu quả, vết thương của bà ngày càng lan rộng, loét sâu, đau đớn khiến việc đi lại gặp nhiều khó khăn.

8 món ngon, giàu dinh dưỡng nhưng người bệnh tiểu đường cần kiểm soát khi ăn để bảo vệ đường huyết
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Việc hiểu biết và nắm được những thực phẩm có chỉ số GI cao sẽ giúp những người bị bệnh tiểu đường kiểm soát khẩu phần ăn hằng ngày, ổn định đường huyết.

Chế độ ăn có ích nhất ở tuổi 40 giúp tuổi 70 lão hóa khỏe mạnh
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcMột nghiên cứu mới phát hiện chế độ ăn uống lành mạnh ở độ tuổi 40 và 50 có thể giúp não minh mẫn hơn khi lão hóa. Chế độ ăn uống có ích nhất là Chỉ số ăn uống lành mạnh thay thế (AHEI), chủ yếu bao gồm chế độ ăn giàu rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và chất béo lành mạnh.

Nguyên nhân khiến người phụ nữ 53 tuổi tử vong khi tham gia giải chạy ở Huế
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, trước khi tham gia giải chạy, bệnh nhân P. có bệnh lý nền, bị phình mạch não.

10 đặc điểm của những người tránh xa ung thư
Sống khỏe - 6 giờ trướcGĐXH - Báo cáo mới nhất do Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới (WCRF) và Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ (AICR) công bố đã đưa ra 10 khuyến nghị về phòng ngừa ung thư đáng được quan tâm.

3 thay đổi nhỏ thu lợi lớn khi ăn cá
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcChỉ ăn cá 2-3 lần mỗi tuần, bỏ phần da… sẽ giúp bạn tận dụng tối đa lợi ích của cá, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm độc.

Loại quả thơm nức mũi nhưng người mắc gan nhiễm mỡ nên tránh xa
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcMít là một loại trái cây phổ biến ở Việt Nam, nhưng ăn mít có thể gây ra những nguy hiểm cho sức khỏe ở một số người.

Đi bộ mà có 5 dấu hiệu này chứng tỏ cholesterol đang 'chạm đỉnh nóc', muốn tuổi thọ cao hay trẻ lâu cũng khó
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcKhi cholesterol đang cao bất thường, cơ thể sẽ phản ứng thông qua 5 dấu hiệu này khi đi bộ mà ít người biết.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh suy thận, người trẻ cũng cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Những biến chứng của bệnh suy thận vô cùng nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Chính vì vậy, việc phòng ngừa bệnh là điều vô cùng cần thiết.

3 loại rau dễ 'ngậm thuốc trừ sâu' nhất chợ, nhất là cái số 1
Sống khỏe - 22 giờ trướcRau là nguồn thực phẩm quan trọng trong chế độ ăn uống. Tuy nhiên hiện nay, vấn đề "rau bẩn" với lượng thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất tồn dư trong rau củ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dùng.

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.