Tiêm vaccine 5 trong 1 ComBE Five: Sau khi tiêm, cần theo dõi trẻ trong bao lâu?
GiadinhNet - Trong số gần 102.000 trẻ được tiêm vaccine ComBE Five ở 19 tỉnh, thành phố, chỉ có 0,05% trẻ có phản ứng nặng như khóc dai dẳng, sốt cao…

Thăm, kiểm tra những trường hợp tiêm vaccine ComBE Five tại huyện Ứng Hoà, Hà Nội. Ảnh: P.V
0,05% trẻ có phản ứng nặng sau tiêm ComBE Five
Chiều 7/1, GS.TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết, tính đến hết ngày 6/1, có 19 tỉnh thành với gần 102.000 trẻ tiêm vaccine ComBe Five với 1,8% phản ứng (sốt nhẹ, sưng đau nhẹ tại chỗ tiêm, các triệu chứng khác như khó chịu, quấy khóc…), 0,05% trẻ phản ứng nặng. Các trường hợp này đã ổn định sau khi được cán bộ y tế theo dõi, điều trị.
GS.TS Đặng Đức Anh cho biết: “So với khuyến cáo cho phép thì tỷ lệ này hoàn toàn trong giới hạn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra, tương tự với tỷ lệ phản ứng khi trẻ tiêm Quinvaxem”. Trước câu hỏi một số trẻ ở một số địa phương có phản ứng nặng hơn bình thường, theo GS.TS Đặng Đức Anh, có phản ứng sốt cao, khóc kéo dài... nhưng vị chuyên gia này khẳng định vẫn trong khuyến cáo chung của WHO.
Vaccine ComBE Five được đưa vào hệ thống tiêm chủng mở rộng trên toàn quốc từ tháng 12/2018 và trong tháng 1/2019, vaccine sẽ được sử dụng ở tất cả các địa phương trên toàn quốc.
Trước thông tin nhiều phụ huynh bày tỏ lo lắng về việc vaccine ComBE Five có nhiều phản ứng cho trẻ nhỏ, đặc biệt là tình trạng sốt trên 380C, PGS.TS Dương Thị Hồng – Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết, trẻ sau khi tiêm vaccine bất kỳ hay có những phản ứng thông thường như sốt, quấy khóc.
Với vaccine 5 trong 1 có thành phần ho gà toàn tế bào, tỷ lệ sốt trên 380C lên tới 50% và đây là một phản ứng tốt sau tiêm. Theo vị chuyên gia này, nhất là với phản ứng đau tại chỗ, sốt trên 380C, các triệu chứng toàn thân thì các vaccine có thành phần ho gà toàn tế bào đều chiếm trên 50% tỷ lệ tiêm.
“So với tỷ lệ tiêm hơn 100.000 liều vaccine ComBE Five, nếu so sánh “nôm na” tỷ lệ mà Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo về các biểu hiện sốt, phản ứng tại chỗ sau tiêm tới 50%, thì phải có một nửa trẻ có quấy khóc, sốt nhẹ đến sốt trên 380C, xuất hiện các triệu chứng toàn thân...”, PGS.TS Dương Thị Hồng giải thích thêm.
Vị chuyên gia này cũng cho rằng thông tin tỷ lệ trẻ phản ứng sau tiêm với vaccine ComBE Five nhiều hơn so với Quinvaxem – loại vaccine mà Việt Nam đã đưa vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng từ tháng 6/2010 và ngừng trong năm 2018, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Dương Thị Hồng cho rằng so sánh này chưa hợp lý. Lý do là Quinvaxem được dùng trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng được 8 năm, với hơn 30 triệu liều được tiêm cho hơn 10 triệu trẻ. Phản ứng sau khi tiêm chủng chiếm tỷ lệ 50%. “Còn đối với vaccine ComBE Five, trong thời gian qua tỷ lệ phản ứng như sốt thông thường sau khi tiêm chỉ chiếm tỷ lệ 5% trong tổng số trẻ đã tiêm vaccine này”, PGS.TS Dương Thị Hồng nói.
Cha mẹ cần chủ động thông báo tình trạng sức khỏe hiện tại của con mình
Tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu nhất dự phòng các bệnh truyền nhiễm. Nếu trẻ không tiêm vaccine sẽ để lại những hậu quả hết sức nặng nề. Các chuyên gia nhấn mạnh: Không có vaccine nào an toàn tuyệt đối. Bởi vaccine cũng như thuốc, thực phẩm có thể gây phản ứng dị ứng trên những cơ địa nhất định. Càng tiêm với số lượng lớn, tỷ lệ phản ứng sau tiêm vaccine sẽ càng nhiều (chứ không phải ít đi) nhưng tỷ lệ bệnh tật sẽ giảm.
Như bài học cách đây 6 năm, năm 2013, Việt Nam có 5 tháng tạm dừng Quinvaxem (phòng 5 bệnh, trong đó có ho gà) về những lo ngại phản ứng sau tiêm chủng. Điều đó đã gây nên tâm lý sợ tiêm chủng. “Đến năm 2014, số bệnh nhân ho gà tăng khủng khiếp, hơn 100 trường hợp tử vong do tiêm chủng. Vai trò của vaccine với các bệnh truyền nhiễm là vô cùng quan trọng, các bậc cha mẹ không nên vì những tin đồn thất thiệt mà không cho trẻ đi tiêm”, PGS.TS Dương Thị Hồng cảnh báo.
Bộ Y tế khuyến cáo, các bà mẹ cần chủ động thông báo về tình trạng sức khỏe hiện tại của con mình như trẻ đang bị ốm, đang dùng thuốc, tiền sử dị ứng, đặc biệt có phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước như: Sốt cao, quấy khóc kéo dài, phát ban, sưng nề vùng tiêm.
Sau mũi tiêm, bà mẹ hãy đồng hành theo dõi con mình từ lúc tiêm tới 1-2 ngày sau đó để phát hiện triệu chứng bất thường như: Khó thở, tím tái, khóc thét, sốt cao, co giật, phát ban, li bì, chân tay lạnh; nôn trớ nhiều lần, bỏ bữa ăn, bú kém, bỏ bú... để đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị. Còn với các phản ứng thông thường như sưng đau tại chỗ, sốt trên 380C, các triệu chứng toàn thân có thể gặp tới 50% và là phản ứng thông thường của vaccine. “Nếu trẻ sốt, cần cặp nhiệt độ và theo dõi, dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo sự hướng dẫn của cán bộ y tế”, chuyên gia cho biết.
Theo tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ phản ứng thông thường đối với các vaccine chứa thành phần ho gà toàn tế bào, trong đó có vaccine ComBE Five: Sốt từ 38-39oC chiếm tới 44,5%, phản ứng sưng 38,5%, nóng đỏ tại chỗ tiêm có thể tới 56,3%, đau 25,6%, các phản ứng khác như quấy khóc kéo dài là 3,5%.
19 tỉnh, thành đã tiêm vaccine ComBE Five gồm: Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Giang, Hoà Bình, Hà nội, Yên Bái, Quảng Nam, Bình Định, Quảng Ngãi, Kon Tum, Đắk Lắk, Gia Lai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang, Long An, Cần Thơ, Cà Mau.
Võ Thu

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng
Y tế - 23 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dị vật đã ăn sâu và dính chắc vào niêm mạc âm đạo của bệnh nhi, rất khó lấy ra bằng kỹ thuật thông thường.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật
Y tế - 4 ngày trướcMáy bay vừa cất cánh, một bé gái bất ngờ co giật, tím tái nhưng đã được các bác sĩ có mặt trên chuyến bay hỗ trợ cấp cứu thành công.

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm
Y tế - 5 ngày trướcKhi chuẩn bị đến trường, Đ. đột ngột nôn ói, rơi vào hôn mê sâu, nguy kịch tính mạng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị đột quỵ.

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi
Sống khỏe - 5 ngày trướcBố mẹ đều đi làm, trẻ ở nhà chơi một mình nên không ai biết cháu đã nuốt phải dị vật từ lúc nào.

Nhiều đề xuất được kỳ vọng tăng thêm nguồn tạng quý giá, cứu sống nhiều người bệnh đang chờ ghép
Sống khỏe - 5 ngày trướcSau 19 năm thực hiện, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác, Việt Nam đã thực hiện hơn 9.500 ca ghép tạng, phát triển mạng lưới gồm 27 cơ sở đủ năng lực kỹ thuật, từng bước làm chủ nhiều kỹ thuật ghép phức tạp như ghép tim – gan đồng thời, khí quản, phổi…

Người đàn ông 43 tuổi bị chém rách mông do làm điều này khi điều khiển fly-cram phun thuốc trừ sâu
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Mới đây, các bác sĩ khoa Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện E đã tiếp nhận và điều trị cho một trường hợp người bệnh nam (43 tuổi, ở Hà Nội) bị mất máu nhiều do bị chém rách sâu vùng mông.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.