Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tiền lương với công nhân viên chức: Co ro trong “manh chiếu hẹp”

Thứ năm, 07:00 31/03/2011

GiadinhNet - Thắt lưng buộc bụng, giảm chi tiêu tới tối đa, họ vẫn đang co ro trong "manh chiếu hẹp" tiền lương!

Gạo mang từ quê ra, thức ăn thì chủ yếu là rau, đậu, muối vừng, cà muối… những khẩu phần ăn không thể cắt giảm hơn. Sức ép đối với cánh công nhân ngoại tỉnh chủ yếu đến từ giá nhà, điện, nước. Thắt lưng buộc bụng, giảm chi tiêu tới tối đa, họ vẫn đang co ro trong "manh chiếu hẹp" tiền lương!
 
Kẻ thuê ruộng, người về quê
 

Đối phó với giá, nhiều công nhân đã chọn cách "nhảy việc" để mong có mức lương tốt hơn. Ảnh: C.Tâm

 
Theo thống kê của Sở LĐTB&XH TP Hồ Chí Minh, từ đầu năm đến nay đã có 32 vụ đình công. Nguyên nhân chủ yếu tập trung vào việc đề nghị nâng mức lương tối thiểu, tiền lương làm thêm giờ, thời gian làm thêm giờ.
Nguyễn Thị Nhung (Công nhân Công ty Canon - Khu CN Bắc Thăng Long, Hà Nội) đang lo lắng vì có thêm em bé. Gia đình nhỏ 2 người vốn đã khó khăn khi chỉ trông chờ vào 4 triệu đồng thu nhập hàng tháng của cả vợ chồng chị, nay sinh em bé phát sinh thêm đủ thứ. "Bao nhiêu thứ tiền đã làm chúng tôi hoa mắt rồi, bây giờ giá cả điện, xăng dầu đi lại, tiền thuê nhà, thực phẩm đều tăng. Hàng hoá sinh hoạt cũng cứ thế mà leo thang. Thực sự là kiệt sức!".
 
Ngày trước chị chỉ dám chi 50 nghìn đồng cho 3 bữa ăn hàng ngày nhưng hiện tại số tiền ấy không đủ để tái sản xuất sức lao động nữa. Chị còn bức xúc khi "mấy bà bán rau cũng tăng giá vì giá xăng tăng. Không biết mấy bà đó có tưới rau bằng xăng hay không mà lại như thế?". Chính vì cuộc sống chật vật như vậy nên chị Nhung đã nghĩ tới việc thuê ruộng của những người dân gần đó để trồng trọt, mong sao tiết kiệm được một khoản tiền mua gạo hoặc mua rau hàng tháng. Nhưng chị cũng không rõ có làm như vậy lâu dài được không vì xem chừng bài toán này quá ư nan giải.
 
Không chỉ chị Nhung gặp khó khăn mà chị Hồ Thị Ngọc (công nhân công ty Yamaha - Khu CN Nội Bài) cũng đang trong tình thế khóc dở, mếu dở như vậy. Còn 1 tuần nữa là đến ngày ở cữ nhưng chị Ngọc phải "khăn gói quả mướp" về quê để sinh con. Chị biết rằng quãng đường từ Hà Nội về Thanh Hoá là quãng đường rất dài đối với một thai sản sắp sinh như chị nhưng chị cũng không còn cách nào khác. "Về quê chắc còn được đầy đủ chứ tình trạng đến mớ rau, cân gạo cũng tăng giá thế này thì chết đói. Không hiểu xăng với điện tác động gì mà họ tăng giá vùn vụt như thế?" - Chị Ngọc buồn buồn.
 
Ngày trước, tại khu nhà mà chị Ngọc thuê ở giá điện đã là 2000 đồng/kw/h, bây giờ chủ nhà tăng lên 3000 đồng/kw/h, chưa kể giá căn phòng 10m² cũng đang được chủ nhà rục rịch chuẩn bị tăng vào tháng sau. Giá cả leo thang như vậy khiến chị Ngọc biết rằng sẽ không đủ sức để nuôi thêm một đứa trẻ nên chị đành để chồng ở lại làm để về quê sinh con.
 
Lương tăng, suất ăn… giảm
 
Theo Nghị định 107-108/2010 của Chính phủ, từ 1/1/2011, hầu hết các khu công nghiệp trên địa bàn cả nước đã tăng lương tối thiểu thêm 100 - 370 nghìn đồng/tháng. Mức lương tối thiểu áp dụng đối với doanh nghiệp FDI thuộc vùng I (các quận nội thành Hà Nội, TP Hồ Chí Minh) là 1.550.000 đồng/tháng, với các doanh nghiệp vùng II là 1.350.000 đồng/tháng. Với các doanh nghiệp trong nước mức lương tối thiểu vùng I là 1.350.000 đồng/tháng; vùng II là 1.200.000 đồng/tháng. Thực tế, từ trước đó các doanh nghiệp đã đều trả công nhân mức lương vượt trên mức tối thiểu này, nên sẽ khó để tìm được doanh nghiệp nào "vi phạm quy định về tiền lương".
 
Chị Trần Thị Hồng, công nhân Công ty Katolec (Khu Công nghiệp Quang Minh, Hà Nội - thuộc vùng II) cho biết, từ năm 2010, cộng các khoản: lương, tiền làm thêm 4 ngày nghỉ mỗi tháng, chị Hồng nhận được 2,2 triệu đồng. Từ tháng 1, lương tăng lên nhưng thực tế thu nhập cũng không tăng là bao. Hiện thu nhập của Hồng cũng chỉ xấp xỉ khoảng 2,4 triệu đồng/tháng với thời gian, mức độ làm việc như cũ.
 
Doanh nghiệp không vi phạm quy định lương tối thiểu nhưng không có nghĩa là công nhân dễ thở. Lương tối thiểu tăng lên, nhưng các khoản mềm khác như tiền làm thêm giờ, tiền chuyên cần... có thể bị cắt giảm. Đó là những khoản dễ nhìn thấy, còn những khoản bị cắt giảm mà khó nhìn thấy nữa đó là bữa ăn. Với suất ăn vẫn có giá "như cũ" 15.000 đồng/bữa, nhưng trong bối cảnh giá cả tăng lên như hiện nay thì không khó hiểu nếu như khẩu phần ăn bị cắt giảm. "Không dám yêu cầu ngon, bổ, chỉ cần đủ no và đảm bảo vệ sinh thôi cũng là điều bọn em mong ước rồi", Ngọc Anh, Công nhân công ty Assti (Khu CN Quang Minh, Hà Nội) nói. Chất lượng bữa ăn với công nhân thực ra là vấn đề không nhỏ, nhất là công nhân ngoại tỉnh, bữa ăn tại công ty là bữa ăn chính trong ngày.
 
Xoay xở đỡ… đứt bữa!
 
Dù là công nhân ngoại tỉnh hay người địa phương thì cũng có những nỗi lo riêng. Ngọc Anh, là người địa phương, ăn cơm nhà, không mất tiền nhà ở, nhưng không vì thế mà không chịu áp lực. Ngọc Anh nói: "Công ty cũ lương thấp quá, em mới chuyển sang Công ty Mutto từ đầu năm. Nhưng khó khăn là chung, lương tăng cũng chỉ 2,3 - 2,4 triệu đồng/tháng. Chồng em đang bắt nghỉ làm ở nhà trông con rồi buôn bán chạy chợ còn hơn đi làm". Trong khi lương tăng không được là bao thì gia đình nhỏ của Ngọc Anh phải chịu thêm bao khoản gia tăng, tiền điện đã tăng từ tháng 3. Tiền lớp của con cũng tăng theo. Tiền sữa, tiền gạo nước, lương thực thực phẩm. "Nói không dám giấu, trước đây em đi chợ, 40.000 đồng tiền thức ăn là đủ cho cả nhà ăn một ngày. Giờ đi chợ 30.000 đồng chỉ đủ cho một bữa".
 
Với những công nhân ngoại tỉnh, nỗi lo đầu tiên là giá nhà, khoản thu nhập tăng thêm 100 - 200 nghìn đồng/tháng thực tế chỉ đủ bù đắp vào phần tăng giá nhà. Thậm chí còn bị lạm bớt vào phần điện, nước tăng giá. "Tính ra từ tháng 2, thu nhập chúng em tăng thêm được 120.000 đồng/tháng, nhưng số đó không đủ bù vào tiền nhà hàng tháng đã tăng lên. Từ tháng 1 tiền thuê nhà chúng em đã tăng thêm 150.000 đồng. Chia ra 2 chị em mỗi người phải nộp thêm 75.000 đồng. Chị chủ nhà mới thông báo từ tháng này sẽ tăng thêm tiền điện, tiền nước nữa vì giá điện đã tăng", Mân, công nhân KCN Quang Minh đang thuê nhà ở thôn Ấp Tre (tổ 10) xã Quang Minh, Mê Linh (Hà Nội) cho biết.
 
Ảnh hưởng nhiều nhất đến thu nhập của công nhân ngoại tỉnh chủ yếu là các khoản tăng giá bất khả kháng như tiền nhà, điện, nước. Những công nhân ở đây vẫn có cách để xoay xở với giá lương thực, thực phẩm. Hiền cùng chia sẻ phòng trọ với Mân bùi ngùi: "Gạo bọn em mang từ nhà lên, còn thức ăn thì chủ yếu là rau, đậu, muối vừng... có tăng giá cũng không đáng kể. Chúng em sẽ cố chịu". Dù vậy, với những cách tiết kiệm tối đa như thế, "ngưỡng" chịu đựng đâu có thể lâu dài cho họ tái tạo sức lao động?
 
An Nhiên - Thu Bích

 

kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chồng thất nghiệp, tôi phải nuôi cả nhà nhưng mẹ chồng còn bắt tôi chi 5 triệu/tháng để chu cấp cho con riêng của anh

Chồng thất nghiệp, tôi phải nuôi cả nhà nhưng mẹ chồng còn bắt tôi chi 5 triệu/tháng để chu cấp cho con riêng của anh

Gia đình - 5 phút trước

Vừa nghe thấy tôi từ chối chuyện chu cấp cho cháu nội, mẹ chồng tôi nhảy đông đổng lên đòi đuổi tôi ra khỏi nhà, dọa bắt con trai bà ly hôn với tôi.

Quyết định chia tay bạn trai mới quen giàu có khi nghe được điều này

Quyết định chia tay bạn trai mới quen giàu có khi nghe được điều này

Tâm sự - 12 phút trước

VOV.VN - Bạn trai tôi vừa đẹp trai, lại giàu có, thoạt nhìn ai cũng nghĩ tôi may mắn, ban đầu tôi cũng nghĩ vậy, nhưng khi nghe được cuộc nói chuyện của anh và nhân viên ở quán ăn, tôi quyết định chia tay ngay lập tức.

4 cách luộc gà không cần nước

4 cách luộc gà không cần nước

Ăn - 37 phút trước

Có nhiều cách luộc gà không cần nước, phương pháp chế biến độc đáo giúp giữ trọn vẹn dinh dưỡng và hương vị thơm ngọt tự nhiên của thịt gà.

Những dự án nhà ở xã hội đang được triển khai tại Long Biên, Hà Nội năm 2025

Những dự án nhà ở xã hội đang được triển khai tại Long Biên, Hà Nội năm 2025

Sản phẩm - Dịch vụ - 46 phút trước

GĐXH - Năm 2025, tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội sẽ triển khai thêm nhiều dự án nhà ở xã hội, hứa hẹn sẽ cung cấp cho thị trường một lượng lớn căn hộ, phục vụ nhu cầu nhà ở ngày càng cao của người dân.

Nên uống mấy viên Omega 3 mỗi ngày để mang lợi ích cho sức khỏe?

Nên uống mấy viên Omega 3 mỗi ngày để mang lợi ích cho sức khỏe?

Sống khỏe - 54 phút trước

GĐXH - Omega 3 là một loại axit béo thiết yếu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên nên uống mấy viên mỗi ngày để không gặp tác phụ ngoài ý muốn?

Phòng riêng sang xịn của quý tử đầu lòng nhà MC Mai Ngọc có gì đặc biệt?

Phòng riêng sang xịn của quý tử đầu lòng nhà MC Mai Ngọc có gì đặc biệt?

Không gian sống - 1 giờ trước

GĐXH - MC Mai Ngọc chính thức hé lộ căn phòng riêng của quý tử sắp chào đời trong không gian sống với chồng doanh nhân.

Những kiêng kỵ cần tránh khi trang trí hoa khô trong nhà

Những kiêng kỵ cần tránh khi trang trí hoa khô trong nhà

- 1 giờ trước

GĐXH - Trang trí hoa khô trong nhà mang ý nghĩa về sự tĩnh lặng, hoài niệm nhưng có thể ảnh hưởng đến sinh khí và năng lượng phong thủy nếu không bố trí hợp lý.

Vụ trẻ 20 tháng tuổi bị bảo mẫu đánh ở Quảng Nam: Tình tiết giúp gia đình phát hiện con bị đánh

Vụ trẻ 20 tháng tuổi bị bảo mẫu đánh ở Quảng Nam: Tình tiết giúp gia đình phát hiện con bị đánh

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Phụ huynh cháu bé 20 tháng tuổi bị bảo mẫu bạo hành ở Quảng Nam đã viết đơn gửi cơ quan công an yêu cầu điều tra, trừng trị nghiêm minh bảo mẫu đã đánh đập trẻ một cách dã man.

Xót xa cảnh em bé 20 tháng tuổi bị bảo mẫu hành hạ dã man tại cơ sở mầm non tư thục

Xót xa cảnh em bé 20 tháng tuổi bị bảo mẫu hành hạ dã man tại cơ sở mầm non tư thục

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam đang khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ vụ bảo mẫu có hành vi xách ngược chân, đánh đập dã man trẻ 20 tháng tuổi tại một cơ sở mầm non tư thục trên địa bàn.

8 lợi ích sức khỏe của cà tím có thể bạn chưa biết

8 lợi ích sức khỏe của cà tím có thể bạn chưa biết

Sống khỏe - 1 giờ trước

Ăn cà tím hàng ngày có lợi cho sức khỏe vì đây là nguồn vitamin, chất xơ, nasumin và acid chlorogenic dồi dào.

Top