Tiếng Anh trong cách nhìn người Việt
GiadinhNet - Trước Quốc hội, lãnh đạo ngành giáo dục thừa nhận Đề án dạy và học ngoại ngữ trong trường phổ thông từ năm 2008 - 2020 (Đề án Ngoại ngữ 2020) không thể kịp đạt mục tiêu.

Mục tiêu ấy là gì? Là đến năm 2020, đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp có khả năng sử dụng độc lập ngoại ngữ, tự tin giao tiếp trong môi trường hội nhập đa ngôn ngữ, đa văn hóa. Chưa thể hoàn thành nghĩa là vẫn sẽ có lúc hoàn thành. Và cần một lộ trình dài, cỡ Singapore hay Malaysia như vị Bộ trưởng ví dụ
Từ 2008 đến nay là 8 năm, đúng là dài chưa đủ để tạo ra thay đổi đáng kể, nhưng hãy nhìn vào những gì chúng ta đang thực hiện để hiểu vì sao có thêm 4 năm nữa thì mục tiêu cũng chẳng thể hoàn thành.
Trong hàng nghìn tỷ đồng dự kiến chi cho đề án, nhiều nơi đã tập trung vào việc… mua sắm với kỳ vọng sách vở, trang thiết bị sẽ giúp học sinh nói tiếng Anh tốt hơn(?!). Rất nhiều nơi chỉ nghĩ đến học sinh mà quên mất trình độ tiếng Anh của… giáo viên. Rất nhiều nơi chỉ biết dạy, biết học ngữ pháp sao cho thật đúng, thật chuẩn như văn phạm tiếng Anh hành chính. Và đặc biệt, nguy hiểm hơn cả, rất nhiều nơi vẫn coi ngoại ngữ là một dạng kiến thức phổ thông.
Năm bắt đầu học tiếng Anh ở một trường top đầu khối ngoại ngữ, tôi vô cùng “choáng váng” khi biết cả khoa có cái tên rất kêu là “Khoa Ngôn ngữ và văn hóa Anh – Mỹ” không có lấy một giáo viên bản ngữ nào dạy lớp tôi. Suốt 4 năm đại học, một lần duy nhất có một người bản ngữ xuất hiện trong lớp, là vợ đại sứ Anh khi đó, đến nói về công trình tượng đài cự thạch Stonehenge. Các thầy cô của chúng tôi đều tài giỏi nhưng việc thiếu vắng giáo viên bản ngữ khiến môi trường học ngoại ngữ trở nên kỳ cục, trong mắt tôi. Sinh viên lớp tôi suốt ngày phải lê la phố cổ, Bờ Hồ, di tích nhà tù Hỏa Lò… để gặp người nước ngoài luyện kỹ năng nghe nói. Tại sao lại chỉ luyện nghe nói? Vì chúng tôi đã được các thầy cô dạy viết còn chuẩn hơn cả “Tây”. Điều này là thật, khi thử mang các bài kiểm tra viết đến cho “Tây” chấm, kiểu gì cũng điểm cao hơn các thầy cô Việt Nam chấm.
Rồi một lần, có dịp tiếp xúc với vài giáo viên tiếng Anh ở một trường có tiếng tại Hải Phòng, tôi còn thấy kỳ cục gấp bội khi họ liên tục “kiến thức ngoại ngữ, kiến thức tiếng Anh” để nói về việc dạy học sinh của mình. Chính tư duy “ngoại ngữ là kiến thức” như các môn học phổ thông đã khiến việc giảng dạy ngoại ngữ tại Việt Nam tụt hậu so với thế giới.
Ngoại ngữ, ở bất kỳ đâu trên thế giới này, chưa bao giờ là một dạng kiến thức. Nó chính xác là một phương tiện giao tiếp, là phương tiện bổ sung để tiếp nạp kiến thức mới mà con người không thể hiểu được nếu chỉ biết tiếng mẹ đẻ. Chỉ khi cả ngành giáo dục nhận diện chính xác được như vậy thì trình độ ngoại ngữ của người Việt mới có biến chuyển đáng kể.
Việt Nguyễn

Đang đi cấy lúa, hai vợ chồng ở Hà Nội bị sét đánh ngã quỵ
Thời sự - 8 phút trướcNgười chồng cho biết khi ông đang cấy lúa, bỗng cảm nhận có nguồn điện mạnh từ tia sét đánh xuống ngay bên cạnh nên choáng váng ngã quỵ xuống ruộng. Một lúc sau định thần lại được, người chồng nhìn sang vợ cũng thấy bà ngã quỵ.

Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Nguyên 'đưa chính quyền 2 cấp vào hoạt động ngay'
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH - Sáng ngày 1/7, HĐND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức kỳ họp thứ Nhất HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền theo quy định. Đây là kỳ họp đầu tiên của HĐND tỉnh Thái Nguyên mới sau khi thực hiện chủ trương hợp nhất hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn theo Nghị quyết của Quốc hội.

Người lao động lại sắp được nghỉ dài 4 ngày?
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Theo Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH, dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm 2025, người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày.

Người dân Hà Nội làm thủ tục thuận tiện trong ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp
Thời sự - 3 giờ trướcGĐXH - Từ sáng sớm, nhiều người dân ở Hà Nội đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai, xác nhận nơi cư trú, đăng ký xe.

Bắt cặp vợ chồng cầm đầu đường dây sản xuất 70.000 chai dầu gió giả ở TP.HCM
Pháp luật - 4 giờ trướcCặp vợ chồng chỉ đạo nhân viên sản xuất các sản phẩm giả thương hiệu nước ngoài như: dầu gió con Ó, kem dưỡng ẩm Thái Lan, dầu ông già Thái Lan, dầu lăn Hàn Quốc...

Nhiều chính sách mới, thiết thực có hiệu lực từ 1/7/2025
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Thêm nhiều trường hợp phải đóng BHXH, bỏ 8 tội danh có khung hình phạt tử hình, mở rộng đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng… là những chính sách mới sẽ có hiệu lực từ đầu tháng 7/2025.

Các xã, phường mới ở Hà Nội vận hành ra sao trong ngày đầu tiên hoạt động theo mô hình chính quyền 2 cấp?
Thời sự - 6 giờ trướcGĐXH - Ngày 1/7, các xã, phường ở TP Hà Nội chính thức hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Từ sáng sớm, nhiều người dân đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai...

Ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở Ninh Bình diễn ra như thế nào?
Thời sự - 6 giờ trướcGĐXH - Từ 6h, các chuyến xe của tỉnh Ninh Bình đã có mặt tại điểm xuất phát chở cán bộ đi làm. Các xã, phường, trung tâm hành chính công tỉnh Ninh Bình đều đã sẵn sàng phục vụ người dân.

Không khí ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở tỉnh Thái Nguyên
Thời sự - 6 giờ trướcGĐXH - Ngay từ sáng ngày 1/7, các đơn vị hành chính cấp xã, phường mới của tỉnh Thái Nguyên không khí làm việc diễn ra nghiêm túc, nề nếp.

Ngày sinh Âm lịch của người được Thần Tài bao bọc
Đời sống - 8 giờ trướcGĐXH - Trong số những ngày Âm lịch, ai sinh vào những ngày dưới đây được xem là có số may mắn.

Những quy định cần biết khi muốn sang tên sổ đỏ từ 1/7/2025
Đời sốngGĐXH - Từ ngày 1/7/2025, việc sang tên sổ đỏ được thực hiện khi có các thay đổi liên quan đến quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Sang tên sổ đỏ theo quy định mới có gì thay đổi?