Tiếp thị xã hội các PTTT tại Lâm Đồng: Vượt qua tâm lý “bao cấp”
GiadinhNet - Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, HĐND, UBND sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể, công tác DS-KHHGĐ nói chung và hoạt động của chương trình tiếp thị xã hội (TTXH) các phương tiện tránh thai (PTTT) nhãn hiệu NightHappy phục vụ chương trình DS-KHHGĐ giai đoạn 2011-2020 ở Lâm Đồng đã đạt nhiều hiệu quả.
Công tác DS-KHHGĐ ở Lâm Đồng trong những năm qua đã đạt kết quả đáng khích lệ, tỷ suất sinh thô hàng năm giảm từ 0,45 – 0,5%o, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 1,46% năm 2009 xuống còn 1,36% năm 2012. Nhiều mô hình thực hiện chính sách dân số tại khu dân cư, tổ dân phố, thôn, buôn được đẩy mạnh và nhân rộng.
Để có được những kết quả trên, đảm bảo tính bền vững của các chương trình DS-KHHGĐ cũng là nhờ vào việc Lâm Đồng đã đẩy mạnh TTXH các PTTT. Nhờ công tác truyền thông, vận động, tỷ lệ người dân sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại tăng từ 62% năm 2009 lên hơn 68% năm 2012. Hiện nay, thuận lợi lớn nhất trong việc triển khai Đề án TTXH các PTTT nhãn hiệu NightHappy là giá thành các sản phẩm rẻ. Quy trình hướng dẫn của Trung ương kỹ, đầy đủ và chi tiết; tạo điều kiện thuận lợi trong việc tập huấn, đào tạo hệ thống cán bộ dân số cơ sở, đảm bảo cho lực lượng này có thể triển khai xuống địa bàn.
Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh, Trung tâm DS-KHHGĐ các huyện, thành phố đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tăng cường truyền thông bằng nhiều hình thức rộng khắp trên địa bàn, cung cấp các sản phẩm truyền thông, vận động và tư vấn cộng đồng… để mọi người thấy được lợi ích và nghĩa vụ của mình khi cần sử dụng các biện pháp tránh thai.
Tuy nhiên, việc TTXH các PTTT tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa là vẫn rất khó khăn do tâm lý bao cấp còn nặng nề. Cơ chế, chính sách định mức hiện hành chưa khuyến khích cán bộ cơ sở và cộng tác viên DS-KHHGĐ tham gia TTXH.
NightHappy đã trở nên quen thuộc với đa số người dân Trên cơ sở những văn bản hướng dẫn của Trung ương, bắt đầu từ năm 2012, Chi cục DS- KHHGĐ Lâm Đồng đã thành lập bộ phận TTXH các PTTT tại Chi cục, tại Trung tâm DS-KHHGĐ 12/12 huyện, thành phố. Thiết lập kênh phân phối TTXH bao cao su và thuốc viên tránh thai nhãn hiệu NightHappy từ tỉnh xuống tận xã, phường, thị trấn và đội ngũ cộng tác viên DS–KHHGĐ ở cơ sở. |
Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Hà Giang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhằm thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu, kế hoạch về công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình năm 2021.
Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Có dịch nên lực lượng truyền thông người bị cách ly, người ở nơi phong tỏa… tưởng chừng gián đoạn truyền thông, nhưng ngành Dân số Hà Giang quyết tâm không để bà con bị gián đoạn truyền thông chăm sóc SKSS-KHHGĐ.
Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Tới đây Hải Phòng sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn đối với thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn, tiếp tục giữ mức sinh hợp lý nhằm kéo dài cơ hội "dân số vàng"...
TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - TP Hải Phòng có khoảng trên 2 triệu dân, nhưng đã sớm đạt mức sinh thay thế 2,09 con/phụ nữ từ năm 2004, hiện đang tập trung nâng cao chất lượng dân số đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Bắc Mê (Hà Giang) đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyên truyền cho người dân về duy trì mức sinh hợp lý, cân bằng tỷ lệ giới tính… nhằm nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Ngành Dân số Hải Phòng đang tổng hợp dữ liệu để có căn cứ chính xác về thực trạng số con hiện có và số con mong muốn ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản, nhằm đưa ra các giải pháp hiệu quả, thúc đẩy đạt mức sinh thay thế 2,1 con/phụ nữ.
Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Hải Phòng đã giữ mức sinh thay thế đạt ở mức 2,05 con/phụ nữ. Năm 2021 tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, UBND TP Hải Phòng chỉ đạo không tập trung đông người, vì vậy công tác dân số - KHHGĐ gặp một số khó khăn, nhưng vẫn đạt mục tiêu đề ra nhờ… dân vận khéo.
Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Lạng Sơn là 1 trong 33 tỉnh thành có mức sinh cao, nhưng riêng xã Bắc Quỳnh từ 2014 tới nay tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở xã Bắc Quỳnh luôn rất thấp, là điển hình thực hiện tốt công tác dân số – KHHGĐ về tầm soát mức sinh phù hợp.
Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet – Thái Nguyên là một trong những tỉnh, thành có mức sinh cao, nhưng ở huyện Phú Lương nhờ triển khai tốt các hoạt động truyền thông, Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao thì mức sinh ở đây lại giảm đều.
Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Theo nhà văn Chu Lai, phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ thì không nên chịu đựng mà phải cất tiếng nói chân thành với chồng và gia đình chồng để ngày nào đó họ hiểu ra rằng: Có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay.
Con gái có được thờ cúng bố mẹ đẻ tại nhà chồng hay không?
Dân số và phát triểnGiadinhNet - Nhiều phụ nữ đã day dứt vì không thờ cúng được bố mẹ đẻ chỉ vì "một nhà không được thờ hai họ". Nhưng đã có những chị em thờ cúng bố mẹ mình tại nhà chồng, họ cho rằng việc này là bình thường. Các nhà tín ngưỡng tâm linh nói sao về việc này?