Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tiêu chuẩn nào cho Fluor trong kem đánh răng trẻ em?

Thứ hai, 10:00 25/04/2016 | Sống khỏe

GiadinhNet - Ngày nay, các loại kem đánh răng người lớn đều có fluor để ngăn ngừa sâu răng. Tuy nhiên, kem đánh răng cho trẻ em lại có những tiêu chuẩn riêng mà không phải phụ huynh nào cũng nắm rõ.

Vai trò của flour với cơ thể

Fluor là nguyên tố không mùi vị, tồn tại trong thiên nhiên ở trạng thái kết hợp với một chất khác như Canxi, Phosphate hoặc hòa tan trong nước. Ở dạng thực phẩm, fluor có trong cá biển, trà, rau, ngũ cốc (đậu, bắp...), trong xương răng của con người và động vật.

Các nghiên cứu đã chỉ ra fluor có nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể như: tham gia cấu trúc xương và dây chằng, kích thích tổng hợp collagen ở giai đoạn đầu để khôi phục xương gãy, kích thích các tế bào xương, làm tăng khối lượng xương, dùng trong điều trị bệnh loãng xương.

Tuy nhiên, fluor được biết đến nhiều nhất với chức năng ngăn ngừa sâu răng, được xem là 1 trong 10 thành tựu của y tế cộng đồng thế kỷ 20. Men răng là tổ chức cứng nhất của cơ thể, với thành phần chủ yếu là apatit chiếm đến 96%. Fluor có khả năng ngấm vào men răng, biến các apatit thành fluoroatit, làm cho men răng cứng chắc hơn và ít bị hòa tan trong axít, từ đó ngăn ngừa được sâu răng.

Fluor ngấm vào men răng qua hai đường:

- Dùng toàn thân: Fluor hấp thu vào cơ thể bằng đường tiêu hóa như trong nước uống, muối ăn, fluor viên, fluor giọt...

Hội đồng Y tế Thế giới thứ sáu mươi (năm 2007) đã coi fluor hóa nước là chiến lược trung tâm trong việc thúc đẩy sức khỏe răng miệng toàn cầu. Hiện tại đã có khoảng 350 triệu người ở 60 quốc gia được cung cấp nước tối ưu có fluoride.

- Dùng tại chỗ: Fluor được thoa trực tiếp vào men răng, kem đánh răng có fluor, nước súc miệng có fluor pha loãng 0,2% và 0,05%.

Hiệu quả của fluor với cơ thể đã được chứng minh rộng rãi, tuy nhiên nó chỉ thực sự hữu ích khi được sử dụng đúng liều lượng, thừa hay thiếu đều không tốt. Nếu thiếu fluor sẽ dẫn đến nguy cơ sâu răng và loãng xương, còn thừa fluor hoặc ở những vùng ô nhiễm fluor sẽ dẫn đến ngộ độc, hỏng men răng (răng xỉn màu, ố vàng, đục), nặng hơn là hội chứng giòn, gãy xương.

Các triệu chứng quá liều fluor cần theo dõi là: trong miệng có vị mặn hoặc mùi xà phòng, nước dãi (nước miếng) tiết ra nhiều, buồn nôn, đau thắt vùng bụng, nôn, tiêu chảy, ra mồ hôi nhiều và khát nước.

Trong tình trạng đó, cần áp dụng các biện pháp: uống thật nhiều sữa, lấy ngón tay ấn vào đáy lưỡi gây phản xạ nôn, nôn càng nhiều càng tốt (đến khi nước trong), đồng thời cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu ngay.

Tiêu chuẩn cho kem đánh răng trẻ em

Biện pháp tốt nhất để phòng tránh ngộ độc fluor là sử dụng kem đánh răng đạt tiêu chuẩn. Theo tiêu chuẩn Việt Nam: hàm lượng fluor từ 0,5 - 1mg/l là an toàn.

Theo chỉ thị EU 76/768 / EEC của Châu Âu, kem đánh răng được phân loại như các sản phẩm mỹ phẩm, nghiêm cấm việc tiếp thị các sản phẩm mỹ phẩm (bao gồm kem đánh răng) với mức độ florua lớn hơn 1.500 ppm (1 ppm tương ứng với 1mg/l) đối với người lớn.

Trẻ dưới 3 tuổi thường nuốt kem đánh răng nên được khuyến cáo không dùng kem đánh răng có fluor. Trẻ từ 3 - 6 tuổi là thời điểm răng vĩnh viễn đang hình thành, lượng fluor lớn sẽ phá hủy men răng, tạo nên các mảng bám, do đó chỉ dùng kem đánh răng có lượng fluor trong khoảng 200 – 500 ppm.

Trẻ từ 6 - 11 tuổi nên dùng kem đánh răng có hàm lượng fluor tối đa là 1000 ppm. Trẻ từ 12 tuổi trở lên có thể dùng kem như người lớn.

Như vậy, các bậc cha mẹ nên lưu ý chọn sản phẩm kem đánh răng đạt tiêu chuẩn, tương ứng với từng độ tuổi của bé. Kem đánh răng cho trẻ em Ychie có hàm lượng fluor thấp < 500 ppm, đạt tiêu chuẩn châu Âu cho kem đánh răng trẻ em, đồng thời được bổ sung các chiết xuất hữu cơ, canxi và vitamin E giúp bảo vệ men răng và khiến răng chắc khỏe, do đó cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm về sức khỏe răng miệng của bé. Ychie có 3 hương vị hấp dẫn: mâm xôi, táo xanh và chuối sẽ khiến bé yêu thích và chăm chỉ đánh răng hàng ngày để luôn có nụ cười tươi tắn và sáng bóng.

PV/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Nóng gan là bệnh lý rất dễ tái phát, nhất là sau kỳ nghỉ lễ nắng nóng, uống nhiều rượu bia, đồ ăn nhiều đạm, dầu mỡ. Nếu không được điều trị sớm sẽ giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan.

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Sống khỏe - 3 giờ trước

Thông thường, bệnh nghẹt mũi có thể tự khỏi trong khoảng vài ngày đến vài tuần (2, 3 tuần). Nhưng nếu bạn bị nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần, thêm vào đó là các chứng đau tai, ù tai, đau họng… chứng tỏ rằng bạn đã bị viêm mũi họng và bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

Sống khỏe - 5 giờ trước

Vitamin rất cần thiết để cho cơ thể khỏe mạnh. Mặc dù không có gì thay thế cho việc ăn uống lành mạnh, nhưng thực phẩm bổ sung có thể giúp bù đắp lượng vitamin thiếu hụt qua thực phẩm…

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Sống khỏe - 17 giờ trước

Khi phải di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, máu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ máu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân… gây đau.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 18 giờ trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

9 cách giúp thận khỏe mạnh

9 cách giúp thận khỏe mạnh

Sống khỏe - 20 giờ trước

Bệnh thận là bệnh không lây nhiễm, thường được gọi là "căn bệnh thầm lặng" vì các dấu hiệu và triệu chứng thường không rõ ràng cho đến khi thận đã bị tổn thương. Dưới đây là chín cách để giữ cho thận của bạn khỏe mạnh và làm chậm sự tiến triển của bệnh.

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

Sống khỏe - 22 giờ trước

Kỳ nghỉ lễ với nhiều hoạt động sôi nổi, du lịch, dã ngoại, tụ tập bạn bè và những bữa ăn thịnh soạn cùng với rượu bia, đồ ăn giàu chất béo sẽ khiến sức khỏe tim bị ảnh hưởng. Dưới đây là 7 lời khuyên để giữ cho trái tim khỏe mạnh trong kỳ nghỉ lễ.

5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Người bị hoa mắt chóng mặt kèm theo các dấu hiệu nghiêm trọng như: đau đầu dữ dội, chóng mặt đột ngột, nôn liên tục, tê liệt cánh tay hoặc tê cả mặt... thì cần được khám sớm, tuyệt đối không được chủ quan.

Bí quyết sống thọ của 4 anh em ruột đều gần trăm tuổi

Bí quyết sống thọ của 4 anh em ruột đều gần trăm tuổi

Sống khỏe - 1 ngày trước

4 anh em nhà cụ Quỳnh người vừa 100 tuổi người hơn 90, vẫn rất minh mẩn, da dẻ hồng hào, tự làm nhiều việc không cần con cháu giúp đỡ.

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Sống khỏe - 1 ngày trước

Việc di chuyển bằng máy bay khiến cho bạn khó có thể thực hiện đúng chế độ ăn uống phù hợp. Lưu ý những thực phẩm nên ăn trước, trong và sau chuyến bay sẽ giúp bạn tránh khỏi cảm giác uể oải, đầy hơi hoặc kiệt sức.

Top