Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tiểu đường:Căn bệnh của thế kỷ 21

Thứ năm, 16:07 02/05/2013 | Sống khỏe

GiadinhNet - Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là một rối loạn chuyển hóa do nhiều nguyên nhân, đặc trưng bởi tăng đường máu mãn tính với các rối loạn về chuyển hóa chất đường, đạm, mỡ, do thiếu hụt bài tiết insulin, do hoạt động của insulin hoặc cả hai. Bệnh này đang có dấu hiệu gia tăng trên toàn thế giới.

Năm 2000, thế giới có 171 triệu người bệnh; năm 2006, tăng lên 246 triệu người và dự kiến năm 2025, có 380-399 triệu người bị bệnh ĐTĐ. Tổ chức Y tế thế giới nhận định: "Thế kỷ 21 là thế kỷ của các bệnh nội tiết và các rối loạn chuyển hóa, điển hình là bệnh ĐTĐ".
 
Tiểu đường:Căn bệnh của thế kỷ 21 1

Một chế độ ăn uống lành mạnh, luyện tập thể thao thường xuyên sẽ ngăn chặn bệnh tiểu đường. Ảnh: TL

 
Béo phì, lười vận động

Theo bác sĩ Phạm Văn Chính, Giám đốc Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe, thuộc Sở Y tế TP Cần Thơ, cả thế giới mỗi năm phải chi từ 232 tỉ đến 430 tỉ USD cho việc điều trị và phòng chống bệnh ĐTĐ. Bệnh ĐTĐ làm giảm tuổi thọ của con người từ 5 - 10 năm.

Tử vong do bệnh ĐTĐ đứng hàng thứ 4 trong tất cả nguyên nhân gây tử vong và đứng thứ 2 trong số các bệnh không lây (tương đương với số người chết vì bệnh HIV/AIDS). Ở Việt Nam, hiện có khoảng 4,8 triệu người mắc ĐTĐ. Trong đó, ĐTĐ tuýp 2 chiếm trên 90%, đặc biệt ĐTĐ ở người trẻ gia tăng, do béo phì, lười vận động. Việt Nam không nằm trong số 10 nước có bệnh ĐTĐ cao nhất nhưng có tỷ lệ gia tăng bệnh ĐTĐ nhanh nhất thế giới. Trong đó, 65% người bệnh không biết mình mắc bệnh. Đến nay, bệnh này chưa có khả năng chữa khỏi và nhiều biến chứng nặng nề. Nhưng nếu được điều trị đúng, tư vấn tốt, bệnh nhân có thể sống khỏe mạnh hoàn toàn.

Các dấu hiệu cảnh báo người mắc bệnh ĐTĐ: Tiểu nhiều, sụt cân nhanh, mệt nhọc, khát nước nhiều. Theo các bác sĩ, chỉ có xét nghiệm máu mới biết có mắc ĐTĐ hay không.

Bệnh ĐTĐ có 2 loại. ĐTĐ tuýp 1: Người trẻ dưới 35 tuổi, phụ thuộc insulin. ĐTĐ tuýp 2: Người trên 35 tuổi, tác dụng tốt với thuốc sulfamid.
 
Cẩn trọng chế độ dinh dưỡng

Theo bác sĩ Phạm Văn Chính, bệnh ĐTĐ phải điều trị trên 3 phương diện: Dinh dưỡng, vận động và dùng thuốc. Trong đó, về dinh dưỡng, bệnh nhân cần tuân thủ các nguyên tắc ăn uống: Ăn đúng giờ 2 bữa chính, các bữa còn lại ăn rau và ngũ cốc. Loại bỏ thức ăn có nhiều mỡ. Không được bỏ bữa, ngay cả khi không muốn ăn. Tạo cảm giác ngon miệng khi ăn; ăn chậm, nhai kỹ. Không ăn nhiều, luôn nhắc nhở mình đang ăn kiêng. Hạn chế món chiên xào, tăng cường các món luộc, nấu chín. Giữ ổn định mức ăn, không tăng lên. Tôn trọng nguyên tắc chế độ ăn: Thức ăn đa dạng đủ thành phần, ăn đủ để có trọng lượng vừa phải, hạn chế chất béo, nhất là mỡ động vật. Cần ăn một lượng chất xơ vừa phải, hạn chế ăn mặn, tránh thức uống có cồn, nên ăn bữa phụ trước khi ngủ. Về vận động, bệnh nhân ĐTĐ vận động thể lực thường xuyên, tránh lối sống tĩnh tại, nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Bệnh ĐTĐ thường không có triệu chứng ở giai đoạn đầu, bệnh thường được chẩn đoán muộn sau 7-10 năm. Các biến chứng hay gặp là cườm nước, cườm đá, bệnh mạch vành, suy thận, cao huyết áp, liệt dương, viêm khớp… Biến chứng là không thể tránh khỏi nhưng có thể làm giảm nhẹ. Vì thế, quan trọng nhất là phát hiện bệnh sớm ở giai đoạn tiền ĐTĐ.

Hội ĐTĐ Việt Nam khuyến cáo chẩn đoán sớm ĐTĐ: Người dưới 45 tuổi: Nên kiểm tra thường xuyên khi: Béo phì (BMI trên 25); có bố, mẹ, anh chị em ruột bị ĐTĐ; phụ nữ đẻ con trên 3,5kg; ĐTĐ lúc mang thai nghén; bị tăng huyết áp cao hơn 140/90 mmHg; có rối loạn mỡ máu.
 

Bệnh nhân ĐTĐ đang tăng nhưng hoàn toàn có thể dự phòng được. Những người có nguy cơ mắc bệnh, nếu có chế độ ăn và luyện tập hợp lý, có thể làm giảm 60% nguy cơ. Cụ thể, người dưới 40 tuổi, khám sức khỏe, thử đường máu 1 lần/năm; người trên 40 tuổi, khám sức khỏe, thử đường máu 2 lần/năm. Ngoài ra, cần kiểm soát cân nặng, chống béo phì, không ăn quá lượng thực phẩm cần thiết, tăng cường vận động từ 30-60 phút mỗi ngày.

 
H. Hoa
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ

Sống khỏe - 2 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, bất kỳ vật liệu nào khi đưa vào cơ thể đều có hạn sử dụng, trong đó có túi nâng ngực. Theo khuyến cáo của giới chuyên môn, chị em nên thay túi nâng ngực sau khoảng 10 năm thực hiện đặt túi.

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này

Mẹ và bé - 4 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời

Sống khỏe - 4 giờ trước

Các nhà nghiên cứu Brazil và Đức đã phát hiện ra tiềm năng điều trị ung thư của đu đủ, chanh dây qua cách thức hoạt động của các hợp chất hóa học thực vật.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

Y tế - 5 giờ trước

Hai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Y tế - 7 giờ trước

GĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

Đi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

Top