Tìm lại dấu tích thân phận và những giai thoại thực hư về ông già Ba Tri
GiadinhNet - Ông già Ba Tri - câu nói ấy từ lâu đi vào trong ký ức dân gian, vượt khỏi địa giới của Bến Tre, trở thành một giai thoại sống động ngợi ca tinh thần cương trực, tôn trọng sự thật, dám đấu tranh cho lẽ phải của các cụ già trong thời kỳ khai hoang, lập ấp, lập làng, ổn định đời sống của cư dân vùng đất ven biển bên cửa Hàm Luông.
![]() |
Chân dung ông già Ba Tri (ảnhT.T). |
Câu chuyện kiện tụng bắt nguồn từ việc đắp đập, ngăn sông liên quan đến sự phát triển kinh tế giữa hai làng ở gần nhau trên cùng con rạch Ba Tri (thời bấy giờ còn thuộc tỉnh Vĩnh Long, nay là huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre). Năm 1806, chợ Trong bên cạnh rạch Ba Tri được thành lập quy tụ nhiều người về đây làm ăn sinh sống. Người quản lý chợ Ngoài (đầu vàm cửa sông Hàm Luông chảy vào con rạch Ba Tri) thấy thương nhân ngày một bỏ chợ vào chợ Trong buôn bán và sinh sống nên chơi ép, đắp đập chặn không cho ghe thuyền từ sông Hàm Luông vào chợ Trong. Nhân dân chợ Trong bất bình đi kiện.
Tuy nhiên Phủ Huyện địa phương xử chợ Trong bị thua với lập luận: "Mỗi làng đều có quyền đắp đập trong địa phận làng mình". Dân chợ Trong không chấp phán quyết bất công trên, cử những bô lão trong làng mình kiện lên "trung ương" lúc bây giờ là triều nhà Nguyễn do vua Gia Long trị vì. Đường từ Ba Tri đến kinh đô Huế dài hơn một ngàn cây số và lúc bấy giờ chỉ có hai cách đi: Một là đi bằng thuyền, phải chờ mùa gió thuận, chưa nói đến bão tố nguy hiểm xảy ra thường xuyên; hai là bằng đường bộ thì lại lắm đèo, nhiều dốc hiểm trở, đầy cọp, beo và giặc cướp ở dọc đường. Thế nhưng những trở ngại to lớn ấy đã không ngăn được ý chí và quyết tâm của các vị bô lão, đại biểu của dân làng Ba Tri.
Các cụ già đã ra tận kinh đô bằng sức của đôi chân, họ đi bộ. Ngày đi, đêm nghĩ cuối cùng cũng đến Huế. Vua thụ lý rồi xử cho dẹp bỏ đập, với lý do rạch là rạch chung, đường giao thông chung của cả chợ Ngoài lẫn chợ Trong. Nhờ công lao của các cụ già Ba Tri đi bộ hàng ngàn cây số để kiện tụng cuối cùng con đập cũng được tháo dỡ, người dân cứ truyền miệng nhau kể mãi và họ rút gọn thành "ông già Ba Tri". Từ đó thành ngữ ông già Ba Tri dùng chỉ các cụ già "chân cứng đá mềm" một lòng vì công lý không quản khó khăn kiện đến cùng.
Câu chuyện trên đây đã lưu truyền trong dân gian và cũng đã được ghi lại trong một số sách như: Monographie de la province de Bến Tre (Chuyên khảo tỉnh Bến Tre) do một người Pháp soạn năm 1929, Kiến Hòa xưa và nay của Huỳnh Minh (1965), tỉnh Bến Tre trong lịch sử Việt Nam (từ năm 1757 đến 1954) của Nguyễn Duy Oanh (1971). Cũng như các truyện kể lưu truyền trong dân gian, hoặc được người sau ghi lại trên giấy trắng mực đen, thường có nhiều dị bản khác nhau. Truyện kể về ông già Ba Tri cũng không ra ngoài thông lệ đó. Nếu ở quyển Monographie de la province de Bến Tre và Kiến Hòa xưa và nay chỉ nói đến một ông lão phiếm định, thì ở quyển Tỉnh Bến Tre trong lịch sử Việt Nam (từ năm 1757 đến 1954), của tác giả Nguyễn Duy Oanh lại đưa ra một ông già cụ thể có tên, họ hẳn hoi, gắn liền với dòng dõi, con cháu hiện nay vẫn còn sống ở xã An Đức, huyện Ba Tri (tỉnh Bến Tre).
Theo cuốn sách này thì ông già Ba Tri tên thật Thái Hữu Kiểm, cháu nội ông Thái Hữu Xưa, gốc người Quảng Ngãi, đã sanh cơ lập nghiệp tại Ba Tri từ thế kỷ 18; đã có công giúp Chúa Nguyễn Ánh và được phong chức Trùm cả An Bình Đông quận Ba Tri. Chợ Trong do chính ông nội của ông Kiểm xây dựng nên. Sau đó theo truyền thống, ông Kiểm lại làm Cả, chính ông Kiểm cùng hai kỳ lão là Nguyễn Văn Tới và Lê Văn Lợi, tất cả khăn gói lên đường đi bộ từ Ba Tri ra Huế - đường dài trên 1.000 cây số, để thượng tố lên Vua xin phúc thẩm lại phán quyết bất công của địa phương!
Mặc dù có nhiều dị bản, nhưng một điều dễ nhận thấy là cốt lõi của những câu chuyện là sự đề cao tinh thần dũng cảm, ý chí quyết tâm, kiên trì bảo vệ lẽ phải đến cùng, bất chấp mọi trở lực, hiểm nguy qua hình tượng của các bô lão địa phương - người đại diện cho nguyện vọng, phẩm cách và ý chí của dân làng. Có lẽ đó là điều mà mọi người quan tâm nhiều nhất. Vượt qua thời gian và không gian, câu chuyện Ông già Ba Tri được người sau thêm thắt một số chi tiết, làm cho giai thoại trở nên sinh động hơn, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến những dị bản. Ngày nay, danh từ "Ông già Ba Tri" đã trở thành sự tượng trưng cho đức tính cao đẹp, một biểu tượng về đạo lý sống của nhân dân ở một vùng đất vốn có truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất.
![]() |
Luật sư Thái Kim Sơn, cháu 8 đời của ông già Ba Tri. (ảnh T.T). |
Để rõ thực hư những câu chuyện trên, chúng tôi đã tìm về thị trấn Ba Tri, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre (ngày xưa là cả An Bình Đông, quận Ba Tri, tỉnh Vĩnh Long) nơi con cháu đời thứ 8, thứ 9 của cụ Thái Hữu Kiểm sinh sống và làm việc. Tiếp chúng tôi là Luật sư Thái Kim Sơn (cháu đời thứ 8), khi biết chúng tôi tìm hiểu về nguồn gốc câu thành ngữ "Ông già Ba Tri", luật sư Sơn từ tốn "không biết đúng không, nhưng ông cụ 8 đời trước của tôi là Thái Hữu Kiểm". Ông Sơn cho biết, câu thành ngữ này cùng câu chuyện kiện tụng đã lưu truyền nhiều đời trong gia tộc, cụ cố ông là ông Kiểm có tham gia đi bộ đến kinh thành Huế để kiện nhưng không phải đi một mình mà đi với hai cụ nữa. Chính vì lý do này mà luật sư Sơn cũng không dám khẳng định cụ cố 8 đời có phải là người khởi xướng vụ kiện hay không. Nhưng luật sư Sơn lại cho biết "không biết có phải do di truyền để lại hay chứ hiện tính cả cháu đời thứ 8, 9 đã có hơn chục người học ngành luật, có ba người đang hành nghề luật sư, trong đó có tôi".
Trước đây, chúng tôi đã từng gặp ông Thái Hữu Yến, hậu duệ đời thứ 6 của ông Thái Hữu Kiểm sinh sống tại phường 7 Thị xã Bến Tre. Qua ông Yến người viết bài này biết thêm được rất nhiều thông tin thú vị, độc đáo mà chưa có sử, sách nào ghi lại về ông già Ba Tri. Theo ông Yến, Cả Hạc chủ chợ Ngoài người chỉ huy đấp con đập cũng có ra tận Huế tham gia vụ kiện tụng. Ông Kiểm và ông Cả Hạt vốn là bạn thân với nhau, sau khi sự cố đắp rạch xảy ra, về tình cảm hai người vẫn giữ được hòa khí, nhưng về lý thì chẳng ai chịu ai. Sự việc buộc phải đưa lên quan phủ Vĩnh Long. Quan phủ Vĩnh Long xử Cả Hạc thắng kiện nhưng ông Kiểm không chịu, đòi ra Huế nhờ vua phán xử. Trước thái độ cương quyết của ông Kiểm, Cả Hạt muốn cho ông Kiểm "tâm phục khẩu phục" đã đồng ý hùn tiền để ra Huế nhờ Vua xét xử coi ai đúng ai sai.
Trước khi đi hai người còn mời ông Trần Văn Tới cùng đi với vai trò làm chứng. Đằng đẵng gần trăm ngày đêm, trèo đèo, lội suối, vượt qua bao gian truân vất vả, hai con người vừa làm bạn, vừa kiện cáo lẫn nhau đã ra tới kinh thành. Sự vụ thưa kiện với nhiều tình tiết lạ lùng gần như có một trong hai trong đời Vua Minh Mạng được đem ra xét xử. Sau khi phân tích sự vụ một cách thấu tình đạt lý cho cả hai, Vua phân xử ông Kiểm thắng kiện. Xong việc, cả ba lại quày quả đi bộ về quê, điều độc đáo là cả hai vẫn tình nghĩa với nhau, không tư thù, oán trách. Đó là một hành động đẹp về người phương Nam xưa đi mở cõi.

Lái xe như diễn xiếc trên đường phố, cô gái nói mình mắc bệnh tâm thần
Pháp luật - 4 giờ trướcLàm việc với công an, cô gái thừa nhận hành vi lái xe buông hai tay, không đội mũ bảo hiểm, đồng thời xuất trình giấy xác nhận mắc bệnh tâm thần.

Công an nhận định ban đầu nguyên nhân gây ra vụ cháy nhà làm 4 người tử vong
Thời sự - 6 giờ trướcCơ quan công an vừa đưa ra nhận định ban đầu về nguyên nhân gây ra vụ cháy nhà làm 4 người tử vong ở TP Mỹ Tho, Tiền Giang - là do sự cố chập điện gần vị trí cầu thang lên gác.

Bắt 8 đối tượng chạy xe rượt đuổi, dùng vỏ chai bia đánh người
Pháp luật - 6 giờ trướcGĐXH - 8 đối tượng ở Huế đi xe máy rượt đuổi 2 nam thanh niên, sau đó dùng vỏ chai bia đánh vào đầu khiến một người bị thương hiện đang điều trị tại bệnh viện.

Hà Nội đề nghị kiểm tra, đưa ra phương án xử lý các trụ sở bỏ hoang hàng chục năm ở Hà Đông
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - UBND TP Hà Nội vừa có văn bản gửi các cơ quan trung ương liên quan, đề nghị rà soát và có phương án xử lý 3 trụ sở nhà nước bị bỏ hoang nhiều năm tại phố Tô Hiệu (phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông), tránh gây lãng phí tài sản công.

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2025 mới nhất cho học sinh Hà Nội
Giáo dục - 7 giờ trướcGĐXH - Nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4) và Ngày Quốc tế Lao động (1/5), học sinh sẽ được nghỉ lễ kéo dài 5 ngày liên tục.

Gió mùa Đông Bắc tràn xuống, thời tiết miền Bắc thay đổi ra sao?
Thời sự - 7 giờ trướcGĐXH - Theo dự báo thời tiết, từ chiều tối và tối 12/4, không khí lạnh tràn về, nhiều khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ bắt đầu có mưa lớn kèm dông mạnh, nhiệt độ giảm sâu.

Thanh niên tử vong cạnh xe máy trên quốc lộ
Xã hội - 11 giờ trướcGĐXH - Trong lúc đi làm đồng, người dân Hà Tĩnh phát hiện một thanh niên tử vong bên cạnh chiếc xe máy trên quốc lộ 8A.

Ngày sinh Âm lịch của người có cuộc đời thuận buồm xuôi gió, tài lộc từ đó mà hanh thông
Đời sống - 11 giờ trướcGĐXH - Những người sinh vào ngày Âm lịch này là người có phúc khí, ít gặp khó khăn, trắc trở trong cuộc sống.

Vụ trẻ 20 tháng tuổi bị bảo mẫu đánh ở Quảng Nam: Tình tiết giúp gia đình phát hiện con bị đánh
Giáo dục - 12 giờ trướcGĐXH - Phụ huynh cháu bé 20 tháng tuổi bị bảo mẫu bạo hành ở Quảng Nam đã viết đơn gửi cơ quan công an yêu cầu điều tra, trừng trị nghiêm minh bảo mẫu đã đánh đập trẻ một cách dã man.

Xót xa cảnh em bé 20 tháng tuổi bị bảo mẫu hành hạ dã man tại cơ sở mầm non tư thục
Pháp luật - 12 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam đang khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ vụ bảo mẫu có hành vi xách ngược chân, đánh đập dã man trẻ 20 tháng tuổi tại một cơ sở mầm non tư thục trên địa bàn.

Ngày sinh Âm lịch của người có cuộc đời thuận buồm xuôi gió, tài lộc từ đó mà hanh thông
Đời sốngGĐXH - Những người sinh vào ngày Âm lịch này là người có phúc khí, ít gặp khó khăn, trắc trở trong cuộc sống.