Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tin sáng 15/2: Quy định phòng dịch COVID-19 của Việt Nam 'dễ thở' với khách nhập cảnh; học sinh tiểu học ở TP.HCM bật khóc trong ngày đầu tới trường

Thứ ba, 07:00 15/02/2022 | Thời sự

GiadinhNet - So với nhiều quốc gia, quy định về phòng chống dịch COVID-19 với người nhập cảnh vào Việt Nam được đánh giá khá cởi mở và thuận lợi cho phục hồi kinh tế; Nhiều học sinh ở TP.HCM tỏ ra hào hứng khi trở lại trường học trực tiếp sau hơn 9 tháng học trực tuyến tại nhà, nhưng cũng nhiều em nhỏ tỏ ra e ngại, bật khóc khi được phụ huynh đưa trở lại trường học.

Tin sáng 14/2: Việt Nam mở cửa hoàn toàn, đón tất cả các chuyến bay quốc tế từ ngày 15/2; công nhân là F1 vẫn được đi làm ở Bắc GiangTin sáng 14/2: Việt Nam mở cửa hoàn toàn, đón tất cả các chuyến bay quốc tế từ ngày 15/2; công nhân là F1 vẫn được đi làm ở Bắc Giang

GiadinhNet - Cục Hàng không đã thông báo cho nhà chức trách hàng không các nước, vùng lãnh thổ từ ngày 15/2 Việt Nam dỡ bỏ hạn chế về tần suất khai thác với các chuyến bay quốc tế, trở lại bình thường như trước khi xảy ra đại dịch COVID-19; Người tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19 (F1) vẫn được đi làm nếu tiêm đủ vaccine, không có biểu hiện, xét nghiệm 1 lần âm tính.

Quy định phòng dịch COVID-19 của Việt Nam 'dễ thở' với khách nhập cảnh

Tin sáng 15/2: Quy định phòng dịch COVID-19 của Việt Nam 'dễ thở' với khách nhập cảnh - Ảnh 2.

Trước đây, người nhập cảnh mắc COVID-19 được chuyển về Bệnh viện Dã chiến 12.

Trước thông tin Việt Nam dỡ bỏ hạn chế, mở lại toàn bộ các đường bay quốc tế từ ngày 15/2, PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Thành viên Tổ tư vấn về chính sách phòng, chống dịch của TP.HCM, bày tỏ sự vui mừng và đồng thuận.

"Tôi hoàn toàn ủng hộ. Chúng ta phải làm quen với việc sống chung an toàn với COVID-19, không phải Zero Covid hay Zero Omicron".

"Mở lại đường bay quốc tế không gây hệ lụy lớn về dịch nhưng có hiệu quả rất lớn trong phục hồi kinh tế. Quan sát tình hình vừa qua, tôi nhận thấy Việt Nam có thể đối phó được với biến thể Omicron. Vấn đề là đừng để Omciron lây lan quá nhanh chứ không thể ngăn hoàn toàn được", PGS Dũng bày tỏ.

Theo vị chuyên gia này, hiện nay, các quy định về phòng dịch COVID-19 với người nhập cảnh vào Việt Nam khá "dễ thở" so với nhiều quốc gia khác.

Ông lấy ví dụ, với nước Mỹ, khách nhập cảnh cần phải tiêm đủ số mũi vaccine COVID-19 và có xét nghiệm âm tính trong vòng 1 ngày trước khi bay. Sau khi đến Mỹ, người nhập cảnh phải tự cách ly trong vòng 7 ngày, thực hiện xét nghiệm ở ngày thứ 3 và 5.

Với Singapore, quy định còn khó hơn. Người Việt Nam không thể đến Singapore du lịch vào thời điểm này. "Nếu có lý do thì có thể đến, nhưng phải xét nghiệm trước khi bay, phải cách ly ở khách sạn trong 7 ngày và phải xét nghiệm âm tính trước khi ra khỏi khu cách ly", ông dẫn chứng.

Ngày 14/2: Lần đầu số mắc COVID-19 cả nước lên đến 29.413 ca; tăng hơn so với hôm qua 3.000 F0Ngày 14/2: Lần đầu số mắc COVID-19 cả nước lên đến 29.413 ca; tăng hơn so với hôm qua 3.000 F0

Bản tin dịch COVID-19 ngày 14/2 của Bộ Y tế cho biết cả nước có 29.413 ca mắc COVID-19, đây là lần đầu tiên ca mắc COVID-19 lên đến con số này, tăng hơn hôm qua hơn 3.000 F0...

Học sinh ở TP.HCM bật khóc trong ngày đầu tới trường sau 9 tháng học online

Tin sáng 15/2: Quy định phòng dịch COVID-19 của Việt Nam 'dễ thở' với khách nhập cảnh; học sinh tiểu học ở TPHCM bật khóc trong ngày đầu tới trường  - Ảnh 4.

Sáng 14/2, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM mở cửa đón học sinh trở lại sau hơn 9 tháng học trực tuyến vì ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Cùng ngày, hơn 1,7 triệu học sinh tất cả các cấp ở TP.HCM trở lại học trực tiếp bình thường.

Tin sáng 15/2: Quy định phòng dịch COVID-19 của Việt Nam 'dễ thở' với khách nhập cảnh; học sinh tiểu học ở TPHCM bật khóc trong ngày đầu tới trường  - Ảnh 5.

Ghi nhận tại trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Quận 1, TP.HCM), từ 6h sáng, các phụ huynh đã đưa con tới trường, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trước cổng để trở lại lớp học sau nhiều tháng các con phải học online tại nhà.

Tin sáng 15/2: Quy định phòng dịch COVID-19 của Việt Nam 'dễ thở' với khách nhập cảnh; học sinh tiểu học ở TPHCM bật khóc trong ngày đầu tới trường  - Ảnh 6.

Nhiều phụ huynh, học sinh tranh thủ chụp hình tại cổng trường trong ngày đầu tiên cho con đến lớp sau hơn 9 tháng học trực tuyến ở nhà.

Tin sáng 15/2: Quy định phòng dịch COVID-19 của Việt Nam 'dễ thở' với khách nhập cảnh; học sinh tiểu học ở TPHCM bật khóc trong ngày đầu tới trường  - Ảnh 7.

Trong khi đó, nhiều em học sinh bật khóc, e dè không muốn vào lớp khi tới trước cổng trường. Được phụ huynh, cô giáo động viên nhưng vẫn chưa sẵn sàng trở lại trường học.

Vẫn còn sớm để xem COVID-19 như bệnh cúm mùa

Tin sáng 15/2: Quy định phòng dịch COVID-19 của Việt Nam 'dễ thở' với khách nhập cảnh; học sinh tiểu học ở TPHCM bật khóc trong ngày đầu tới trường  - Ảnh 8.

Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ đã kéo giảm rõ rệt số ca tử vong vì COVID-19 tại TP.HCM.

Chiều 14/2, tại họp báo của Ban chỉ đạo phòng chống dịch và phục hồi kinh tế TP.HCM, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế cho biết, số tử vong vì COVID-19 trên địa bàn 7 ngày qua rất thấp.

Trong đó, có những ngày TP không ghi nhận ca tử vong nào vì COVID-19. Đây là những kết quả tích cực của công tác phòng chống dịch.

Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ đã kéo giảm rõ rệt số ca tử vong vì COVID-19 tại TP.HCM.

Tuy nhiên, bà Huỳnh Mai cho rằng, còn quá sớm để nhận định COVID-19 giống như bệnh cúm mùa, hay các bệnh lý thông thường khác.

"Covid-19 không giống như sốt xuất huyết hay bệnh tay chân miệng mà chúng ta từng biết. Chúng ta vẫn chưa hiểu nhiều về SARS-CoV-2 và vẫn phải duy trì các biện pháp bảo vệ, đề phòng", bà Mai chia sẻ.

Chánh văn phòng Sở Y tế cũng nhận định, "còn quá sớm để cho rằng COVID-19 tác động nhẹ đến trẻ em". Theo đó, khi quan sát tình hình dịch bệnh tại TP.HCM, phần lớn trẻ mắc COVID-19 không có diễn tiến nặng, tỷ lệ tử vong không như ở người lớn.

"Tuy nhiên, chúng ta phải cảnh giác khi COVID-19 xảy ra ở trẻ suy dinh dưỡng do hệ miễn dịch rất kém, trẻ béo phì và trẻ có bệnh nền".

Các di tích ở Hà Nội chính thức được mở cửa đón khách

Tin sáng 15/2: Quy định phòng dịch COVID-19 của Việt Nam 'dễ thở' với khách nhập cảnh; học sinh tiểu học ở TPHCM bật khóc trong ngày đầu tới trường  - Ảnh 9.

Sở VH&TT Hà Nội đã cho phép các địa phương mở cửa các khu di tích lịch sử - văn hóa nhưng phải căn cứ vào cấp độ dịch mà thành phố công bố (Ảnh minh họa: Mạnh Quân).

Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao (VH&TT) Hà Nội Đỗ Đình Hồng vừa ký, ban hành văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn về việc tăng cường thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong hoạt động tại các di tích năm 2022.

Theo đó, Sở VH&TT đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ thông báo cấp độ dịch của thành phố để chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn, các ban quản lý di tích chủ động thực hiện công tác quản lý, đón tiếp khách tham quan tại các điểm di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn phù hợp theo từng cấp độ, bảo đảm an toàn, linh hoạt, hiệu quả. Việc mở cửa đón tiếp khách phải tuân thủ đúng các hướng dẫn về phòng dịch của Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và của thành phố.

Sở này cũng yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã, các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các điểm di tích lịch sử - văn hóa xây dựng phương án, kế hoạch, chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất và các điều kiện phòng, chống dịch.

Cụ thể, tất cả các điểm di tích đều phải có mã QR để quản lý người ra, vào và khai báo y tế theo quy định; bố trí lực lượng hướng dẫn, phân luồng, không để tập trung đông người gây ùn ứ, ách tắc.

Cơ quan chức năng khuyến khích người tham gia các hoạt động tại di tích đã tiêm đủ 2 liều vaccine trở lên hoặc có kết quả xét nghiệm PCR âm tính trong vòng 72 giờ; thường xuyên khử khuẩn, bố trí nước, dung dịch rửa tay trước và sau khi ra, vào khu di tích lịch sử - văn hóa.

Đối với việc tổ chức lễ hội, Sở VH&TT yêu cầu tiếp tục không tổ chức phần hội, chỉ thực hiện các nghi lễ với thành phần tham dự chính, đồng thời, chủ động có phương án hạn chế các hoạt động tập trung đông người không cần thiết. Các đơn vị có trách nhiệm triển khai công tác bảo vệ, giữ gìn di tích, thực hiện các nghi lễ tín ngưỡng truyền thống đảm bảo phù hợp với tình hình dịch.

Bộ Y tế đề nghị cân nhắc, bổ sung quy định mở lại karaoke, vũ trường

Tin sáng 15/2: Quy định phòng dịch COVID-19 của Việt Nam 'dễ thở' với khách nhập cảnh; học sinh tiểu học ở TPHCM bật khóc trong ngày đầu tới trường  - Ảnh 10.

Hàng loạt chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn TP Hà Nội vừa có đơn khẩn cầu cơ quan chức năng xem xét cho ngành nghề này sớm mở cửa hoạt động trở lại (Ảnh: Nguyễn Trường).

Ngày 14/2, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn có công văn 628 trả lời Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch cho ý kiến về dự thảo Công văn tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke vũ trường (theo công văn số 353/BVHTTDL-VHCS ngày 28/1).

Để đảm bảo công tác phòng chống dịch, bảo vệ sức khỏe người dân, Bộ Y tế đề nghị Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cân nhắc bổ sung vào nội dung dự thảo công văn một số nội dung.

Theo Bộ Y tế, việc hoạt động trở lại các hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường cần căn cứ trên kết quả đánh giá cấp độ dịch bệnh tại mỗi địa phương, khu vực có hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường.

Ngoài ra, nơi thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường thường là nơi có không gian kín nên dễ xảy ra lây nhiễm COVID-19. Do vậy, theo góp ý của Bộ Y tế, khi hoạt động trở lại cần tăng cường các biện pháp vệ sinh, phòng chống lây nhiễm tại khu vực cung cấp dịch vụ karaoke, vũ trường (khử khuẩn, thông khí, …).

Công văn của Bộ Y tế lưu ý, với người tham dự cần thực hiện nghiêm 5K, tiêm phòng vắc xin đủ liều, không cung cấp dịch vụ cho người đang có các triệu chứng mắc COVID-19 (ho, sốt…).

Cùng đó, địa phương, nơi cung cấp dịch vụ karaoke, vũ trường cần có kế dự phòng, đáp ứng với các tình huống dịch bệnh có thể xẩy ra trong khu vực cung cấp dịch vụ để khoanh vùng gọn, không để lây lan rộng ra cộng đồng (nếu ghi nhận ổ dịch).

Bỏ xét nghiệm COVID-19 tại sân bay, giám sát chặt người nhập cảnh

Theo quy định mới của Bộ Y tế, hoạt động giám sát nguy cơ của dịch COVID-19 thông qua hình thức xét nghiệm tại sân bay đã được gỡ bỏ. Thay vào đó, người nhập cảnh sẽ được tiếp tục giám sát chặt các vấn đề sức khỏe trong quá trình cách ly y tế.

Thông tin trên được ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM cho biết tại buổi họp báo về tình hình dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế, chiều 14/2.

Cụ thể, thời điểm trước Tết Nguyên Đán, Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo tăng cường tầm soát Omicron để ngăn chặn biến chủng xâm nhập vào Việt Nam. Tất cả hành khách khi nhập cảnh vào Việt Nam phải thực hiện xét nghiệm trước khi lên máy bay và sau khi xuống máy bay.

Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất là cửa ngõ của TPHCM nói riêng và cả nước nói chung trong việc tiếp đón người nhập cảnh từ nước ngoài. Do đó thời điểm trước ngày 28/1 hoạt động giám sát ngăn chặn nguy cơ biến chủng mới xâm nhập được thực hiện chặt chẽ, tất cả hành khách đều được xét nghiệm ngay tại sân bay, những trường hợp dương tính được chuyển đến bệnh viện theo dõi, cách ly, điều trị.

Tuy nhiên, hiện nay tình hình dịch đã có nhiều thay đổi, Việt Nam đang từng bước chủ động mở cửa trở lại các đường bay quốc tế. Tại TPHCM ghi nhận 125 trường hợp nhiễm biến thể Omicron nhưng hầu hết bệnh nhân đều không có biểu hiện bệnh hoặc biểu hiện bệnh nhẹ.

Trước tình hình trên, Bộ Y tế đã có những điều chỉnh mới, theo đó từ 28/1 hoạt động xét nghiệm tại sân bay đã được gỡ bỏ. Tuy nhiên, tất cả những người nhập cảnh vào Việt Nam phải có xét nghiệm âm tính trong thời gian 72 giờ trước khi nhập cảnh. Người nhập cảnh phải khai báo y tế trên phần mềm PC-COVID.

TP.HCM: Phát hiện trẻ mắc COVID-19 trong ngày đầu đi học trở lại

Tại cuộc họp báo về tình hình dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế xã hội (chiều 14/2) ông Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM cho biết: "Hôm nay, toàn thành phố có 151.325/ 238262 trẻ mẫu giáo đến trường, tương đương 66,32%. Số học sinh tiểu học tới trường là 670.366/698.356 em, tương đương 96%. Số học sinh lớp 6 tới trường là 89.818/94.903 học sinh, tương đương 94,64%.

Các trường đã chủ động thực hiện nghiêm về tầm soát dịch nhằm phát hiện, ngăn chặn nguy cơ trẻ mắc bệnh, phát tán dịch. Ngay trong ngày đầu trẻ đi học trở lại, công tác tầm soát đã phát hiện 3 trường hợp nhiễm COVID-19, trong đó khối mầm non có 1 F0, khối tiểu học có 1 F0, lớp 6 có 1 F0. Các cơ sở giáo dục đã phối hợp cơ quan y tế địa phương xử lý theo quy định, các F1 được phát hiện đều âm tính với SARS-CoV-2.

Trong tuần đầu đi học trở lại, khối mầm non không tổ chức ăn sáng. Bảo mẫu, giáo viên tập trung đón trẻ từ đầu buổi học. Ở cấp tiểu học, nhiều cơ sở tổ chức học bán trú nhưng một số cơ sở chưa tổ chức lại hoạt động này do chưa đáp ứng đòi hỏi về quy định phòng chống dịch, cơ sở vật chất.

Bị phạt 7,5 triệu đồng do đang cách ly vẫn tự ý ra khỏi nhà

Tin sáng 15/2: Quy định phòng dịch COVID-19 của Việt Nam 'dễ thở' với khách nhập cảnh - Ảnh 3.

Hình minh họa

Chiều 14/2, lãnh đạo UBND huyện Cam Lộ (Quảng Trị) cho biết, vừa có quyết định xử phạt 1 trường hợp do về hành vi "Trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế".

Theo đó, người bị xử phạt là ông N.V.K (SN 1989) nơi ở tại xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.

Ông K. bị xử phạt 7,5 triệu đồng do đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính: "Trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế" theo Quyết định cách ly y tế số 623/QĐ-UBND ngày 14/12/2021 của UBND xã Cam Nghĩa, được quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 11 Nghị định số 117/2000/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ.

Theo lãnh đạo UBND huyện Cam Lộ, trong thời gian thực hiện cách ly y tế tại nhà 14 ngày, khi tới ngày thứ 13 ông K. đã tự ý đi ra khỏi nhà. Việc này gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch.

Test nhanh COVID-19 cho học trở lại trường, phát hiện 1.300 trường hợp dương tính

Ngày 14/2, trên 650.000 trẻ em, học sinh các cấp học của trên 900 trường học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trở lại học trực tiếp tại trường sau thời gian dài học trực tuyến vì dịch bệnh COVID-19 .

Để chuẩn bị cho học sinh trở lại trường, trước đó các trường mầm non, tiểu học và nhiều trường THCS trên địa bàn tỉnh đã đồng loạt tiến hành xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2 cho trẻ em, học sinh chưa đến tuổi tiêm vắc xin phòng COVID-19 và giáo viên nhằm phát hiện những trường hợp bị nhiễm COVID-19, giảm tối đa nguy cơ lây lan COVID-19 trong lớp học.

Các địa phương đã lấy khoảng 327.000 mẫu test nhanh cho cán bộ, giáo viên, học sinh và ghi nhận khoảng 1.300 trường hợp test nhanh dương tính.

Khoảnh khắc cưng xỉu của trẻ em mầm non

Các em học sinh được cha mẹ đeo khẩu trang, được thầy cô đo thân nhiệt trước khi bước vào lớp

Sáng 14/2, học sinh các khối mầm non, tiểu học và lớp 6 của THCS lần đầu tiên được trở lại trường học sau gần 10 tháng ở nhà. Bởi thế, không khí của buổi sáng đầu tuần hôm nay không khác gì những buổi tựu trường đầu năm học. Đã lâu lắm rồi, những hình ảnh bố mẹ tíu tít dắt tay con vào lớp mới xuất hiện.

Đối với các bé mẫu giáo, nhiều em ngày đầu được đến trường dù vẫn còn đôi chút bỡ ngỡ song ghi nhận tại 1 trường ở quận Gò Vấp hầu hết đều được gia đình chuẩn bị tâm lý từ trước nên ai nấy cũng ngoan ngoãn đến trường.

Một điều đáng yêu là tuy vẫn còn nhỏ tuổi nhưng ý thức phòng dịch của các bé rất tốt, đều tuân thủ việc đeo khẩu trang, sát khuẩn tay trước khi đến lớp. Các cô giáo trước cổng trường còn thực hiện công tác đo thân nhiệt cho các bé.

Bố mẹ nháo nhào mua thuốc kháng virus cho con mắc COVID-19 uống, đừng tốn tiền rước hoạ!

Liên tiếp những ngày gần đây số lượng trẻ bị nhiễm COVID ngày một nhiều lên. Bệnh có tính chất gia đình, trẻ hay chơi với nhau nên có những gia đình đến 3- 4 con nhỏ đều mắc.

Tại Bệnh viện ĐH Y Hà Nội, thống kê cho thấy mấy ngày gần đây, số lượng trẻ nhiễm COVID tăng lên.

Trong đó có nhiều trẻ bị nhiễm COVID bị sốt cao cần truyền dịch, hạ sốt, phòng chống bội nhiễm.

Trước sự gia tăng mắc bệnh ở trẻ, nhiều bậc phụ huynh không khỏi lo lắng, tự đi mua thuốc dự phòng, hoặc cho con uống nếu chẳng may con mắc bệnh. Trong hoá đơn mua thuốc, không ít mẹ có thêm loại thuốc được cho là kháng virus có chữ Nga.

Chị M. A (Hoàng Liệt, Hoàng Mai) lo lắng cho biết, đi mua thuốc tại cửa hàng thuốc gần nhà và được bán cho hộp thuốc đó. Dù vẫn mua về nhưng người phụ nữ này đã cẩn thận hỏi bác sĩ chuyên khoa Nhi về loại thuốc này.

"Rất may, tôi đã được bác sĩ giải đáp cặn kẽ về những tác hại của loại thuốc này. Không cứ thế cho con uống thì cũng nguy", chị M. A cho hay.

Bác sĩ Nguyễn Mạnh Cường, chuyên khoa Nhi, Bệnh viện Quân y 103 cho biết, theo hướng dẫn của Bộ Y tế trẻ em không có chỉ định dùng thuốc kháng virus SAR-CoV- 2 trừ duy nhất một loại là Remdesivir (thuốc đường tĩnh mạch).

Khán giá thủ đô háo hứng đón rạp phim mở cửa trở lại

K.N (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Từ 4/4, ô tô khách trên 30 chỗ, xe tải nặng không vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Từ 4/4, ô tô khách trên 30 chỗ, xe tải nặng không vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Thời sự - 11 phút trước

Từ ngày 4/4, xe khách trên 30 chỗ, xe đầu kéo, xe tải nặng từ 6 trục (tải trọng trên 30 tấn) trở lên sẽ không lưu thông trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Lắp camera xử phạt nguội trên đường Vành đai 3 trên cao

Lắp camera xử phạt nguội trên đường Vành đai 3 trên cao

Thời sự - 1 giờ trước

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cho biết, thời gian tới Công an thành phố sẽ báo cáo cấp trên để lắp đặt thêm camera phạt nguội trên tuyến Vành đai 3.

Miền Bắc xuất hiện nắng nóng gay gắt sau không khí lạnh gây mưa đá, dông lốc

Miền Bắc xuất hiện nắng nóng gay gắt sau không khí lạnh gây mưa đá, dông lốc

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết ngày mai, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ và vùng núi phía Tây của Bắc và Trung Trung Bộ bắt đầu có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất ngày có nơi trên 35 độ. Dự báo mùa hè năm nay, nắng nóng gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm.

Đề nghị không cấp đổi giấy phép lái xe nếu chưa nộp phạt xong

Đề nghị không cấp đổi giấy phép lái xe nếu chưa nộp phạt xong

Thời sự - 5 giờ trước

Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có văn bản gửi Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, Sở GTVT các tỉnh, thành phố, Phòng CSGT Công an các tỉnh, thành phố yêu cầu giải quyết vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Người dân Nam Bộ đón tin vui về thời tiết sau chuỗi ngày nắng nóng kéo dài

Người dân Nam Bộ đón tin vui về thời tiết sau chuỗi ngày nắng nóng kéo dài

Thời sự - 14 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, Nam Bộ chiều nay nắng nóng dịu bớt do có mưa trái mùa. Trong khi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa dông diễn ra trong nốt sáng nay.

Mưa đá lớn xảy ra tại nhiều xã miền núi Nghệ An

Mưa đá lớn xảy ra tại nhiều xã miền núi Nghệ An

Thời sự - 15 giờ trước

Trận mưa đá lớn kéo dài hơn 30 phút xảy ra tại nhiều xã của 2 huyện miền núi ở Nghệ An đã khiến nhiều nhà cửa và hoa màu của người dân bị thiệt hại, hư hỏng.

Khối không khí lạnh tăng cường đêm nay miền Bắc có mưa rất to

Khối không khí lạnh tăng cường đêm nay miền Bắc có mưa rất to

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, miền Bắc đón đợt không khí lạnh tăng cường yếu nên từ chiều tối và đêm nay có mưa rào và rải rác có dông. Cục bộ mưa to đến rất to.

Tin mới nhất vụ nam sinh lớp 8 chơi bóng rổ bị đánh dẫn đến chết não

Tin mới nhất vụ nam sinh lớp 8 chơi bóng rổ bị đánh dẫn đến chết não

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Liên quan đến vụ nam sinh lớp 8 chơi bóng rổ bị đánh dẫn đến chết não, Cục Trẻ em đã có báo cáo với Bộ trưởng Bộ LĐTBXH về vụ việc.

Mưa đá bất thường ở Mù Cang Chải

Mưa đá bất thường ở Mù Cang Chải

Thời sự - 1 ngày trước

Sáng nay tại huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) xảy ra trận mưa đá bất thường, tàn phá nhiều hoa màu của dân.

Tai nạn trên cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết, tài xế tử vong trong ca bin bẹp rúm

Tai nạn trên cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết, tài xế tử vong trong ca bin bẹp rúm

Thời sự - 1 ngày trước

Lưu thông trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết trong đêm, xe tải bất ngờ va chạm với xe đầu kéo lưu thông cùng chiều. Vụ tai nạn làm tài xế xe tải tử vong.

Top