Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tin sáng 15/3: Những ai dễ tái nhiễm và có thể bị nặng hơn nếu nhiễm COVID-19 trở lại?; F0 không được ra khỏi nhà

Thứ ba, 07:00 15/03/2022 | Thời sự

GiadinhNet - Người mắc COVID-19 (F0) cần hạn chế tối đa ra khỏi phòng cách ly, nhưng không được ra khỏi nhà. Khi ra khỏi phòng cách ly phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách với những người khác trong nhà. Trường hợp tái nhiễm SARS-CoV-2 thường gặp ở những người mắc hai biến chủng khác nhau, ví dụ như người đã mắc Detal, sau đó có thể nhiễm biến chủng mới như Omicron.

Tin sáng 14/3: F0 ở Hà Nội thản nhiên ra ngoài, đi chợ; người lao động mắc COVID-19 được hưởng bảo hiểm xã hội Tin sáng 14/3: F0 ở Hà Nội thản nhiên ra ngoài, đi chợ; người lao động mắc COVID-19 được hưởng bảo hiểm xã hội

GiadinhNet - F0 chủ quan đi chợ, mua thuốc... tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm, được cho là một trong những nguyên nhân khiến số ca mắc COVID-19 cộng đồng tăng mạnh.

Bộ Y tế nói rõ F0 không được ra khỏi nhà

Tin sáng 15/3: Những ai dễ tái nhiễm và có thể bị nặng hơn nếu nhiễm COVID-19 trở lại?; F0 tại TPHCM đã được "ra đường" chưa?  - Ảnh 2.

Nơi cách ly F0 phải thông thoáng, không sử dụng máy lạnh trung tâm


Ngày 14/3, Bộ Y tế ban hành Quyết định 604/QĐ-BYT về việc ban hành "Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19".

Trước nội dung dư luận đang quan tâm, tối 14/3, Bộ Y tế nêu rõ: Người mắc COVID-19 cần hạn chế tối đa ra khỏi phòng cách ly, nhưng không được ra khỏi nhà. 

Tại mục 5.4 về thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm có nêu rõ: Người mắc COVID-19 và người chăm sóc hoặc người ở cùng nhà với người mắc COVID-19 thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm, như sau:

"Người mắc COVID-19 cần hạn chế ra khỏi nơi cách ly. Khi phải ra khỏi nơi cách ly phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách với những người khác"

Đây là một trong những nội dung mới đáng chú ý tại Hướng dẫn mới của Bộ Y tế. Tuy nhiên nội dung này gây ra nhiều cách hiểu khác nhau.

Trước việc dư luận có nhiều cách hiểu này, tối ngày 14/3, Tổ biên tập hướng dẫn đã điều chỉnh lại một số điểm tại Quyết định 604/QĐ-BYT cho rõ, tránh hiểu nhầm:

Theo đó, nội dung trên được nói rõ, cụ thể là: "Người mắc COVID-19 cần hạn chế tối đa ra khỏi phòng cách ly, nhưng không được ra khỏi nhà. Khi ra khỏi phòng cách ly phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách với những người khác trong nhà".

Hướng dẫn mới nhất này của Bộ Y tế thay thế Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế: số 261 ngày 31/01/2022 ban hành Hướng dẫn quản lý người mắc COVID-19 tại nhà và số 528 ngày 03/03/2022 ban hành Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với trẻ em mắc COVID-19.

Hướng dẫn mới nhất này quy định các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm đối với F0 và người chăm sóc hoặc người ở cùng nhà với F0 như: Người chăm sóc hoặc người nhà ở cùng nhà luôn mang khẩu trang, giữ khoảng cách khi phải tiếp xúc với F0; Nơi cách ly giữ thông thoáng, hạn chế chế đề các đồ dùng vật dụng khó làm sạch (thú bông, giấy, bìa...) tại khu vực này.

Rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên. Khử khuẩn các vật dụng và bề mặt tiếp xúc thường xuyên như mặt bàn, tay nắm cửa, các thiết bị cầm tay, bồn cầu, bồn rửa... hàng ngày và khi dây bẩn; Phân loại, thu gom chất thải lây nhiễm đúng quy định.

Về chế độ ăn uống, sinh hoạt: Uống nước thường xuyên, không đợi đến khi khát mới uống nước; tăng cường dinh dưỡng: ăn đầy đủ chất, ăn trái cây, uống nước hoa quả... Không bỏ bữa. Người bệnh ăn uống đủ chất, tăng cường ăn trái cây tươi, rau xanh.

Nên nghỉ ngơi. Đối với người lớn nên vận động thể lực nhẹ (phù hợp với tình trạng sức khỏe), tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày, suy nghĩ tích cực và duy trì tâm lý thoải mái.

Ngày 14/3: Có 161.262 ca mắc COVID-19 mới; 4 tỉnh bổ sung hơn 103.000 F0Ngày 14/3: Có 161.262 ca mắc COVID-19 mới; 4 tỉnh bổ sung hơn 103.000 F0

Bản tin dịch COVID-19 ngày 14/3 của Bộ Y tế cho biết có 161.262 ca mắc COVID-19 tại 61 tỉnh, thành; Hà Nội vẫn nhiều nhất với gần 30.000 F0; Quảng Ninh đăng ký bổ sung 32.400 ca, Thái Bình đăng ký bổ sung 30.000 ca, Vĩnh Phúc đăng ký bổ sung 25.112 ca; Lào Cai đăng ký bổ sung 16.016 ca...

Giáo viên và học sinh mắc COVID-19 tăng cao, nhiều nơi lại chuyển sang học trực tuyến

Tin sáng 15/3: Những ai dễ tái nhiễm và có thể bị nặng hơn nếu nhiễm COVID-19 trở lại?; F0 tại TPHCM đã được "ra đường" chưa?  - Ảnh 5.

Cô trò Trường THCS Gia Thụy, Long Biên (Hà Nội) dạy học linh hoạt trong điều kiện dịch bệnh.

Mới đây, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã có cuộc trao đổi với các sở GD&ĐT về vấn đề phòng chống dịch COVID-19 và đưa học sinh quay trở lại học trực tiếp. Ông Nguyễn Kim Sơn đề nghị các địa phương kiên trì mục tiêu đưa học sinh quay trở lại trường sớm nhất có thể.

Để làm được việc này, người đứng đầu ngành GD&ĐT yêu cầu các sở GD&ĐT cần theo sát diễn biến dịch để có biện pháp kịp thời. "Ở những nơi dịch bùng phát mạnh học sinh chuyển sang học trực tuyến, nhưng dịch giảm tới đâu lại huy động học sinh trở lại trường tới đó", Bộ trưởng Sơn nhấn mạnh.

Ông Sơn cũng đề nghị ngành giáo dục các địa phương phối hợp với ngành y tế để thực hiện trên tinh thần bình tĩnh, thực tiễn, thích ứng an toàn.

Thực tế hiện nay, số ca mắc COVID-19 trong trường học liên tục tăng , hàng loạt địa phương trên cả nước đã phải điều chỉnh lịch đến trường của học sinh các cấp học phù hợp với cấp độ dịch trên địa bàn để phòng, chống dịch COVID-19.

Nóng: Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn mới về quản lý F0 tại nhàNóng: Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn mới về quản lý F0 tại nhà

Theo hướng dẫn mới ban hành ngày 14/3 về quản lý người mắc COVID-19 tại nhà, Bộ Y tế yêu cầu F0 cần được tạo không gian cách ly riêng, thông thoáng, không sử dụng máy lạnh trung tâm, luôn mở cửa sổ.

Những ai dễ tái nhiễm và có thể bị nặng hơn nếu nhiễm COVID-19 trở lại?

Tin sáng 15/3: Những ai dễ tái nhiễm và có thể bị nặng hơn nếu nhiễm COVID-19 trở lại?;  - Ảnh 2.

Thời gian gần đây, các trường hợp tái nhiễm COVID-19 đang được ghi nhận nhiều hơn, thậm chí nhiều ca tái nhiễm sau chưa đầy 1 tháng kể từ khi dương tính lần đầu.

Theo các chuyên gia y tế, sau khi khỏi COVID-19, cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể để chống lại sự xâm nhập virus SARS-CoV-2. Mặc dù vậy, lượng kháng thể sinh ra của mỗi người khác nhau, phụ thuộc vào cơ địa, bệnh nền... Nếu kháng thể không đủ mạnh, người khỏi bệnh khi tiếp xúc F0 mang biến chủng mới sẽ có nguy cơ tái nhiễm.

Hoặc trường hợp tái nhiễm SARS-CoV-2 thường gặp ở những người mắc hai biến chủng khác nhau, ví dụ như người đã mắc Detal, sau đó có thể nhiễm biến chủng mới như Omicron.

Các bệnh nhân tái nhiễm COVID-19 sau khoảng 1 tháng khỏi bệnh, triệu chứng nhẹ hơn lần đầu và được tư vấn tự cách ly điều trị tại nhà, không cần nhập viện.

TS Phạm Quang Thái, Phó Trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, COVID-19 liên tục biến đổi, càng lây nhiễm nhiều thì tốc độ biến đổi càng nhanh và chủng mới có thể né tránh được miễn dịch đã có trước đó trong cơ thể người bệnh. Do đó, ai cũng có khả năng tái nhiễm COVID-19, thậm chí tái nhiễm nhiều lần nếu không tuân thủ nguyên tắc phòng ngừa dịch bệnh.

Cũng theo các chuyên gia, những người chưa tiêm vaccine hoặc sức khỏe yếu, miễn dịch yếu, nhóm người trên 65 tuổi, nhóm người hay sử dụng thuốc ức chế miễn dịch và người có nhiều bệnh lý nền… sẽ dễ bị tái nhiễm COVID-19 hơn so với những người khác.

Làm thế nào để tạo ra nhiều kháng thể sau tiêm phòng vaccine COVID-19?Làm thế nào để tạo ra nhiều kháng thể sau tiêm phòng vaccine COVID-19?

Cơ thể chúng ta cần có nhiều kháng thể để bảo vệ khỏi biến chủng Omicron. Làm thế nào để tạo ra nhiều kháng thể sau tiêm vaccine COVID-19?

Bình an qua đợt Delta ở TP.HCM nhưng trở thành F0 vì Omicron

Tin sáng 15/3: Những ai dễ tái nhiễm và có thể bị nặng hơn nếu nhiễm COVID-19 trở lại?; F0 tại TPHCM đã được "ra đường" chưa?  - Ảnh 9.

Minh Tâm tác nghiệp tại bệnh viện điều trị Covid-19 trong đợt bùng phát dịch hồi tháng 8/2021 ở TP.HCM. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Đặc thù công việc thường xuyên tiếp xúc nguồn bệnh trong môi trường nguy cơ cao, Minh Tâm (27 tuổi, TP.HCM) vẫn xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 suốt thời gian TP.HCM giãn cách xã hội.

Tuy nhiên, chị bất ngờ trở thành F0 khi biến chủng Omicron chiếm ưu thế ở TP.HCM.

Từ tháng 6/2021, khi TP.HCM bùng phát dịch COVID-19 do biến chủng Delta, Minh Tâm cùng phóng viên ảnh tình nguyện xung phong vào các điểm nóng để ghi nhận câu chuyện chống dịch của đội ngũ y bác sĩ tuyến đầu.

Suốt thời gian này, những vùng phong tỏa khi có ca nhiễm, khu điều trị COVID-19 ở Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Quân y 175, các bệnh viện dã chiến và trung tâm hồi sức COVID-19... nơi có nồng độ virus cao, Minh Tâm đều có mặt.

"Nhiều lần sau khi từ các bệnh viện về nhà, tôi bị đau họng và mệt, cứ ngỡ đã bị lây nhiễm, vậy mà suốt nhiều tháng, tôi vẫn âm tính với SARS-CoV-2", Tâm cho biết.

Chị kể lại tình huống tác nghiệp tại Bệnh viện Hồi sức COVID-19 ở TP Thủ Đức. Một bệnh nhân chuyển nặng được bác sĩ đặt nội khí quản, nồng độ virus dường như đậm đặc trong phòng bệnh nhỏ hẹp do người bệnh ho nhiều.

Người phụ nữ tử vong do phổi tổn thương hậu COVID-19

ThS.BS Nguyễn Thu Hường, Trưởng Đơn nguyên chống dịch COVID-19, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết bệnh viện tiếp nhận một bệnh nhân nữ 62 tuổi trong tình trạng suy hô hấp.

Qua khai thác, bà từng mắc COVID-19 và điều trị tại một bệnh viện ở Hà Nội. Sau khỏi bệnh, bà được về nhà tự theo dõi sức khỏe. Một tháng sau, bệnh nhân vẫn khó thở, đến Bệnh viện Thanh Nhàn điều trị được chẩn đoán suy hô hấp.

Chỉ số SpO2 (nồng độ oxy trong máu) ở mức 80%, bà được chỉ định thở oxy nhưng tình trạng không cải thiện. Qua chụp CT ngực xác định bệnh nhân có tổn thương phổi, xơ hóa trắng xóa phổi.

Không đáp ứng điều trị, bệnh nhân được chuyển xuống khu Hồi sức tích cực, đặt ECMO nhưng sau 3 ngày tử vong.

Dấu hiệu hậu COVID-19 cảnh báo vấn đề về phổi

Tin sáng 15/3: Những ai dễ tái nhiễm và có thể bị nặng hơn nếu nhiễm COVID-19 trở lại?;  - Ảnh 3.

Khó thở có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, ảnh hưởng các hoạt động hàng ngày. Ảnh: Prevention.

Khó thở chính là một trong những dấu hiệu đáng quan ngại nhất của COVID-19 do ảnh hưởng mọi hoạt động hàng ngày, kể cả lúc nghỉ ngơi. Đây cũng là dấu hiệu phổ biến cùng với các triệu chứng như ho và sốt. Dấu hiệu này cho thấy cơ thể không nhận đủ oxy. Lượng oxy thấp sẽ ảnh hưởng não, tim và các cơ quan quan trọng khác trong cơ thể.

Một số người mô tả họ gặp khó khăn trong việc thở mạnh, cảm thấy tức ngực khi hít vào hoặc thở ra, muốn hít mạnh hơn do cảm thấy thiếu không khí. Cảm giác khó thở này có thể tiếp diễn trong một khoảng thời gian sau khi khỏi bệnh.

Là bệnh truyền nhiễm của hệ hô hấp, SARS-CoV-2 gây bội nhiễm trong phổi sau khi xâm nhập vào cơ thể, ảnh hưởng hoạt động của cơ quan này theo nhiều cách. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó dẫn đến khó thở, sau đó là viêm phổi. Các trường hợp khó thở được báo cáo thậm chí vài tháng sau lần nhiễm trùng ban đầu, đó có thể là dấu hiệu của tổn thương phổi.

Các hoạt động bình thường có thể khiến bạn cảm thấy khó thở, ví dụ mặc quần áo, tắm rửa, làm công việc nhà, đi lên xuống cầu thang, đi bộ...

Hưng Yên cho phép mở lại các hoạt động dịch vụ từ ngày 15/3

Tin sáng 15/3: Những ai dễ tái nhiễm và có thể bị nặng hơn nếu nhiễm COVID-19 trở lại?;  - Ảnh 4.

Đo thân nhiệt cho người dân (Ảnh: TTXVN)

Theo đó, từ ngày 15/3, tỉnh Hưng Yên đồng ý chủ trương mở lại hoạt động dịch vụ karaoke, massage, quán bar, vũ trường, games, rạp chiếu phim, gym, yoga, spa, cơ sở làm đẹp, cơ sở cắt tóc gội đầu, các dịch vụ ăn, uống (trừ ăn, uống vỉa hè), các hoạt động văn hóa, thể thao, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, đám hiếu, đám cưới, đám hỏi.

Khi các hoạt động trên mở lại, các cơ sở phải bảo đảm yêu cầu thực hiện nghiêm 5K theo quy định. Đối với người ra, vào tỉnh thực hiện nghiêm yêu cầu 5K. UBND huyện, thị xã, thành phố căn cứ cấp độ dịch trên địa bàn, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh thực hiện việc mở lại các hoạt động trên linh hoạt, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.

Tiếp tục tổ chức cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông đến trường học tập. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, UBND huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm biện pháp phòng, chống dịch khi học sinh đến trường học trực tiếp theo hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế.

Nhiều địa phương vẫn cho phép F0 không triệu chứng đi làm

K.N (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tín hiệu tích cực từ cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm với Tổng thống Trump

Tín hiệu tích cực từ cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm với Tổng thống Trump

Thời sự - 22 phút trước

Cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm với Tổng thống Hoa Kỳ tối 4/4 được giới chuyên gia kinh tế và đặc biệt là các doanh nghiệp (DN), hiệp hội ngành hàng đánh giá cao và bày tỏ hy vọng những kết quả tốt đẹp trong quan hệ thương mại, xuất nhập khẩu của Việt Nam – Hoa Kỳ trong thời gian tới.

Tổng thống Trump tuyên bố ‘có một cuộc điện đàm rất hiệu quả’ với Tổng Bí thư Tô Lâm

Tổng thống Trump tuyên bố ‘có một cuộc điện đàm rất hiệu quả’ với Tổng Bí thư Tô Lâm

Thời sự - 37 phút trước

Theo Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông vừa “có một cuộc điện đàm rất hiệu quả” với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump

Thời sự - 57 phút trước

Tối 4/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.

Bộ Nội vụ đề xuất giữ nguyên số lượng biên chế cấp xã hiện hành sau khi sáp nhập

Bộ Nội vụ đề xuất giữ nguyên số lượng biên chế cấp xã hiện hành sau khi sáp nhập

Thời sự - 8 giờ trước

Theo dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) mới nhất, giữ nguyên số lượng biên chế cấp xã hiện hành cho đến khi hoàn thành tinh giản, cơ cấu theo vị trí việc làm.

Tin mới nhất không khí lạnh tăng cường ở miền Bắc và xu thế thời tiết trong những ngày tới

Tin mới nhất không khí lạnh tăng cường ở miền Bắc và xu thế thời tiết trong những ngày tới

Thời sự - 9 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, thời tiết miền Bắc trời nhiều mây, có mưa và mưa rào rải rác, có nơi xuất hiện dông, nhiệt độ giảm do ảnh hưởng của không khí lạnh.

Sau hơn 1 năm thi công, nhà máy điện rác Greenity Nam Định hiện ra sao?

Sau hơn 1 năm thi công, nhà máy điện rác Greenity Nam Định hiện ra sao?

Thời sự - 21 giờ trước

GĐXH - Sau hơn 1 năm thi công, dự án nhà máy điện rác Greenity Nam Định có mức đầu tư hơn 1.490 tỷ đồng hiện phần lớn là nền đất cát, một số dãy nhà được xây dựng, còn lại vẫn là khoảng đất trống.

Trưa 4/4, liên tiếp 6 trận động đất xảy ra ở Kon Tum

Trưa 4/4, liên tiếp 6 trận động đất xảy ra ở Kon Tum

Thời sự - 23 giờ trước

Theo Trung tâm báo tin động đất cảnh báo sóng thần, trưa 4/4, chỉ trong hơn một giờ có 6 trận động đất xảy ra tại huyện Kon Plông.

Bộ Công thương yêu cầu khẩn trương khắc phục các khiếm khuyết bất thường tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Duyên Hải 1

Bộ Công thương yêu cầu khẩn trương khắc phục các khiếm khuyết bất thường tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Duyên Hải 1

Thời sự - 23 giờ trước

GĐXH - Lãnh đạo Bộ Công thương cho biết, một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng tiếp theo là bảo đảm cung ứng điện phục vụ sản xuất và tiêu dùng bằng nhiều giải pháp.

Thời tiết miền Bắc lại sắp thay đổi khác biệt sau chuỗi ngày nắng

Thời tiết miền Bắc lại sắp thay đổi khác biệt sau chuỗi ngày nắng

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH – Theo dự báo thời tiết hôm nay, trưa chiều Bắc Bộ tiếp tục nắng ấm với mức nhiệt cao nhất có nơi 29 độ. Đến cuối tuần, đợt không khí lạnh tăng cường tràn về, miền Bắc có mưa nhỏ, nhiệt độ giảm.

Cụm công nghiệp Yên Bằng ở Nam Định hiện ra sao sau hơn 3 năm thi công?

Cụm công nghiệp Yên Bằng ở Nam Định hiện ra sao sau hơn 3 năm thi công?

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Khởi công xây dựng từ tháng 12/2021, đến nay đã hơn 3 năm, thế nhưng dự án xây dựng cụm công nghiệp Yên Bằng (huyện Ý Yên, Nam Định) vẫn ngổn ngang, cỏ mọc um tùm và nhiều đầm lầy trở thành nơi thả trâu bò.

Top