Hà Nội
23°C / 22-25°C

Làm thế nào để tạo ra nhiều kháng thể sau tiêm phòng vaccine COVID-19?

Thứ hai, 11:17 14/03/2022 | Y tế

Cơ thể chúng ta cần có nhiều kháng thể để bảo vệ khỏi biến chủng Omicron. Làm thế nào để tạo ra nhiều kháng thể sau tiêm vaccine COVID-19?

Sau tiêm phòng, một số người tạo được nhiều kháng thể đối với biến chủng Omicron, một số khác lại ít hơn. Điều này phụ thuộc vào tuổi tác, bệnh lý nền và nhiều yếu tố. Tuy nhiên có thể kích hoạt việc tạo kháng thể sau tiêm vaccine phòng COVID-19 nhờ dinh dưỡng, thói quen tốt, ngủ ngon...

1. Tập luyện và giấc ngủ tạo ra nhiều kháng thể chống COVID-19 hơn sau tiêm phòng

TS.BS Mikhain Poluectov, chuyên gia về giấc ngủ, Trường Đại học tổng hợp Xetrennov cho biết: "Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành kháng thể sau tiêm phòng".

Điều này đã được các nghiên cứu trước đây khẳng định mối tương quan giữa giấc ngủ với các mũi tiêm phòng cúm và viêm gan B. Ở những người ngủ 7 – 8 giờ mỗi ngày, kháng thể chống lại virus cúm tăng 2,5 lần so với những người chỉ ngủ 4 giờ. Ngủ là khoảng thời gian để cơ thể được nghỉ ngơi hoàn toàn.

Làm thế nào để tạo ra nhiều kháng thể sau tiêm phòng COVID-19?  - Ảnh 2.

Ngủ đủ giúp tạo kháng thể sau tiêm phòng vaccine COVID-19.

Cơ chế tương tự ghi nhận khi tiêm phòng viêm gan B. Ở những người ngủ nhiều hơn 7 giờ mỗi ngày, khả năng bảo vệ của hệ miễn dịch mạnh hơn gấp 3 lần so với những người ngủ ít hơn 6 giờ.

Đối với tiêm phòng vaccine COVID-19, cơ chế hình thành miễn dịch bảo vệ trong cơ thể cũng tương tự. Giấc ngủ nhìn chung đóng một vai trò quan trọng trong quá trình này.

Trong số các bệnh nhân COVID-19 nặng và tử vong do căn bệnh này phần lớn bệnh nhân có rối loạn giấc ngủ. Vì vậy, trong đại dịch nói chung và trong thời gian tiêm phòng COVID-19 nói riêng ngủ đủ và tối thiểu 7 giờ mỗi ngày là hết sức quan trọng.

Không có gì lạ những người thường xuyên tập luyện tạo ra kháng thể nhiều hơn những người ít vận động, do đó hệ miễn dịch ở những người này cũng khỏe hơn nhóm còn lại. Có những bài tập đơn giản có thể tập ngay trước khi tiêm phòng để nâng cao hiệu quả của tiêm phòng như các bài tập kích thích cơ vai.

Làm thế nào để tạo ra nhiều kháng thể sau tiêm phòng COVID-19?  - Ảnh 3.

Tập luyện gia tăng kháng thể chống lại COVID-19.

Trong nghiên cứu đối với tiêm phòng cúm, hiệu quả của tập luyện thể chất đã rõ. Điều này có thể tương tự trong trường hợp tiêm phòng COVID-19, bởi tất cả đều liên quan đến việc kích hoạt hệ tuần hoàn và sự liên kết giữa tế bào miễn dịch trong máu với vaccine.

2. Trong thời gian tiêm phòng tránh ăn kiêng

Theo các nhà khoa học, dinh dưỡng hợp lý có thể trở thành "bệ phóng" tự nhiên làm gia tăng hiệu quả của tiêm phòng. Để có được điều đó cần ăn đủ kẽm, selen, vitamin D, lysin... thường có trong thành phần thực phẩm hay thực phẩm bổ sung. Các chất này kích thích sự đáp ứng của hệ miễn dịch. Kẽm có vai trò quan trọng đầu tiên đối với hệ miễn dịch tế bào, selen đối với việc sản xuất kháng thể.

Ở những người thiếu hụt các khoáng chất và vitamin này nguy cơ bị bệnh COVID-19 nặng cao gấp 10 lần, và nguy cơ tử vong cũng cao hơn rất nhiều. Còn những bệnh nhân có nồng độ bình thường các khoáng chất và vitamin này họ bị COVID-19 nhẹ hơn. Họ cũng tiêm phòng hiệu quả và tốt hơn.

Đặc biệt, cần ăn đủ lượng chất đạm, bởi kháng thể chính là chất đạm (protein). Vì vậy các chế độ ăn kiêng hà khắc trong thời gian tiêm phòng là không có lợi.

Làm thế nào để tạo ra nhiều kháng thể sau tiêm phòng COVID-19?  - Ảnh 5.

Nên chú ý bổ sung các thực phẩm giàu kẽm sau tiêm phòng COVID-19.

Bác sĩ nội tâm lý, Giám đốc Hiệp hội đái tháo đường Nga Mikhail Bogomolov nói: "Chúng ta đã biết vitamin D bảo vệ trẻ phòng tránh bệnh còi xương, người trưởng thành phòng ngừa thoái hóa khớp. Nhưng những năm gần đây cho thấy, vitamin D trong cơ thể, hoạt động như một hormon, nó có rất nhiều hiệu quả khác, trong đó có việc chống lại virus đối với bệnh truyền nhiễm".

Nhu cầu vitamin D một ngày 1500 – 2000 IU để giữ cho xương khỏe mạnh. Chúng ta cần bổ sung vitamin D trong liều lượng cho phép. Vitamin D được tổng hợp dưới da dưới tác động của ánh nắng mặt trời.

Đồ uống chứa cồn (rượu, bia) tác động xấu tới hệ miễn dịch. Tốt nhất hãy từ chối các đồ uống này 3 ngày trước và sau khi tiêm phòng.

- Thực phẩm chứa nhiều kẽm: Gan động vật, hàu, hạt bí, đậu ván, thịt bò, đậu đỗ, thịt cừu, thịt lợn.

- Thực phẩm chứa nhiều selen: Gan động vật, cùi dừa, hạt dẻ, bạch tuộc, trứng, ngô, gạo, đậu, đậu ván, lúa mì, đậu Hà Lan, lạc, hạt dẻ, bắp cải, hạnh nhân.

- Thực phẩm chứa nhiều vitamin D: Gan, tất cả các loại cá béo, sữa, trứng.

Để tạo nhiều kháng thể sau tiêm phòng nên chú ý bổ sung các thực phẩm này trong chế độ ăn hàng ngày.


Mai Phương
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 2 ngày trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 5 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 1 tuần trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Top