
(Ảnh minh họa)
Xác nhận F0 ở Hà Nội: Nơi phải xếp hàng, nơi chỉ cần làm online
Nhiều trạm y tế cơ sở rơi vào tình trạng quá tải do lượng F1, F0 cao (Ảnh: TTXVN)
Ca nhiễm COVID-19 tại Hà Nội đang tăng lên nhanh chóng khiến nhiều trạm y tế quá tải. Tại một số xã, phường xuất hiện tình trạng người dân chen chúc chờ đợi để được xét nghiệm. Điều này gây nên không ít bất cập và bức xúc ở người dân địa phương.
Tại trạm y tế phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, những ngày này rất đông người dân đứng xếp hàng tại đây để chờ test nhanh, xin giấy xác nhận nhiễm COVID-19 hoặc đã âm tính trở lại. Sốt ruột và mệt mỏi có lẽ là tâm trạng chung của nhiều F0 thời điểm này.
''Nhiều khi người bệnh ở đây phải chờ rất lâu mới đến lượt. Chị thấy bất cập vì nhiều khi ốm mình phải chế độ ở nhà nghỉ đây thì cứ đứng chờ dài thế này để làm các xét nghiệm'', chụ Bùi Bích Ngọc cho hay.
Ông Hoàng Trung Thành cho biết thêm: ''Tuổi cao đi lại cũng phức tạp. F0 thế này đi cũng ảnh hưởng đến xung quanh. F0 cần phải cách ly mà ra tập trung thế này chả biết thế nào''.
Để xác nhận là F0 hay đã âm tính với COVID-19, người dân tại đây phải tới trạm y tế, mang theo kit xét nghiệm nhanh và đợi nhân viên y tế lấy mẫu, dẫn đến tình trạng người dân phải xếp hàng chờ đợi.
"Ngỡ ngàng" vì chi phí tự điều trị COVID-19 tại nhà lên đến chục triệu đồng
Một góc phòng của chị Mai trong những ngày mắc COVID-19. Ảnh: NVCC
Những vật tư y tế như kit test, nước súc miệng, mũi, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe... không thể thiếu với các F0 nhưng khi đã khỏi bệnh, trở về âm tính, các "cựu F0" vẫn chưa hết ngỡ ngàng với chi phí đã chi trong thời gian điều trị tại nhà lên đến hàng chục triệu đồng.
Những ngày qua số lượng F0 liên tục tăng mạnh, chỉ riêng tại Hà Nội, con số đã lên đến hơn 10.000 người/ngày.
Là thành viên cuối cùng nhiễm virus SARS-CoV-2 trong một gia đình gồm 4 người, chị Hương (36 tuổi, ở quận Long Biên, Hà Nội) là người trực tiếp mua các thiết bị, vật tư y tế... cần thiết cho người thân.
Đến nay, khi ngồi nhẩm tính và cộng các khoản đã chi tiêu cho gia đình 4 người cùng điều trị tại nhà, chị Hương vẫn chưa hết "ngã ngửa" vì chi phí điều trị lên đến gần 10 triệu đồng.
Chị Hương cho biết, khi nghe tin chồng tiếp xúc với đồng nghiệp F0, ban đầu chị chỉ mua gừng, chanh, sả để về xông cho các thành viên trong gia đình, nhằm ngăn ngừa virus phát tán.
Thế nhưng mấy ngày sau, khi kết quả test nhanh hiện 2 vạch, chị tá hoả mua thêm thuốc uống, kit test, nước súc miệng, các hộp vitamin bổ sung, trái cây.
Chị Hương tâm sự: "Ban đầu, tôi không để ý nhiều đến chi phí điều trị cho một F0 tại nhà. Chỉ biết là ngày nào cũng đi chợ nấu ăn đầy đủ, mua thêm các loại trái cây bổ sung để mọi người có thêm sức đề kháng chống lại dịch bệnh".
Thế nhưng, sau khi cả nhà đều lần lượt test nhanh 2 vạch, chị Hương đã ngồi cộng lại số tiền đã chi tiêu thì bất ngờ với số tiền chi cho hoạt động phòng, chống dịch của gia đình không hề nhỏ.
Khi nào dịch COVID-19 ở Việt Nam đạt đỉnh?
Trao đổi với Zingnews, PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, cho rằng dù chưa có thông tin chính thức, nhiều khả năng biến chủng Omicron đã chiếm đa số trong cộng đồng Việt Nam.
"Các nghiên cứu đến nay đang cho thấy biến chủng này có khả năng lẩn tránh được vaccine và tốc độ lây lan nhanh hơn Delta. Do đó, chúng sẽ còn tiếp tục lây lan rộng trong thời gian tới, đặc biệt tại những nơi đông dân cư hay một số tỉnh, thành phố phía Bắc trước kia dịch chưa bùng phát quá mạnh", PGS Nga nhận định.
Vì vậy, vị chuyên gia dự đoán từ nay tới giữa tháng 3, dịch COVID-19 tại Việt Nam vẫn tiếp tục bùng phát cùng số người nhiễm virus tăng nhanh. Ông nói: "Trong khoảng từ giữa tới cuối tháng 3, khả năng dịch sẽ đạt đỉnh và giảm dần sau đó".
Chủng SARS-CoV-2 nào đang lây lan rộng tại Hà Nội?
Tại cuộc họp trực tuyến với các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn để chỉ đạo các giải pháp kịp thời trước tình hình dịch bệnh COVID-19 gia tăng ngày 27/2, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh thông tin, Hà Nội đang khẩn trương giải trình tự gen để đánh giá mức độ chủng Omicron (chờ kết quả từ Viện Vệ sinh dịch tễ). Tuy chưa có kết quả giải trình tự gen, nhưng trên thực tế, có thể nhận định, hiện Hà Nội đã lưu hành chủng Omicron song hành với chủng Delta và có thể đã chiếm đa số bởi tốc độ lây lan COVID-19 hiện rất nhanh.
Theo các chuyên gia đánh giá, nửa tháng nữa, số ca mắc ở Hà Nội vẫn sẽ tiếp tục tăng cao và khả năng có thể đạt đỉnh tùy vào các biện pháp phòng, chống dịch. Thành phố cũng đánh giá đây là thách thức, áp lực và khó khăn rất lớn đối với hệ thống y tế cơ sở nếu không kịp thời đưa ra các giải pháp công nghệ và ý thức người dân.
Bệnh nhân tái nhiễm COVID-19 có nguy hiểm?
(Ảnh minh họa)
BS Phạm Văn Phúc, Phó trưởng Khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, các bệnh nhân tái nhiễm COVID-19 sau khoảng một tháng khỏi bệnh, triệu chứng nhẹ hơn lần đầu và được tư vấn tự cách ly điều trị tại nhà, không cần nhập viện.
BS Phúc giải thích, sau khi khỏi COVID-19, cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể để chống lại sự xâm nhập virus SARS-CoV-2. Mặc dù vậy, lượng kháng thể sinh ra của mỗi người khác nhau, phụ thuộc vào cơ địa, bệnh nền... Nếu kháng thể không đủ mạnh, người khỏi bệnh chủ quan không tuân thủ 5K, khi tiếp xúc F0 mang biến chủng mới sẽ có nguy cơ tái nhiễm, như lần đầu tiên, người bệnh nhiễm chủng Delta, lần thứ hai có thể nhiễm chủng Omicron"- BS Phúc cho biết.
TP HCM: Giải thể nhiều bệnh viện điều trị COVID-19
UBND TP HCM giao Giám đốc Sở Y tế chịu trách nhiệm chỉ đạo các bệnh viện giải quyết các vấn đề liên quan đến Bệnh viện điều trị COVID-19.
Cụ thể, hoàn thành các sổ sách chứng từ thanh quyết toán, báo cáo chuyên môn, bàn giao toàn bộ tài sản, trang thiết bị, vật tư đã huy động cho chính quyền địa phương hoặc chủ sở hữu tài sản để xử lý, thanh quyết toán theo đúng quy định.
Đối với những tài sản, trang thiết bị, vật tư được tài trợ cho bệnh viện sẽ được chuyển về Bệnh viện quận Phú Nhuận và Bệnh viện Nhi Đồng 1 để xem xét, giải quyết theo quy định.
Tuy nhiên, vẫn phải duy trì khu cách ly để cách ly người nghi nhiễm hoặc nhiễm tại bệnh viện.
Đồng thời, duy trì buồng cấp cứu sàng lọc tại khoa cấp cứu để vừa cấp cứu người bệnh, vừa sàng lọc, bảo đảm an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.
UBND TP HCM cũng có quyết định giải thể trung tâm cách ly tập trung F0 tại Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ người bại liệt Thạnh Lộc và trung tâm cách ly tập trung F0 tại Cơ sở cai nghiện ma túy Bố Lá trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Dấu hiệu nguy hiểm F0 điều trị tại nhà cần đến ngay cơ sở y tế
Đắk Lắk: Huy động tổ chức tôn giáo, sinh viên, nhân viên y tế nghỉ hưu tham gia chống dịch
Theo đó, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk có văn bản gửi Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đắk Lắk, Tòa Giám mục Buôn Ma Thuột, Ban Đại diện Tin lành tỉnh Đắk Lắk, nêu rõ tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đang diễn biến rất phức tạp.
Để kịp thời đáp ứng nguồn nhân lực tham gia công tác phòng chống dịch, Sở Y tế kính đề nghị các tổ chức, cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh kêu gọi, huy động nhân lực, đặc biệt là cán bộ y tế, giảng viên, sinh viên, học viên chuyên ngành y tế đăng ký tình nguyện tham gia, hỗ trợ công tác phòng chống dịch.
Bên cạnh đó, Sở Y tế cũng đề nghị các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn xem xét, huy động sinh viên tình nguyện chuyên ngành y tham gia, hỗ trợ công tác phòng chống dịch.
5 điều nhất định phải biết khi xông hơi trị COVID tại nhà
"Khi cách nhà còn khoảng 60km, vợ tôi gọi điện để tôi chuẩn bị ra đón. Một lúc lâu sau không thấy vợ mình gọi điện lại và gọi cho vợ cũng không được...", anh Tài nhớ lại cuộc gọi cuối cùng của vợ trước khi xảy ra tai nạn.
Sinh viên đang ở tại ký túc xá của Đại học Quốc gia TP HCM thì bất ngờ nghe tiếng động mạnh dưới đất, tới nơi kiểm tra xác định cô gái đã tử vong
Người phụ nữ ở Huế khi đang tham gia giải chạy thì ngã quỵ, mặc dù được đưa vào cấp cứu nhưng nạn nhân không qua khỏi.
GĐXH - Sau ít ngày tăng nhiệt và nồm ẩm, dự báo khoảng cuối tuần (12/4), một đợt không khí lạnh sẽ tràn xuống miền Bắc khiến trời chuyển mưa rét.
GĐXH - Căn cứ các tài liệu, chứng cứ, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam xác định Tô Thị Ty Na đã gây ra cái chết của con trai để trục lợi bảo hiểm; phim "Địa đạo" của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên đạt doanh thu 50 tỷ đồng sau 3 ngày công chiếu.
Chiều 6/4 (9/3 Âm lịch), hàng vạn người dân và du khách thập phương đổ về Đền Hùng (Phú Thọ) để dâng lễ, vãn cảnh trước ngày Giỗ tổ Hùng Vương.
GĐXH - Theo dự báo thời tiết, do ảnh hưởng của không khí lạnh yếu, miền Bắc có mưa nhỏ, lạnh về đêm và sáng. Dự báo không khí lạnh ảnh hưởng đến miền Bắc đến ngày 7/4.
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục xúc tiến các cuộc trao đổi, tiếp xúc với phía Hoa Kỳ trên tất cả các cấp, các kênh, giải quyết các quan tâm từ phía Hoa Kỳ, trên tinh thần hai bên cùng có lợi.
GĐXH - Ngày 5/4, Công an TP Hà Nội cho biết, Phòng CSGT đã xác minh, xử lý người điều khiển xe ô tô 29 chỗ vi phạm trật tự, an toàn giao thông trên Đại lộ Thăng Long.
Cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm với Tổng thống Hoa Kỳ tối 4/4 được giới chuyên gia kinh tế và đặc biệt là các doanh nghiệp (DN), hiệp hội ngành hàng đánh giá cao và bày tỏ hy vọng những kết quả tốt đẹp trong quan hệ thương mại, xuất nhập khẩu của Việt Nam – Hoa Kỳ trong thời gian tới.
GĐXH - Ngày 5/4, Công an TP Hà Nội cho biết, Phòng CSGT đã xác minh, xử lý người điều khiển xe ô tô 29 chỗ vi phạm trật tự, an toàn giao thông trên Đại lộ Thăng Long.