Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tin sáng 23/3: Nhịp sống trở về "bình thường cũ" được chưa?; những ai có nguy cơ cao bị tái nhiễm SARS-CoV-2?

Thứ tư, 06:48 23/03/2022 | Thời sự

GiadinhNet - Những ngày qua, không khó để bắt gặp những hình ảnh quá đỗi quen thuộc với người dân Hà Nội cũng như ở TPHCM; Những ai dễ bị tái nhiễm với SARS-CoV-2, có thể tái nhiễm những chủng nào?

Tin sáng 22/3: Nguy hiểm từ tình trạng âm tính với SARS-CoV-2 giả; người mắc COVID-19 có nên kiêng uống cà phê?Tin sáng 22/3: Nguy hiểm từ tình trạng âm tính với SARS-CoV-2 giả; người mắc COVID-19 có nên kiêng uống cà phê?

GiadinhNet - Âm tính giả được hiểu một cách đơn giản là hiện tượng trong cơ thể người bệnh có tác nhân virus nhưng kết quả xét nghiệm lại ra âm tính; Do cà phê có tính lợi tiểu làm tăng đào thải nước vì vậy bệnh nhân COVID-19 không nên uống.

Nhịp sống trở về "bình thường cũ" được chưa?

Tin sáng 23/3: Nhịp sống trở về "bình thường cũ" được chưa? - Ảnh 2.

Dù chưa vào giờ tan tầm nhưng phố Nguyễn Trãi, đoạn qua địa bàn quận Thanh Xuân đã nườm nượp phương tiện di chuyển (Ảnh: Thành Trung).

"Phố đi bộ Hồ Gươm đông vui như chưa từng có dịch COVID-19", phần nào phản ánh mức độ ảnh hưởng của đợt dịch đã qua và xu hướng người dân ứng xử với dịch bệnh hiện nay. Còn tôi vừa tận mắt chứng kiến công viên trên đường Tôn Đức Thắng, người dân TP HCM xả stress cuối tuần mặc dù vẫn nghiêm chỉnh đeo khẩu trang ngoài những lúc bỏ ra tạo dáng chụp ảnh selfie.

Bác sĩ, đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu đề xuất sớm đưa COVID-19 ra khỏi bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, chuyển từ nhóm A sang nhóm B và trở lại "bình thường cũ".

Chúng tôi vừa "đóng" một đơn nguyên hồi sức bệnh nhân COVID-19 nguy kịch tại Bệnh viện Hoàng Mai. Đây là cơ sở y tế có nhiệm vụ điều trị bệnh nhân nặng nguy kịch với quy mô 500 giường. Lúc cao điểm vừa qua, bệnh viện này có hơn 200 trường hợp nguy kịch, nhưng hiện chỉ còn 69 bệnh nhân nặng với 17 ca thở máy. Theo tôi được biết, sức ép điều trị ca nặng ở các bệnh viện khác trên toàn quốc cũng đã giảm rõ rệt so với tuần đầu tháng 3. Như vậy dự đoán của giới chuyên môn về việc Việt Nam sẽ vượt qua đỉnh dịch vào giữa tháng 3 đã đúng.

Chúng ta không chủ quan. Nhưng các dữ liệu về tiêm chủng (Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ tiêm vaccine cao nhất thế giới), về khả năng phòng vệ với COVID-19 của các cơ sở y tế và thái độ của người dân…, đều cho thấy đã đến lúc cần có cách tiếp cận khác với COVID-19.

Chính phủ mới đây yêu cầu nghiên cứu, đánh giá và căn cứ tình hình dịch để chuyển biện pháp phòng, chống COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B. Tôi cho rằng cần sớm đẩy nhanh quá trình này, ngay trong tháng 3 này, vì chúng ta đã hoàn toàn có đủ khả năng tiếp nhận, điều trị Covid-19 như một bệnh lý chuyên khoa. Nghĩa là một bệnh nhân mắc COVID-19 cũng như những bệnh về tiêu hóa, tim mạch hay tai, mũi, họng… Họ sẽ tìm đến chuyên khoa COVID-19 ở các bệnh viện để khám và điều trị.

Theo quy định hiện nay, người mắc bệnh dịch thuộc nhóm A được khám và điều trị miễn phí. Khi chuyển COVID-19 sang bệnh truyền nhiễm nhóm B thì việc thanh toán, chi trả tiền khám, chữa bệnh sẽ như với các bệnh lý khác, có thể do bảo hiểm y tế chi trả hoặc khám dịch vụ do người dân tự chi trả.

Nếu chúng ta vẫn giữ những quy định ngặt nghèo của bệnh truyền nhiễm nhóm A với COVID-19, sẽ rất khó khăn cho các bệnh viện hoạt động khi phải chữa các bệnh lý khác. Trong khi đó, tỷ lệ các bệnh lý không do COVID-19 gây ra đang nhiều hơn, nguy hiểm hơn so với các bệnh lý do COVID-19. Chỉ có đưa COVID-19 trở thành bệnh lý chuyên khoa, hệ thống y tế mới trở lại "bình thường cũ", còn kéo dài như hiện nay thì hệ thống sẽ không thể nào trụ được. 

Đơn cử, trước khi dịch bùng phát, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cơ sở 1 ở Tôn Thất Tùng có quy mô 500 giường bệnh và vừa qua mở thêm cơ sở 2 ở Trương Công Giai. Tổng số nhân viên y tế hơn 1.000 người. Sau khi đại dịch xảy ra, ngoài việc chi viện các tỉnh, Bộ Y tế giao Bệnh viện Đại học Y Hà Nội xây dựng cơ sở điều trị COVID-19 ở Hoàng Mai cũng với quy mô 500 giường, nghĩa là cần khoảng gần 1.000 cán bộ nhân viên nữa. Đội ngũ nhân viên y tế đã nỗ lực đáp ứng yêu cầu chống dịch trong giai đoạn vừa qua, nhưng nếu kéo dài sẽ tốn kém nguồn lực và thực tế không thể duy trì được.

Khi coi COVID-19 là một chuyên khoa, không có nghĩa là hạ thấp sự nguy hiểm của dịch bệnh này, mà chúng ta theo dõi thật sát và phản ứng linh hoạt. Có ba chỉ số cần theo dõi, gồm: Xét nghiệm thăm dò để phát hiện biến chủng mới; ghi nhận sự lây lan đột ngột dịch bệnh trong một cộng đồng nhất định; và tình hình bệnh nhân chuyển nặng phải nhập viện. Những chỉ số này nếu phát sinh vấn đề đáng lưu ý thì cơ quan quản lý chuyển trạng thái chống dịch. Nghĩa là chúng ta không ngồi chờ diễn biến của Covid mà phản ứng linh hoạt. 

Còn trong tình hình hiện nay, đã đến lúc phải trở lại "bình thường cũ" để hướng tới hai mục tiêu. Một là, tránh quá tải cho hệ thống y tế, các bệnh viện đủ sức điều trị các bệnh lý thông thường, bao gồm COVID-19. Hai là phục vụ cho lộ trình mở cửa, phục hồi kinh tế - xã hội thời kỳ "hậu COVID-19".

Nếu có gì khác với trước khi bùng dịch, đó là các cơ quan quản lý vẫn cần khuyến khích người dân đeo khẩu trang ở nơi công cộng, rửa tay thường xuyên hơn. Những ai nhiễm COVID-19 vẫn nên ở nhà, có dấu hiệu chuyển nặng thì vào bệnh viện điều trị. Các trường hợp bệnh nhẹ hoặc không có triệu chứng vẫn nên hạn chế tiếp xúc để tránh nguy cơ lây nhiễm cho nhóm nguy cơ cao như người già, trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai… Việc cách ly người bệnh dứt khoát không cực đoan như trước đây. Bất cứ ai xét nghiệm nhanh âm tính sẽ đi làm trở lại bình thường.

Ngày 22/3: Có 130.735 ca mắc mới COVID-19; 4 tỉnh bổ sung hơn 118.400 F0Ngày 22/3: Có 130.735 ca mắc mới COVID-19; 4 tỉnh bổ sung hơn 118.400 F0

Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 22/3 của Bộ Y tế cho biết có 130.735 ca mắc mới COVID-19 tại 62 tỉnh, thành; Hà Nội vẫn nhiều nhất; 4 tỉnh Thái Bình, Hưng Yên, Quảng Ninh và Vĩnh Phúc bổ sung hơn 118.400 F0.

Bộ Y tế: Chuyển từ kiểm soát số ca mắc sang kiểm soát số ca nhập viện do COVID-19

Tin sáng 23/3: Nhịp sống trở về "bình thường cũ" được chưa?; những ai có nguy cơ cao bị tái nhiễm SARS-CoV-2? - Ảnh 4.

Các bác sĩ tại Bệnh viện Điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Hà Nội - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Đó là một trong những điểm mới trong Chương trình phòng chống dịch COVID-19 theo tinh thần của Chính phủ vừa được đại diện Bộ Y tế chia sẻ tại cuộc giao ban báo chí ngày 22/3 tại Hà Nội.

Theo đó, căn cứ ý kiến chỉ đạo, góp ý, Bộ Y tế đã trình Chính phủ ban hành nghị quyết số 38/BQ-CP ban hành Chương trình phòng chống dịch COVID-19.

Mục tiêu của chương trình là đảm bảo kiểm soát dịch bệnh hiệu quả, kiểm soát tốc độ lây lan trong cộng đồng, bảo vệ tối đa sức khỏe tính mạng của người dân. Hạn chế đến mức thấp nhất các ca bệnh nặng, tử vong do COVID-19 và khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội.

Chương trình sẽ được thực hiện trong 2 năm 2022-2023. Trường hợp dịch bệnh kết thúc sớm hơn hoặc kéo dài đến năm 2024, Bộ Y tế sẽ tiếp tục thực hiện, sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình dịch bệnh.

Cụ thể, Bộ Y tế đưa ra 6 mục tiêu trong thời gian tới:

1. Đảm bảo đạt tỉ lệ bao phủ vắc xin phòng COVID-19.

2. Kiểm soát sự lây lan của dịch COVID-19.

TP Hồ Chí Minh không còn xã, phường "vùng cam"

Tin sáng 23/3:  - Ảnh 2.

TP Hồ Chí Minh không ghi nhận địa phương vùng cam. (Ảnh: Báo điện tử Người lao động)

300 trong tổng số 312 xã, phường tại TP Hồ Chí Minh đạt tiêu chuẩn vùng xanh (cấp độ 1) và không còn địa phương nào thuộc vùng cam, vùng đỏ.

Đó là báo cáo về đánh giá cấp độ dịch của Sở Y tế TP Hồ Chí Minh hôm 21/3. Theo đó, TP có 300 phường xã đạt cấp độ 1 (vùng xanh), tăng 11 phường so với tuần trước. Đồng thời TP có 12 phường đạt cấp độ 2 (vùng vàng), đây là các phường ở quận 1, 6, 11, Phú Nhuận, Tân Phú, huyện Củ Chi và TP Thủ Đức.

Đây là lần đầu tiên kể từ khi thay đổi cách đánh giá cấp độ dịch, TP Hồ Chí Minh không ghi nhận địa phương vùng cam. Tuần trước đó, từ ngày 7-3 đến 13-3, TP Hồ Chí Minh chỉ còn 2 phường ở cấp độ 3 (vùng cam).

Hiện TP Hồ Chí Minh đã tiêm gần 5 triệu liều vaccine mũi 3 cho người dân.

Hầu hết trẻ em không tiêm vaccine sẽ thiếu kháng thể sau khi mắc COVID-19Hầu hết trẻ em không tiêm vaccine sẽ thiếu kháng thể sau khi mắc COVID-19

Dữ liệu mới từ một nghiên cứu tại Mỹ cho kết quả hầu hết trẻ em và thiếu niên sẽ không còn kháng thể với virus SARS-CoV-2 sau khi hồi phục COVID-19.

Bí thư Thành ủy Hà Nội: Sẵn sàng chống dịch khi du lịch, dịch vụ sôi động trở lại

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng vừa có trao đổi với báo chí về kết quả hội nghị Thường trực Thành ủy họp, cho ý kiến về công tác phòng, chống dịch COVID-19 ngày 21/3.

Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, thời gian qua, Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy đã bám sát tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn, chỉ đạo các chủ trương, giải pháp chủ động, sáng tạo, hiệu quả, kịp thời ngay khi dịch tăng cao, tập trung vào 3 hướng chính là: Tiêm vắc xin; tăng cường năng lực điều trị tầng 2, tầng 3 và đẩy mạnh y tế cơ sở để quản lý, hỗ trợ F0 điều trị tại nhà. 

Thành phố đã phát huy cao độ vai trò, hiệu quả hoạt động của hơn 4.600 tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm COVID-19 tại nhà và hơn 5.000 tổ COVID-19 cộng đồng, thường xuyên tiếp nhận thông tin, tư vấn, quản lý và cấp phát thuốc cho người nhiễm COVID-19; báo cho nhân viên y tế những trường hợp có triệu chứng nặng; tiếp nhận thông tin về nhu cầu cấp giấy hưởng bảo hiểm xã hội để phối hợp với trạm y tế cấp giấy tại nhà cho người dân...

"Nhờ thực hiện tốt các biện pháp đúng, trúng, cùng sự chung sức, đồng lòng của người dân, Hà Nội luôn giữ vững tình hình từ cơ sở. Tuần qua, số ca mắc có chiều hướng giảm mạnh, đặc biệt tỷ lệ ca tăng nặng, người tử vong tiếp tục được kiểm soát ở mức thấp, hạn chế rủi ro sức khỏe cho người dân", Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng nói.

Tuy nhiên, ông Đinh Tiến Dũng yêu cầu cả hệ thống chính trị từ thành phố xuống cơ sở nhận thức rõ tinh thần phòng, chống dịch COVID-19 hiện nay là không được chủ quan, phải tập trung thực hiện nghiêm chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ và thành phố với quyết tâm cao nhất, nêu cao trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền. 

Thường trực Thành ủy giao Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện 3 giải pháp trọng tâm là tiêm vắc xin (đặc biệt là đối tượng có nguy cơ cao), tăng cường năng lực điều trị tầng 2, tầng 3; đẩy mạnh y tế cơ sở để quản lý, hỗ trợ F0 điều trị từ sớm, chú ý ứng dụng các nền tảng công nghệ. 

Ngành Y tế và các địa phương phải chú ý quản lý, điều trị người bệnh là trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người có bệnh nền; theo sát kế hoạch của Chính phủ, Bộ Y tế về việc tiêm vắc xin cho trẻ, kể cả từ 3 tuổi trở lên, chuẩn bị các phương án cần thiết, bảo đảm an toàn để khi được phân bổ vắc xin có thể triển khai được ngay.

Những ai có nguy cơ cao bị tái nhiễm SARS-CoV-2?

Tin sáng 23/3: Nhịp sống trở về "bình thường cũ" được chưa?; những ai có nguy cơ cao bị tái nhiễm SARS-CoV-2? - Ảnh 7.

Người đã nhiễm chủng Omicron vẫn có thể tái nhiễm lần nữa với chính Omicron, nhưng với biến thể phụ khác. Ảnh: TTXVN.

Bạn đọc hỏi: Những ai dễ bị tái nhiễm với SARS-CoV-2, có thể tái nhiễm những chủng nào?

Ths. BS Nguyễn Thu Hường, Trưởng đơn nguyên chống dịch, Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội) cảnh báo: "Thực tế thăm khám các trường hợp cho thấy, trong khoảng 1 tháng đến 15 ngày sau khi khỏi COVID-19, bệnh nhân đã có thể tái nhiễm. Tỷ lệ tái nhiễm của người dân ở thời điểm này với chủng Omicron khá cao. Tái nhiễm xảy ra trong thời gian càng ngắn, dù kháng thể của người bệnh rất cao nhưng vẫn rất mệt mỏi và các triệu chứng có thể nặng hơn so với lần trước".

Theo đó, tất cả các đối tượng, ở mọi lứa tuổi, nếu có tiếp xúc nguồn lây đều có thể tái nhiễm với SARS-CoV-2; trong đó, đối tượng có nguy cơ tái nhiễm cao hơn là người già, người bị suy giảm miễn dịch, người có bệnh lý nền và trẻ chưa được tiêm vaccine. Việc tái nhiễm cũng có thể gặp ở người trẻ, vì vậy bất kỳ ai cũng không thể chủ quan, kể cả với người đã từng mắc và đã khỏi bệnh".

Theo BS. Nguyễn Thu Hường, có thể xảy ra các tình huống dẫn đến tái nhiễm như: Trước đó người bệnh đã nhiễm chủng Delta sau đó chủ quan có thể tiếp tục tái nhiễm với chủng mới Omicron; đặc biệt, người đã nhiễm chủng Omicron nhưng vẫn có thể tái nhiễm lần nữa với chính Omicron nhưng với biến thể phụ khác. Hiện chủng Omicron được phát hiện có các biến thể phụ là: BA.1, BA.2, BA.3. Thực tế hiện nay cho thấy, những người từng nhiễm biến chủng ban đầu của Omicron là BA.1, có thể nhiễm tiếp chủng BA.2.

Đặc biệt, hiện tại Hà Nội, biến thể Omicron được ghi nhận ở 20/30 quận, huyện; biến thể BA.2 chiếm tới 87% tổng số các mẫu phát hiện nhiễm biến thể Omicron. Đáng chú ý, biến thể phụ BA.2 có khả năng lây lan nhanh hơn 1,5 lần biến thể gốc BA.1 và có khả năng tránh tác động miễn dịch của các loại vaccine hiện tại hơn biến thể gốc BA.1 khoảng 30%.

Theo đó, dù các triệu chứng khi nhiễm chủng Omicron thường không nặng như chủng Delta nhưng thời gian tái nhiễm càng ngắn sẽ làm bệnh nhân mệt mỏi, kéo theo đó thời gian hậu COVID-19 dài hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.

Tỷ lệ F0 phải vào cơ sở y tế điều trị giảm mạnh

Tin sáng 23/3: Nhịp sống trở về "bình thường cũ" được chưa? - Ảnh 4.

Số ca F0 đang điều trị tại bệnh viện đã giảm 24,5% so với tháng trước.

Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, số ca mắc COVID-19 ở nước ta liên tục giảm. Ngày 21/3, cả nước có hơn 131.000 ca mắc, giảm khoảng 50.000 ca so với ngày cao nhất gần đây là ngày 16/3. Cùng với đó, số ca chuyển nặng phải nhập viện cũng giảm mạnh.

TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương, gần 20.000 ca mắc COVID-19 đã được ghi nhận, trong đó trên 8.000 ca đang điều trị. Tuy nhiên, tỉ lệ phải điều trị tại Trung tâm y tế thành phố hiện chỉ hơn 120 ca.

Trong khi đó, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội mỗi ngày vẫn ghi nhận quanh 1.000 ca mắc mới nhưng tỉ lệ F0 vào điều trị cơ sở y tế thì ngày lại càng giảm so với thời điểm cách đây 2 tuần lễ.

Theo các chuyên gia y tế, số ca nhập viện giảm một phần do hiệu quả chiến dịch tiêm vaccine và tập trung giám sát trường hợp nguy cơ cao. Phần nữa, là do tâm lý người dân, khi bị mắc COVID-19 giờ cũng không còn hoang mang và rất bình tĩnh điều trị tại nhà.

Cả nước hiện có hơn 3 triệu F0 đang theo dõi, điều trị, tuy nhiên, theo Bộ Y tế báo cáo mới đây, số ca đang điều trị tại bệnh viện đã giảm 24,5% so với tháng trước dù số ca mắc mới tăng khoảng 200%.

F0 lo sợ hậu COVID-19 phổi trắng xoá "nhao nhao" đi khám: Chuyên gia đưa ra khẳng định

Tin sáng 23/3: Nhịp sống trở về "bình thường cũ" được chưa? - Ảnh 5.

Chụp phổi sau mắc COVID-19, ảnh minh hoạ.

Thời gian gần đây khi số ca mắc COVID-19 tăng sau đã khỏi trở về cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, những thông tin về hậu COVID-19 khiến cho không ít người lo sợ.

Cả tầng chung cư nhà chị Hoài Phương (34 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) đều trở thành F0. Rất may mắn là tất cả mọi người đều hết bệnh với các triệu chứng rất nhẹ nhàng, chỉ có trẻ con sốt cao mất 1-2 ngày.

Chị Phương chia sẻ đọc thông tin trên mạng thấy mọi người nói nhiều về hậu COVID-19 nên chị khá lo sợ cho rằng: "Dù đã âm tính nhưng virus vẫn nằm sâu trong phổi khi hệ miễn dịch yếu virus sẽ mạnh lên gây ra tổn thương phổi".

Cũng vì thể mà một số chị em cùng tầng với nhà chị Phương đã rủ nhau cho bọn trẻ con đi khám hậu COVID-19. Chị Phương tâm sự: "Bọn trẻ con còn nhỏ quá mà bệnh chẳng biết thế nào. Thôi cứ cho bọn trẻ đi kiểm tra tổng thể sau có chuyện gì đỡ hối hận".

Tâm trạng của chị Phương cũng là nỗi lo lắng của rất nhiều người sau khi đã là F0 có nên đi khám hậu COVID-19 hay không?

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm TP.HCM cho hay, hậu COVID-19 là có và đã được ghi nhận trên thế giới. Đặc biệt, hậu Covid gặp ở những người mắc COVID-19 nặng phải điều trị hồi sức. Hậu COVID-19 cũng giống như hậu truyền nhiễm và cần phải hồi phục. Bệnh nhân sau nằm hồi sức phải chuyển sang tập phục hồi chức năng phổi (xơ phổi), khó khăn đi lại (tập tăng cơ)...

Trẻ F0 sốt cao, co giật có ảnh hưởng não?

Tin sáng 23/3:  - Ảnh 3.

Cần chuẩn bị thuốc hạ sốt, đừng để khi sốt mới chạy đi mua thuốc thì không kịp

Bác sĩ Trương Hữu Khanh - cố vấn khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, Phó chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TP.HCM, trả lời:

Về tình huống bạn mô tả, trẻ không phải co giật do COVID-19 mà co giật do sốt cao. Việc co giật thuộc về cơ địa trẻ, ví dụ trong nhà có anh trai bị như vậy thì thường đứa em cũng sẽ bị. Thứ hai là trẻ từng bị một đợt thì lần thứ 2 khả năng sẽ bị lại. Như vậy mình cần chuẩn bị thuốc hạ sốt, đừng để khi sốt mới chạy đi mua thuốc thì không kịp.

Khi trẻ co giật, phụ huynh cần bình tĩnh, việc quan trọng nhất là hạ sốt nhanh thì mới giảm co giật nhanh. Việc phụ huynh ôm trẻ, giữ trẻ, cũng không tác dụng vì chỉ có trong bệnh viện mới bơm thuốc chống co giật cho trẻ còn ở ngoài, chủ yếu là hạ sốt càng nhanh, sẽ hết co giật.

Nhiều trẻ mắc COVID-19 bị run phụ huynh sẽ tưởng trẻ bị co giật nhưng không phải. Ta có thể hỏi chuyện trẻ, nếu trẻ nói được thì không phải co giật.

Một lần co giật thì sẽ không ảnh hưởng tới thần kinh của trẻ, ngoại trừ việc chúng ta để trẻ co giật quá nhiều lần. Vì vậy phụ huynh cứ bình tĩnh, hạ sốt cho trẻ thì tình hình co giật sẽ ổn đinh.

Trẻ em đã nhiễm COVID-19 có cần tiêm vaccine phòng COVID-19 hay không ?

K.N (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cháy cửa hàng FPT Shop ở TPHCM, nhân viên ôm đồ tháo chạy

Cháy cửa hàng FPT Shop ở TPHCM, nhân viên ôm đồ tháo chạy

Thời sự - 5 giờ trước

Khói lửa bùng lên tại cửa hàng FPT Shop trên đường Lê Văn Thọ, phường 11, quận Gò Vấp khiến nhiều nhân viên hốt hoảng ôm đồ tháo chạy.

Nắng nóng vượt kỷ lục, người dân nơi 'chảo lửa' Nghệ An quay quắt chống chọi

Nắng nóng vượt kỷ lục, người dân nơi 'chảo lửa' Nghệ An quay quắt chống chọi

Thời sự - 11 giờ trước

Những ngày này, Nghệ An nắng nóng gay gắt với mức nhiệt độ lên đến hơn 40 độ C. Người dân vật vã chống chọi với nắng nóng kỷ lục.

Giải cứu cô gái người Anh rơi xuống hố thi công cáp ngầm ở Hà Nội

Giải cứu cô gái người Anh rơi xuống hố thi công cáp ngầm ở Hà Nội

Thời sự - 14 giờ trước

Cô gái người Anh ngã xuống hố thi công đường dây cáp sâu khoảng 2m, bị thương ở chân, khi đang đi bộ trên vỉa hè đường Xuân Diệu (quận Tây Hồ, Hà Nội).

Thời tiết miền Bắc sắp có sự thay đổi bất ngờ sau dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Thời tiết miền Bắc sắp có sự thay đổi bất ngờ sau dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Thời sự - 19 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên cả nước kéo dài đến ngày 30/4. Từ ngày 1-2/5, nắng nóng trên cả nước có khả năng giảm dần, đặc biệt khu vực Bắc Bộ trời chuyển mưa do ảnh hưởng đợt không khí lạnh yếu tràn về.

Tin sáng 28/4: Nắng nóng khắc nghiệt trên 40 độ C; manh mối phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư ở Hà Nội

Tin sáng 28/4: Nắng nóng khắc nghiệt trên 40 độ C; manh mối phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư ở Hà Nội

Thời sự - 20 giờ trước

GĐXH - Có đến 23 trạm đo của cơ quan khí tượng cho kết quả nhiệt độ trên 40 độ C vào lúc 13h trưa 27/4; Chi tiết giúp phát hiện thi thể nữ giới trên ghế sofa ở khu chung cư cao cấp tại Hà Nội là có người đàn ông muốn thuê căn hộ này.

Đóng đường cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo trong ngày 28/4

Đóng đường cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo trong ngày 28/4

Thời sự - 20 giờ trước

Từ 7h đến 18h ngày 28/4, đơn vị vận hành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo sẽ đóng đường để phục vụ công tác khánh thành dự án này tại phía Bắc hầm núi Vung (huyện Thuận Nam, Ninh Thuận).

Người mẹ bỏ rơi con gần 1 tháng tuổi với lời nhắn: Tôi kiệt sức rồi

Người mẹ bỏ rơi con gần 1 tháng tuổi với lời nhắn: Tôi kiệt sức rồi

Thời sự - 1 ngày trước

Sinh em bé gần một tháng tuổi, người mẹ bất ngờ đem con bỏ rơi trước nhà một người dân với lời nhắn: "Cháu bị viêm da tôi không thể chăm sóc. Tôi kiệt sức rồi".

Phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội

Phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội

Thời sự - 1 ngày trước

Chiều 26/4, ban quản lý tòa nhà ở phường Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội, cùng lực lượng chức năng phát hiện thi thể một nữ giới nằm tại ghế sofa. Tình trạng của tử thi này đã "khô".

Gió mùa Đông Bắc sắp tràn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày nắng nóng đỉnh điểm

Gió mùa Đông Bắc sắp tràn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày nắng nóng đỉnh điểm

Thời sự - 2 ngày trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, sau kỳ nghỉ lễ 30/4, Bắc Bộ đón khối không khí lạnh yếu từ lục địa Trung Quốc di chuyển xuống. Thời tiết sẽ có sự thay đổi, trời có mưa sau chuỗi ngày nắng nóng.

Phát hiện bom nặng 340kg còn nguyên ngòi nổ ở trung tâm thành phố Vinh

Phát hiện bom nặng 340kg còn nguyên ngòi nổ ở trung tâm thành phố Vinh

Thời sự - 2 ngày trước

Trong quá trình cải tạo mương thoát nước ở trung tâm thành phố Vinh (Nghệ An), đơn vị thi công đã tá hỏa khi phát hiện quả bom khoảng 340kg còn nguyên ngòi nổ, cánh đuôi.

Top