Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tin sáng 27/2: Phụ huynh Hà Nội ủng hộ học trực tiếp cuối cùng cũng muốn 'quay xe'?; F0 tăng kỷ lục, hàng quán ế ẩm chưa từng có

Chủ nhật, 07:25 27/02/2022 | Thời sự

GiadinhNet - Nhiều phụ huynh cho rằng, trong bối cảnh số ca F0 tăng vọt như hiện nay, Hà Nội nên chuyển sang học trực tuyến thay vì duy trì việc học trực tiếp và học kết hợp on - off như hiện nay. Số ca mắc COVID-19 tại Hà Nội liên tục tăng cao trong thời gian gần đây đã khiến nhiều quán ăn, cà phê, quán nhậu... rơi vào tình trạng ế ẩm, buồn hiu hắt.

Tin sáng 26/2: Mất quyền lợi gì nếu tự ý test COVID-19 tại nhà; nhân viên công sở ở Hà Nội: "Đến văn phòng có cảm giác... sai sai"Tin sáng 26/2: Mất quyền lợi gì nếu tự ý test COVID-19 tại nhà; nhân viên công sở ở Hà Nội: 'Đến văn phòng có cảm giác... sai sai'

GiadinhNet - Việc tự ý test COVID-19 tại nhà mà không có sự giám sát của nhân viên y tế sẽ chỉ giúp người nghi nhiễm tự kiểm tra được xem mình đã chính thức "dương tính" hay chưa. Công ty vốn đông vui, náo nhiệt nhưng nay chỉ có dăm bảy người tới, các nhân viên khác hoặc đang cách ly tại nhà, hoặc xin nghỉ đi xét nghiệm COVID-19.

Hà Nội: Phụ huynh ủng hộ học trực tiếp cuối cùng cũng muốn 'quay xe'?

Tin sáng 27/2: Phụ huynh Hà Nội ủng hộ học trực tiếp cuối cùng cũng muốn 'quay xe'?; F0 tăng kỷ lục, hàng quán ế ẩm chưa từng có - Ảnh 2.

Hình ảnh những lớp học chỉ 1 học sinh được chia sẻ trên mạng xã hội liên tiếp những ngày qua

Mới chỉ cách đây khoảng 1 tuần, dù số ca mắc tăng nhưng khi nhà trường khảo sát về việc tổ chức học trực tiếp từ đầu tháng 3, hầu hết phụ huynh đã đồng tình. Thậm chí, rất nhiều lựa chọn đồng ý cho con học cả ngày ở trường (đồ ăn do gia đình chuẩn bị).

Nhưng đến tối qua, gần như tất cả đã đảo chiều, hầu hết đã đổi sang lựa chọn 'Tiếp tục học online'.

Gửi ý kiến về VietNamNet, độc giả Trần Bảo Lâm chia sẻ: "Thật sự là ban đầu cũng muốn cho các con đi học để giải toả tâm lý nhưng mà sau thấy các con đi học khổ quá, thầy cô cũng khổ luôn... Chỉ mong sao bệnh dịch sớm tàn và nếu có thể, hãy để qua đợt đỉnh dịch này rồi hãy mở cửa trường học lại nha!"

"Đầu tiên và trước hết hãy để học sinh tiểu học quay trở lại học online, một triệu học sinh tiểu học đến trường đồng nghĩa 1 triệu phụ huynh đi theo và 1 triệu lít xăng (đang khan hiếm xăng) tiêu thụ mỗi ngày. Chưa nói kéo theo những hệ lụy khác khi mà học sinh tiểu học còn quá nhỏ..." - độc giả Le Long lo ngại.

Bên cạnh đó, hầu hết cho rằng, việc duy trì dạy học online và dạy trực tiếp như hiện nay còn nhiều bất cập, không hiệu quả.

Ngày 26/2: Có 77.982 ca COVID-19 mới; Thái Nguyên đăng ký bổ sung 20.894 F0Ngày 26/2: Có 77.982 ca COVID-19 mới; Thái Nguyên đăng ký bổ sung 20.894 F0

Bản tin phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế ngày 26/2 cho biết có 77.982 ca mắc mới COVID-19 tại 61 tỉnh, thành phố; Hà Nội nhiều nhất, vượt mốc 10.000 F0; Trong ngày hơn 20.000 bệnh nhân khỏi; 88 trường hợp tử vong; Thái Nguyên đăng ký bổ sung 20.894.

F0 tăng kỷ lục, hàng quán tại Hà Nội ế ẩm chưa từng có

Diễn biến dịch ngày 26/2: Những trường hợp F0 cần đi khám hậu Covid-19; Vì sao nhiều người tái nhiễm Covid-19 sau 1 tháng khỏi bệnh? - Ảnh 1.

Ghi nhận sáng ngày 26/2 tại phố Tô Hiệu (quận Cầu Giấy), mặc dù là vào ngày nghỉ cuối tuần nhưng nhiều quán cà phê rơi vào tình cảnh ế ẩm, đìu hiu.

Diễn biến dịch ngày 26/2: Những trường hợp F0 cần đi khám hậu Covid-19; Vì sao nhiều người tái nhiễm Covid-19 sau 1 tháng khỏi bệnh? - Ảnh 3.

Diễn biến dịch ngày 26/2: Những trường hợp F0 cần đi khám hậu Covid-19; Vì sao nhiều người tái nhiễm Covid-19 sau 1 tháng khỏi bệnh? - Ảnh 5.

Bản tin dịch Covid-19 ngày 25/2 của Bộ Y tế cho biết có 78.795 ca mắc Covid-19, Hà Nội tiếp tục dẫn đầu với con số cao chưa từng có 9.836 F0. Chính vì vậy, trong những ngày gần đây, số lượng người dân lui tới nhà hàng, quán nhậu, quán cà phê giảm mạnh.

Diễn biến dịch ngày 26/2: Những trường hợp F0 cần đi khám hậu Covid-19; Vì sao nhiều người tái nhiễm Covid-19 sau 1 tháng khỏi bệnh? - Ảnh 7.

Nếu vào thời điểm số ca F0 chưa tăng mạnh, quán cà phê nằm trên đường Dương Đình Nghệ (quận Cầu Giấy) này đông nghịt khách, thì nay chỉ lác đác vài người.

Hà Nội tăng tăng vọt lên 74 xã, phường "vùng cam"

Ngày 26/2, Hà Nội thông báo đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch COVID-19. Theo đó, 283 xã, phường, thị trấn của Hà Nội ở cấp 1 (màu xanh, bình thường mới). 222 xã, phường cấp độ 2 (màu vàng, nguy cơ trung bình).

Đặc biệt, 74 xã, phường, thị trấn diễn biến dịch phức tạp, được đánh giá thuộc cấp độ 3 (màu cam, nguy cơ cao). Như vậy sau 2 tuần không có vùng cam, Hà Nội bất ngờ tăng vọt lên 74 địa phương nguy cơ cao. Không có xã, phường, thị trấn nào ở cấp độ 4 (màu đỏ, nguy cơ rất cao).

Những ngày qua, số ca mắc COVID-19 tại Hà Nội liên tục tăng cao. Số ca mắc tăng cao sau kỳ nghỉ Tết do người dân di chuyển, giao thương nhiều nơi. Trước tình trạng này, Hà Nội đã liên tiếp ban hành hai công điện hỏa tốc nhằm kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19.

TP.HCM: Nhiều nhà thuốc bất ngờ từ chối bán Molnupiravir cho người dânTP.HCM: Nhiều nhà thuốc bất ngờ từ chối bán Molnupiravir cho người dân

Nhiều người dân tại TP.HCM đến các cửa hàng thuốc tìm mua thuốc Molnupiravir điều trị COVID-19 được sản xuất tại Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng được mua thuốc do những điều kiện của nhà thuốc đưa ra.

F0 tăng mạnh, liệu dịch ở TP.HCM có lập đỉnh trở lại?

Tin sáng 27/2: Phụ huynh Hà Nội ủng hộ học trực tiếp cuối cùng cũng muốn 'quay xe'?; F0 tăng kỷ lục, hàng quán ế ẩm chưa từng có - Ảnh 10.

Người dân TP.HCM tiêm vaccine phòng COVID-19 hồi tháng 6/2021.

Theo Sở Y tế TP.HCM, dịp Tết Nguyên đán vừa qua, thành phố ghi nhận số ca COVID-19 mới giảm mạnh, từ vài trăm xuống còn vài chục ca mỗi ngày. Tuy nhiên, từ mùng 5 Tết đến nay (24/2), số ca nhiễm tăng trở lại.

Gần đây nhất từ 22 đến 24/2, TP.HCM ghi nhận số ca COVID-19 mới lần lượt 1.356 ca (ngày 22/2), 1.451 ca (ngày 23/2), riêng ngày 24/2 tăng lên 2.466 ca. Trước đó, thời điểm dịch COVID-19 bùng phát lần thứ tư tại TP.HCM, theo số liệu của Bộ Y tế, trong tháng 8 và 9/2021, ở giai đoạn đỉnh dịch trung bình mỗi ngày TP.HCM ghi nhận từ 6.000 đến 8.000 ca nhiễm mới, riêng ngày 3/9/2021, thành phố ghi nhận số ca nhiễm mới kỷ lục 8.499 ca.

F0 tăng cao những ngày gần đây khiến nhiều người đặt ra khả năng TP.HCM có thể tái lập đỉnh dịch.

Thêm nhiều địa phương cho học sinh nghỉ do COVID-19

Tin sáng 27/2: Phụ huynh Hà Nội ủng hộ học trực tiếp cuối cùng cũng muốn 'quay xe'?; F0 tăng kỷ lục, hàng quán ế ẩm chưa từng có - Ảnh 11.

Nhiều địa phương cho học sinh nghỉ do COVID-19. (Ảnh minh hoạ: C.H)

Sở GD&ĐT tỉnh Ninh Bình quyết định tiếp tục tạm dừng đến trường đối với học sinh tiểu học do tình hình dịch COVID-19. Trong thời gian học sinh tạm dừng đến trường, các cơ sở giáo dục tổ chức dạy học trực tuyến hoặc lựa chọn hình thức dạy học phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, tâm sinh lý học sinh.

Trước đó, từ ngày 21/2, do mưa rét và dịch bệnh, học sinh tiểu học ở Ninh Bình chuyển sang học trực tuyến. Tỉnh này cũng phải hủy kế hoạch cho trẻ mầm non trở lại trường từ ngày 14/2 vì dịch COVID-19.

Tại Lâm Đồng, học sinh từ lớp 6 trở xuống ở 15/16 phường, xã thuộc thành phố Đà Lạt bắt đầu học trực tuyến từ ngày 23/2, trẻ mầm non tạm dừng đến trường.

Với bậc THCS (từ lớp 7 đến lớp 9), Phòng GD&ĐT Đà Lạt giao hiệu trưởng các trường căn cứ đánh giá cấp độ dịch bệnh trên địa bàn linh hoạt chuyển đổi hình thức dạy học trực tuyến hay trực tiếp cho phù hợp.

F0 "rồng rắn" đi xin giấy xác nhận, y tế phường ở Hà Nội căng mình làm việc

Tin sáng 27/2: Phụ huynh Hà Nội ủng hộ học trực tiếp cuối cùng cũng muốn 'quay xe'?; F0 tăng kỷ lục, hàng quán ế ẩm chưa từng có - Ảnh 12.

Theo ghi nhận, vào lúc hơn 9h sáng 26/2, tại khu vực nhà văn hóa phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai, Hà Nội), hàng trăm người đã có mặt xếp hàng đợi lấy mẫu xét nghiệm để xác minh mình dương tính SARS-CoV-2 sau khi đã tự test nhanh tại nhà.

Tin sáng 27/2: Phụ huynh Hà Nội ủng hộ học trực tiếp cuối cùng cũng muốn 'quay xe'?; F0 tăng kỷ lục, hàng quán ế ẩm chưa từng có - Ảnh 13.

Trong sân nhà văn hóa, 3 nhân viên y tế phường mặc quần áo bảo hộ làm nhiệm vụ lấy mẫu xét nghiệm cho hàng chục người dân trên địa bàn, những người còn lại được chia nhỏ để làm các công việc liên quan.

Tin sáng 27/2: Phụ huynh Hà Nội ủng hộ học trực tiếp cuối cùng cũng muốn 'quay xe'?; F0 tăng kỷ lục, hàng quán ế ẩm chưa từng có - Ảnh 14.

Trước khi đến xét nghiệm, người dân được thông báo phải mang theo kit test và bắt buộc phải đeo khẩu trang.

Tin sáng 27/2: Phụ huynh Hà Nội ủng hộ học trực tiếp cuối cùng cũng muốn 'quay xe'?; F0 tăng kỷ lục, hàng quán ế ẩm chưa từng có - Ảnh 15.

Tất cả người dân là F0 trên địa bàn phường Hoàng Liệt phải đến tận nơi xét nghiệm để chứng thực mình là F0 và xin quyết định cách ly tại nhà.

Tin sáng 27/2: Phụ huynh Hà Nội ủng hộ học trực tiếp cuối cùng cũng muốn 'quay xe'?; F0 tăng kỷ lục, hàng quán ế ẩm chưa từng có - Ảnh 16.

Chị Liên, người dân thuộc phường Hoàng Liệt chia sẻ: "Hơn 9h sáng, tôi ra xếp hàng lấy mẫu xét nghiệm nhưng phải chờ đợi hơi lâu và nhân viên y tế hướng dẫn khá là qua loa nên nhiều khi cứ phải hỏi đi hỏi lại thì quay ra cáu gắt. Bản thân những người ra đây đều là F0 thì đã rất mệt mỏi rồi thì theo tôi là nên có bảng hướng dẫn người ta cho cụ thể. Mình thấy rất nhiều người lúng túng không biết phải khai báo như thế nào".

Vì sao nhiều người tái nhiễm COVID-19 sau 1 tháng khỏi bệnh?

Tin sáng 27/2: Phụ huynh Hà Nội ủng hộ học trực tiếp cuối cùng cũng muốn 'quay xe'?; F0 tăng kỷ lục, hàng quán ế ẩm chưa từng có - Ảnh 17.

Người dân xét nghiệm tại Trạm Y tế phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ảnh: Gia Khiêm


Liên quan đến trường hợp  tái nhiễm COVID-19, trao đổi với PV Dân Việt, PGS.TS Hoàng Bùi Hải - Phó giám đốc Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 Đại học Y Hà Nội cho biết, có lác đác trường hợp tái nhiễm nhưng không quá nhiều.

"Cụ thể như có người trước Tết âm lịch nhiễm 1 lần sau nhiễm lại, có người trong vòng 1 tháng, có người tái nhiễm sau vài tháng… Trước đây nhiều người nhiễm chủng Delta, giờ phổ biến chủng mới Omicron, hai chủng khác nhau có miễn dịch một chút tuy nhiên không phải hoàn toàn, biến chủng liên tục thay hình đổi dạng, thay tính chất miễn dịch cơ thể không nhận diện được vẫn bị nhiễm lại", PGS.TS Hoàng Bùi Hải thông tin.

Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng (Trung tâm oxy cao áp Việt - Nga, Bộ Quốc phòng) cho biết, một ngày ông tư vấn cho khoảng 100 F0, 5-10% trong số đó đã khỏi bệnh, song lại xét nghiệm dương tính sau 3 tuần đến một tháng. Bác sĩ nhận định, các bệnh nhân này có thể bị tái nhiễm biến chủng mới.

Bên cạnh đó, một giả thiết được bác sĩ Hoàng đưa ra, là có thể lần xét nghiệm âm tính đầu tiên, bệnh nhân lấy mẫu không chuẩn, hoặc có thể lúc này SARS-CoV-2 không còn trong dịch tỵ hầu nữa nhưng ở sâu trong phổi vẫn còn.

F0 sau khi khỏi bệnh nếu có dấu hiệu này cần khám hậu Covid -19 sớmF0 sau khi khỏi bệnh nếu có dấu hiệu này cần khám hậu Covid -19 sớm

GiadinhNet - Hậu Covid-19 là vấn đề sức khỏe được người dân quan tâm, lo lắng, nhất là những bệnh nhân vừa hồi phục sức khỏe sau khi mắc bệnh.

Bộ GD-ĐT đề nghị Hà Nội tổ chức bán trú khi học sinh đến trường

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh vừa có văn bản gửi UBND TP Hà Nội về việc tổ chức học bán trú khi học sinh Hà Nội đi học trực tiếp trở lại.

Theo đó, bà Minh đề nghị UBND TP Hà Nội phối hợp chỉ đạo Sở GD-ĐT rà soát điều kiện bảo đảm an toàn phòng, chống dịch trong cơ sở giáo dục để tổ chức ăn bán trú khi trẻ mầm non, học sinh đến trường học trở lại.

Khi đó, có thể tính tới việc học trực tiếp luân phiên cả ngày giữa các khối lớp, thay vì học một buổi như hiện nay nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh và phụ huynh.

Bà Minh cũng đề nghị khi tổ chức bữa ăn bán trú cho trẻ mầm non, học sinh các lớp, cơ sở giáo dục cần thực hiện theo nguyên tắc: Hạn chế giao lưu, tiếp xúc giữa các lớp, ưu tiên ăn nghỉ tại lớp, học sinh ăn trưa tại trường theo suất ăn riêng, không dùng chung đồ dùng cá nhân, đảm bảo vệ sinh khử khuẩn khu vực nhà ăn, bếp ăn và an toàn thực phẩm.

Không phải tất cả F0 đều bị hậu COVID-19, những trường hợp này mới cần đi khám

Tin sáng 27/2: Phụ huynh Hà Nội ủng hộ học trực tiếp cuối cùng cũng muốn 'quay xe'?; F0 tăng kỷ lục, hàng quán ế ẩm chưa từng có - Ảnh 18.

Bác sĩ Trần Minh Quân, Phó trưởng Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương thăm khám cho bệnh nhân N.T.T.

Theo bác sĩ Trần Minh Quân, thời gian gần đây, Khoa khám bệnh tiếp nhận khá đông các bệnh nhân đến khám hậu COVID-19, trung bình 1 ngày có khoảng 5-10 trường hợp, ngày cao điểm lên tới 20 ca. Ngoài tới khám trực tiếp, một số bệnh nhân gọi điện xin bác sĩ tư vấn qua điện thoại. Đa số trường hợp đều có dấu hiệu ho, khó thở, stress tâm lý, mất ngủ, mệt mỏi kéo dài.

Bệnh nhân sau khi khỏi COVID-19 nếu vẫn tồn tại các triệu chứng kéo dài từ 4-12 tuần được gọi là tình trạng "hội chứng COVID-19 kéo dài". Tuy nhiên, nếu như sau 12 tuần, các triệu chứng vẫn tồn tại hoặc xuất hiện thêm triệu chứng mới, không thể lý giải bằng các bệnh lý khác thì được coi là "hội chứng hậu COVID-19".

BSCKII Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam thông tin, một số nghiên cứu cho thấy, từ 70-80% các bệnh nhân sau khỏi COVID-19 sẽ có một vài triệu chứng hậu COVID-19 dù giai đoạn nhiễm bệnh diễn tiến nặng hay nhẹ.

Bác sĩ Cấp nhấn mạnh, các ảnh hưởng của vấn đề hậu COVID-19 hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Nếu gặp phải tình trạng như mệt mỏi, mất khả năng làm việc hoặc rối loạn về trí nhớ, hành vi, giấc ngủ, người bệnh nên đi khám để được điều trị càng sớm càng tốt.

Tuy nhiên, nếu gặp các vấn đề nhẹ, ít nghiêm trọng hơn và có thể tự khắc phục tại nhà, người bệnh có thể xin tư vấn của bác sĩ để được hướng dẫn các giải pháp tự hồi phục sức khỏe.

Cũng theo bác sĩ, hầu hết hội chứng hậu COVID-19 không gây nguy hiểm chết người mà chỉ gây rối loạn về nhịp sống, nhịp sinh hoạt, khả năng lao động. Sự tự khắc phục của bệnh nhân bởi vậy rất quan trọng, đặc biệt là với triệu chứng mất ngủ, lo lắng, đòi hỏi bệnh nhân phải tự thay đổi cuộc sống, tự điều chỉnh mình.

Trẻ chưa tiêm phòng COVID-19 nên chăm sóc thế nào

K.N (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thông tin mới nhất về vụ bé trai 8 tuổi mất tích ở Đồng Nai

Thông tin mới nhất về vụ bé trai 8 tuổi mất tích ở Đồng Nai

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Lãnh đạo xã Xuân Thiện (huyện Thống Nhất, Đồng Nai) cho biết, bé trai 8 tuổi mất tích cách đây 3 ngày đã được tìm thấy.

Hai mẹ con tử vong bất thường trong ngôi nhà cháy

Hai mẹ con tử vong bất thường trong ngôi nhà cháy

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Phát hiện có khói bốc ra từ ngôi nhà 2 tầng, khi lực lượng chức năng phá cửa vào trong thì phát hiện có hai người đã tử vong.

Tài xế say xỉn, lái xe đầu kéo lao vào quán tạp hóa khiến 8 người thương vong

Tài xế say xỉn, lái xe đầu kéo lao vào quán tạp hóa khiến 8 người thương vong

Thời sự - 5 giờ trước

GĐXH - Tài xế xe đầu kéo vi phạm nồng độ cồn, điều khiển phương tiện di chuyển không đúng phần đường sau đó lao vào quán tạp hóa khiến 8 người thương vong.

4 tàu cá ở Quảng Bình chìm do dông lốc, nhiều ngư dân mất tích trên biển

4 tàu cá ở Quảng Bình chìm do dông lốc, nhiều ngư dân mất tích trên biển

Thời sự - 6 giờ trước

Do gặp dông lốc bất ngờ trên biển, 4 tàu cá của Quảng Bình bị chìm. Nhiều ngư dân được cứu sống nhưng vẫn còn 11 người mất tích.

Kiểu thời tiết duy trì tại nhiều nơi trên cả nước khiến người dân phải đề phòng trong ngày hôm nay

Kiểu thời tiết duy trì tại nhiều nơi trên cả nước khiến người dân phải đề phòng trong ngày hôm nay

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, nhiều nơi trên cả nước chiều tối xuất hiện mưa rào và dông. Trong mưa dông cần đề phòng các hiện tượng thời tiết nguy hiểm đi kèm. Thời tiết nhiều khu vực dịu mát do có mưa.

Tin sáng 6/5: Trần tình của người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội; 'Lật Mặt' thu hơn 1.000 tỷ đồng, vợ chồng Lý Hải - Minh Hà bỏ túi bao nhiêu?

Tin sáng 6/5: Trần tình của người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội; 'Lật Mặt' thu hơn 1.000 tỷ đồng, vợ chồng Lý Hải - Minh Hà bỏ túi bao nhiêu?

Thời sự - 9 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội gây xôn xao thời gian qua là con gái của ông Đặng Hồng Minh – Phó Ban quản trị tòa nhà Đồng Phát - Park View Tower; trên thực tế, nhà rạp, nhà phát hành lấy khoảng 60% doanh thu bộ phim chiếu rạp. Và với bảy phần phim Lật Mặt, Lý Hải thực nhận khoảng 240 tỷ đồng, chưa kể đến thuế TNCN, chi phí tài chính và lãi vay... (nếu có).

3 thanh niên đi xe máy tử vong sau va chạm với xe khách

3 thanh niên đi xe máy tử vong sau va chạm với xe khách

Thời sự - 19 giờ trước

Chở nhau bằng xe máy đi trên tuyến Quốc lộ 1A tránh TP Ninh Bình, 3 thanh niên đi xe máy bất ngờ va chạm với một chiếc xe khách khiến cả 3 tử vong

Vụ nam công nhân chết trong công ty: Do đồng nghiệp tự ý lái xe nâng, xe mất phanh

Vụ nam công nhân chết trong công ty: Do đồng nghiệp tự ý lái xe nâng, xe mất phanh

Thời sự - 20 giờ trước

Anh H. tự ý sử dụng xe nâng hàng để nâng chuyển kiện hàng, xe mất phanh, không may tông trúng nam công nhân tử vong. Trong khi xe này được phân công cho người khác trực tiếp điều khiển

Sấm chớp đùng đùng, TP HCM mưa lớn khắp nơi

Sấm chớp đùng đùng, TP HCM mưa lớn khắp nơi

Thời sự - 22 giờ trước

Nhờ những trận "mưa vàng" liên tiếp xuất hiện, nắng nóng tại TP HCM bắt đầu được đẩy lùi. Lượng mưa và phạm vi mưa tại TP HCM sẽ tiếp tục tăng trong những ngày tới

Làm rõ clip nam công nhân bị xe nâng đè chết trong công ty ở Bình Dương

Làm rõ clip nam công nhân bị xe nâng đè chết trong công ty ở Bình Dương

Thời sự - 23 giờ trước

Một nam công nhân ở Bình Dương bị xe nâng kéo đi trong nhà xưởng, sau đó đè vào kệ hàng dẫn đến tử vong.

Tin sáng 6/5: Trần tình của người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội; 'Lật Mặt' thu hơn 1.000 tỷ đồng, vợ chồng Lý Hải - Minh Hà bỏ túi bao nhiêu?

Tin sáng 6/5: Trần tình của người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội; 'Lật Mặt' thu hơn 1.000 tỷ đồng, vợ chồng Lý Hải - Minh Hà bỏ túi bao nhiêu?

Thời sự

GĐXH - Người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội gây xôn xao thời gian qua là con gái của ông Đặng Hồng Minh – Phó Ban quản trị tòa nhà Đồng Phát - Park View Tower; trên thực tế, nhà rạp, nhà phát hành lấy khoảng 60% doanh thu bộ phim chiếu rạp. Và với bảy phần phim Lật Mặt, Lý Hải thực nhận khoảng 240 tỷ đồng, chưa kể đến thuế TNCN, chi phí tài chính và lãi vay... (nếu có).

Top