Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tin vui cho người mắc bệnh Parkinson

Chủ nhật, 11:39 15/11/2020 | Y tế

Hiệu quả của hướng điều trị mới đặt điện cực não là rất tích cực, giúp người bệnh cải thiện vận động từ 50%-80%

Ông N.M.P (63 tuổi, ở TP Đà Nẵng) mắc bệnh Parkinson (còn gọi là bệnh liệt rung) đã hơn 13 năm, đang điều trị bằng thuốc với liều lượng 300 mg (5 lần/ngày). Ông P. còn được bổ sung thuốc đồng vận và thuốc chống ảo giác. Tuy nhiên, mỗi cữ thuốc chỉ có tác dụng trong khoảng 2 - 3 giờ.

Hết khổ vì đơ cứng

Khi thuốc hết tác dụng, chân của ông P. cứng đờ không đi lại được, nếu tăng liều thuốc thì đi lại tốt nhưng lại bị ảo giác, hoang tưởng. TS-BS Trần Ngọc Tài - Phó trưởng Khoa Thần kinh, Trưởng Đơn vị Rối loạn vận động Bệnh viện (BV) Đại học Y Dược TP HCM - cho biết ở giai đoạn đầu, việc điều trị cho người bệnh Parkinson chủ yếu là dùng thuốc. Khi bệnh mới khởi phát, thuốc thường phát huy hiệu quả suốt cả ngày. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nặng hơn, hiệu quả của thuốc không thể kéo dài cho đến liều kế tiếp (còn gọi là hiện tượng "dao động vận động").

Khi thuốc không còn tác dụng, các triệu chứng đặc trưng của bệnh Parkinson như run, chậm vận động, đi lại khó khăn sẽ xuất hiện trở lại. Khi người bệnh uống liều thuốc kế tiếp, các triệu chứng sẽ cải thiện và khoảng thời gian này được gọi là giai đoạn "bật", còn khoảng thời gian mà triệu chứng nặng lên được gọi là giai đoạn "tắt". Người bệnh còn có thể xuất hiện các cử động không tự ý (như xoắn vặn, xoay) được gọi là loạn động. Những cử động này có thể gây khó chịu và ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

Với trường hợp của ông N.M.P, Khoa Thần kinh BV Đại học Y Dược TP HCM đã đưa ra hướng điều trị mới cho ông P. là phẫu thuật đặt điện cực kích thích não sâu để giảm liều thuốc uống, cải thiện triệu chứng vận động. Sau khi phẫu thuật, đến nay tình trạng sức khỏe của ông P. đã ổn định hơn, hết ảo giác, giảm đáng kể triệu chứng "bật - tắt", lượng thuốc cũng giảm chỉ còn 100 mg (3 lần/ngày).

Một trường hợp khác là ông N.V.M (66 tuổi, ngụ TP Hà Nội). Ông M. được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson cách đây 7 năm và được BV địa phương chỉ định điều trị bằng thuốc. Sau một thời gian, ông M. bị biến chứng dao động vận động, ngoài ra còn bị tác dụng phụ do thuốc như thường xuyên la hét vô cớ, xuất hiện các ảo giác, hoang tưởng ghen tuông và tình trạng bệnh ngày càng nặng. Được phẫu thuật đặt điện cực kích thích não sâu, điều chỉnh thuốc, sau 3 tháng, bệnh của ông M. đã khả quan hơn, có thể tự sinh hoạt tốt.

TS-BS Phạm Anh Tuấn, Trưởng Khoa Ngoại thần kinh BV Nguyễn Tri Phương (TP HCM), cho biết hiệu quả của hướng điều trị mới đặt điện cực não là rất tích cực, giúp người bệnh cải thiện vận động từ 50%-80%.

 Tin vui cho người mắc bệnh Parkinson  - Ảnh 1.

TS-BS Trần Ngọc Tài thăm khám cho một người bệnh Parkinson điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM

Xu hướng người trẻ mắc bệnh Parkinson

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính của bệnh Parkinson. Tuy nhiên, khoảng 5%-10% người bệnh có yếu tố gien. Một số trường hợp khác thì ghi nhận người mắc bệnh do tiền sử gia đình cũng có người bị bệnh Parkinson hay do tiếp xúc nhiều với hóa chất, thuốc trừ sâu (nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác). Các dấu hiệu thường gặp là run lúc nghỉ, chậm cử động và đơ cứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu không được chẩn đoán và điều trị phù hợp, sau 5 - 7 năm, người bệnh sẽ có nguy cơ bị tàn phế.

Theo PGS-TS Nguyễn Hữu Công, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP HCM, bệnh Parkinson là bệnh tương đối phổ biến với tỉ lệ mắc là 90-100/100.000 dân số. Thông thường, bệnh Parkinson xuất hiện ở lứa tuổi từ 50 trở lên nhưng hiện căn bệnh này đang ngày một trẻ hóa. Ghi nhận trong một số nghiên cứu cho thấy thời gian gần đây nhiều người mắc bệnh Parkinson ở khoảng 30-40 tuổi, có tới 10% khởi phát bệnh trước 45 tuổi.

TS-BS Trần Ngọc Tài cho biết nhiều người bệnh Parkinson hay có cảm giác lo lắng, sợ hãi, bi quan. Tuy nhiên, khi được theo dõi và điều trị phù hợp, không ít người bệnh Parkinson vẫn có thể tiếp tục làm công việc hiện tại của mình trong nhiều năm.

"Ngay khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh Parkinson, người dân nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Người bệnh Parkinson nên giữ tinh thần lạc quan, tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ cũng như duy trì chế độ dinh dưỡng và tập luyện" - BS Trần Ngọc Tài tư vấn.

Theo Người lao động

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 5 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Top