Tính đến 24/10, Hà Nội ghi nhận hơn 1,63 triệu ca mắc COVID-19
GĐXH - Ngày 16/12, UBND TP Hà Nội tổ chức họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội quý IV/2022.

Theo thông tin từ phiên họp, đến nay, dịch COVID-19 trên địa bàn cơ bản đã được kiểm soát.
Kể từ đầu dịch đến ngày 24/10/2022, trên địa bàn Thành phố ghi nhận hơn 1,63 triệu ca mắc COVID-19. Trong đó, 1.346 người đã tử vong (0,083%).
Gần đây chỉ ghi nhận khoảng 50 ca mắc/ngày, không có ca tử vong.
Các cơ sở thu dung tập trung điều trị bệnh nhân COVID-19 được tạm thời giải thể.

Ngày 16/12, UBND TP Hà Nội tổ chức họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội quý IV/2022. Ảnh: Bảo Loan
Tổng số lũy kế đến nay đã thực hiện tiêm khoảng 21,35 triệu mũi vắc xin phòng COVID-19. Đối với người trên 18 tuổi: 99,9% đã được tiêm mũi 2; mũi bổ sung đạt 100%; mũi 3 đạt 98,7%; mũi 4 đạt 79,6%. Đối với trẻ từ 12 đến 17 tuổi: 100% đã được tiêm mũi 2; mũi 3 đạt 56,7%.
Đối với trẻ từ 5 đến 11 tuổi: mũi 1 đạt 75,6% và mũi 2 đạt 46,3%.
Đến nay, Thành phố đã hoàn thành công tác chỉ trả hỗ trợ cho 12/12 nhóm đối tượng khó khăn do ảnh hưởng bởi COVID-19. Đã thẩm định và phê duyệt hỗ trợ cho hơn 2,6 triệu lượt đối tượng với kinh phí gần 2.660 tỷ đồng. Hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động cho 420,28 nghìn lượt lao động trong 13,97 nghìn lượt doanh nghiệp với số tiền là 220,4 tỷ đồng.
Ngoài ra, UBND các quận, huyện, thị xã đã hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng, gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết của HĐND Thành phố cho 297,14 nghìn người thuộc 08 nhóm đối tượng với số tiền 315,65 tỷ đồng;
Hỗ trợ kinh phí hỏa tăng đối với 3.788 trường hợp tử vong dương tính với SARS-CoV-2, với kinh phí trên 17,67 tỷ đồng.
Theo UBND TP Hà Nội, đến nay, dù dịch COVID-19 đã được kiểm soát nhưng vẫn xuất hiện một số khó khăn trong lĩnh vực y tế, cụ thể:
Tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế tại một số cơ sở khám chữa bệnh chưa được xử lý dứt điểm, nguyên nhân chủ yếu do cỏ vướng mắc trong các quy định về đấu thầu.
Xuất hiện tình trạng một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, chuyển việc, nhất là trong lĩnh vực y tế, nguyên nhân chủ yếu do tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động còn thấp.
Bởi vậy, một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong năm 2023 Hà Nội chú trọng sau dịch COVID-19 là đảm bảo an sinh, phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện đầy đủ các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, các chính sách trợ giúp xã hội, các giải pháp khắc phục thiệt hại do do dịch COVID-19… phát triển thị trường lao động, phấn đấu giải quyết việc làm cho 162.000 lao động. Mở rộng diện bao phủ và nâng cao hiệu quả của hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…

Có cần đun nóng thịt hộp, cá hộp trước khi ăn để ngừa ngộ độc Botulinum?
Sống khỏe - 1 giờ trướcMột số người lo lắng trước nguy cơ ngộ độc thực phẩm nên khi ăn đồ hộp như cá hộp, thịt hộp thường đun kỹ lại. Độc tố Botulinum tiềm ẩn trong thực phẩm đóng hộp (nếu có) liệu có còn gây nguy hiểm cho sức khỏe khi thực phẩm đã được đun lên?

Vinmec tiên phong đổi mới đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao
Y tế - 1 giờ trướcKhông còn là những chủ trương mang tính đường lối trên giấy mà đã trở thành hành động mang tính thực tiễn, ứng dụng trong thực tế - đó chính là mục tiêu mà Vinmec hướng tới trong những năm qua, đặc biệt trong công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành y tế.

Hy hữu ở Việt Nam: 40 năm mang cơ quan sinh dục cả nam và nữ
Y tế - 2 giờ trướcNgười bệnh có hình thể là nữ, có buồng trứng, có âm vật và tinh hoàn ẩn ở vùng bẹn trái. Sau gần 40 năm không can thiệp, bệnh nhân bất ngờ phát hiện bị ung thư tinh hoàn.

Mùa hè, ăn canh xương cần biết điều này để tốt cho sức khỏe
Sống khỏe - 5 giờ trướcGĐXH - Những người mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, máu nhiễm mỡ, tiểu đường.... tốt nhất không nên ăn nhiều nước hầm xương.

Nghịch máy chạy bộ tại nhà, 3 trẻ nhỏ phải cấp cứu vì bỏng nặng
Y tế - 5 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, máy chạy bộ tiềm ẩn nguy cơ gây ra những tổn thương cho trẻ em như trầy xước, bỏng, dập nát gân cơ, gãy xương…

Gia đình Việt hiện đại - Tại sao cần chăm sóc sức khỏe chủ động
Sống khỏe - 7 giờ trướcDịch Cúm (2009), Ebola (2014), COVID-19 (2019),... khi thế giới liên tục xảy ra đại dịch nghiêm trọng, bạn đã làm gì để bảo vệ sức khỏe gia đình? - Đây là lời cảnh tỉnh về tầm quan trọng của chăm sóc sức khỏe chủ động!

Muốn hạ huyết áp, cần ghi nhớ 5 nguyên tắc ăn uống này!
Sống khỏe - 8 giờ trướcGĐXH - Tăng huyết áp là bệnh tim mạch phổ biến nhất, có thể gây ra các biến chứng về tim, não và thận đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong do bệnh mạch vành và đột quỵ.

10 loại trái cây có hàm lượng carb thấp tốt cho sức khỏe
Sống khỏe - 10 giờ trướcVào mùa hè, trái cây là lựa chọn hàng đầu để giải nhiệt, giúp bạn sảng khoái, đánh thức giác quan. Những loại trái cây low-carb sau tốt cho tim mạch và giúp bạn giảm cân, chống lão hóa.

Trèo cây hái vải, người phụ nữ 45 tuổi bị ngã đứt tuỷ sống
Y tế - 21 giờ trướcNgười phụ nữ trèo cây hái vải, sơ ý bị ngã tư độ cao khoảng 3m, đập vùng lưng xuống nền cứng, mất hoàn toàn vận động và cảm giác 2 chân.

Khi ung thư ruột xuất hiện cơ thể sẽ có "3 nhiều, 2 đau", nên ăn nhiều 2 loại rau để bảo vệ đường ruột
Sống khỏe - 21 giờ trướcBác sĩ chia sẻ rằng ung thư ruột ở giai đoạn đầu thường xuất hiện một số dấu hiệu rất dễ nhầm lẫn. Tóm gọn lại trong "3 nhiều, 2 đau" dưới đây.

Khi ung thư ruột xuất hiện cơ thể sẽ có "3 nhiều, 2 đau", nên ăn nhiều 2 loại rau để bảo vệ đường ruột
Sống khỏeBác sĩ chia sẻ rằng ung thư ruột ở giai đoạn đầu thường xuất hiện một số dấu hiệu rất dễ nhầm lẫn. Tóm gọn lại trong "3 nhiều, 2 đau" dưới đây.