Tình dục vẫn là con đường lây truyền HIV phổ biến nhất hiện nay
GiadinhNet - Tình dục vẫn là con đường lây truyền HIV phổ biến nhất hiện nay. Trong số người mới nhiễm HIV, 48% lây qua đường tình dục, 33% lây qua đường máu và 3% từ mẹ sang con. Thực tế này cảnh báo HIV đang lây lan ra cộng đồng và ngày càng trở nên khó kiểm soát.

Phụ nữ lây nhiễm HIV qua chồng và bạn tình
Rời Trung tâm Xét nghiệm tự nguyện, Trang (26 tuổi, ở Long Biên, Hà Nội) nhìn nhợt nhạt. Cầm trên tay tờ kết quả xét nghiệm dương tính HIV, Trang không thể khóc nổi. “Thực ra, em biết chắc chắn mình mắc căn bệnh này vì người yêu em đã chuyển sang giai đoạn AIDS. Chỉ có điều, nếu em biết sớm hơn và có cách phòng tránh thì có lẽ đã không bị lây nhiễm”, Trang nói.
Cách đây 3 năm, Trang quen Tuấn qua lời giới thiệu của một người bạn. Sau một thời gian tiếp xúc, Tuấn tỏ tình, Trang lưỡng lự và cũng đã từ chối vì biết Tuấn đã đi cai nghiện về. Nhưng với sự tấn công, hỏi han, quan tâm của Tuấn nên Trang cũng xiêu lòng. Nghĩ anh chỉ nghiện chứ không mắc bệnh gì nên hai người khi gần gũi không có biện pháp an toàn nào cả. Đến khi Tuấn đau bụng và sốt cao, đưa đến trạm y tế, Trang mới biết người yêu mắc bệnh HIV và đã chuyển sang AIDS. Tuấn cảm thấy vô cùng có lỗi vì anh đã giấu Trang bệnh tình của mình. “Anh sợ nói ra tôi sẽ không yêu anh ấy và anh cũng nghĩ là nếu quan hệ không bị tổn thương thì cũng không bị lây bệnh”, Trang mệt mỏi nói. Cô cho biết, đã được các bác sĩ tư vấn để sử dụng thuốc kháng virus (ARV) để điều trị bệnh.
Cũng trong tình cảnh như Trang, chị Lý (một tiểu thương 31 tuổi, ở Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, chị bị lây HIV qua chồng. “Tôi nghĩ mình chung thủy một vợ một chồng nên không phải dùng bao cao su gì cả. Đến lúc lây bệnh, vợ chồng mâu thuẫn tôi cũng buồn lắm. Anh bị lây qua gái mại dâm hay trong hoàn cảnh nào tôi không biết, nhưng giờ cả hai vợ chồng cùng bị tôi cũng không dám nghĩ đến chuyện có con tiếp. Chỉ lo nếu có lây nhiễm từ mẹ sang con thì khổ”, chị Lý cho biết.
Hai câu chuyện trên đây cũng là nỗi lo lắng và nguy cơ của phụ nữ có chồng hoặc bạn tình nhiễm HIV mà không biết hoặc không có biện pháp phòng tránh nào cả. Báo cáo của Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho thấy, 5 tháng đầu năm, cả nước phát hiện mới hơn 3.500 người dương tính với HIV, gần 650 ca tử vong. Theo con số thống kê, tình dục vẫn là con đường lây truyền HIV phổ biến nhất hiện nay, chiếm tới 48% và có xu hướng mới. Tỷ lệ này là 7,36% theo nguồn giám sát trọng điểm năm 2016. Từ năm 2013 đến nay, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm người nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm giảm, song lại tăng ở nhóm nam có quan hệ tình dục đồng giới. Bên cạnh đó, việc xét nghiệm phát hiện HIV ngày càng khó khăn, phần lớn bệnh nhân phát hiện muộn. Các hoạt động can thiệp giảm hại (bơm kim tiêm, bao cao su) và truyền thông triển khai hạn chế do thiếu kinh phí; bệnh nhân điều trị thay thế nghiện bằng methadone và ARV tăng chậm... cũng khiến công tác phòng chống HIV gặp nhiều khó khăn.
Tăng cường dự phòng lây nhiễm HIV
Mặc dù theo báo cáo của Cục Phòng chống HIV/AIDS, số nhiễm mới giảm 11%, số tử vong giảm 34%, tuy nhiên có tới 20 tỉnh thành có số bệnh nhân HIV tăng so với cùng kỳ 2016, đặc biệt là Hà Nội, Tây Ninh, Yên Bái, Tiền Giang, Kiên Giang, TPHCM và Phú Thọ. Riêng Hà Nội và TP HCM chiếm 25% bệnh nhân mới phát hiện trong cả nước. Trong đó Hà Nội ghi nhận 311 ca mới, tăng 61 ca so với cùng kỳ năm ngoái. Tương tự tại TPHCM, con số này là 572, tăng 25 ca.
Theo TS Nguyễn Hoàng Long - Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, các tỉnh Tây Ninh, Tiền Giang, Kiên Giang, Phú Thọ… triển khai mạnh các hoạt động tư vấn, xét nghiệm, song số bệnh nhân HIV mới vẫn gia tăng. Điều này cho thấy HIV đang tiềm ẩn trong cộng đồng, nếu không đầu tư và làm tốt công tác truyền thông, tư vấn, xét nghiệm sẽ dẫn đến ảo tưởng dịch bệnh đã được khống chế.
Trước tình hình trên, cùng với tăng cường truyền thông, ngành Y tế đã tập trung triển khai các can thiệp giảm tác hại và dự phòng lây nhiễm HIV. Cụ thể là hơn 15 triệu bao cao su được triển khai thông qua kênh tiếp thị xã hội; điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone đã được triển khai tại tất cả 63 tỉnh, thành phố với 294 cơ sở điều trị cho 52.231 bệnh nhân. Tính đến tháng 4/2017, hơn 118.000 bệnh nhân đã được điều trị ARV đạt 56% số người nhiễm HIV được phát hiện; mở rộng điều trị bằng ARV tại trạm y tế để bệnh nhân dễ dàng tiếp cận. Đến nay, hơn 7.800 bệnh nhân đã được nhận thuốc ARV tại xã...
Thời gian tới, ngành Y tế tăng cường huy động các nguồn lực địa phương triển khai các hoạt động can thiệp giảm hại cho các khu vực trọng điểm về HIV, tệ nạn ma túy ở vùng sâu, vùng xa; mở rộng cấp phát thuốc tại xã; đẩy mạnh xét nghiệm HIV trong cơ sở y tế, trại giam, trại tạm giam. Đặc biệt, Bộ Y tế sẽ thí điểm việc cấp thuốc ARV nhiều tháng cho các trường hợp điều trị ổn định; triển khai xét nghiệm tải lượng HIV thường quy trong theo dõi điều trị ARV; triển khai quản lý, theo dõi bệnh nhân đảm bảo duy trì điều trị, đặc biệt đối với các trường hợp chuyển tuyến điều trị qua bảo hiểm y tế…
Dự phòng trước phơi nhiễm cho nhóm nguy cơ cao
Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS, tháng 6/2017, Việt Nam triển khai điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PREP) cho nhóm có hành vi nguy cơ cao nhiễm HIV, đặc biệt ở nhóm nam có quan hệ tình dục đồng giới. Đây là dịch vụ giúp cho những người chưa bị nhiễm HIV nhưng có nguy cơ cao có thể dự phòng lây nhiễm HIV bằng cách uống 1 viên thuốc kháng virus (ARV) chứa tenofovir mỗi ngày như một phần của chiến lược dự phòng HIV kết hợp. Khi một người có nguy cơ cao phơi nhiễm với HIV qua đường quan hệ tình dục hoặc tiêm chích ma túy, biện pháp dự phòng trước phơi nhiễm HIV qua đường uống này có thể bảo vệ họ khỏi bị nhiễm HIV.
Theo các chuyên gia, nếu được dùng đều đặn và thường xuyên, PrEP sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm HIV ở những người có nguy cơ cao tới 92%. Mục tiêu của chương trình thí điểm PrEP này là tìm ra mô hình cung cấp dịch vụ tốt nhất, có tính bền vững. Chương trình thí điểm này sẽ được thực hiện đến tháng 9/2018 tại TP Hồ Chí Minh. Kết quả thí điểm sẽ được sử dụng để xây dựng hướng dẫn quốc gia và cơ chế tài chính cho PrEP trong thời gian tới.
Mai Anh

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục
Y tế - 35 phút trướcMột nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư
Y tế - 8 giờ trướcBa mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm
Y tế - 6 ngày trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dị vật đã ăn sâu và dính chắc vào niêm mạc âm đạo của bệnh nhi, rất khó lấy ra bằng kỹ thuật thông thường.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tế - 6 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật
Y tế - 1 tuần trướcMáy bay vừa cất cánh, một bé gái bất ngờ co giật, tím tái nhưng đã được các bác sĩ có mặt trên chuyến bay hỗ trợ cấp cứu thành công.

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm
Y tế - 1 tuần trướcKhi chuẩn bị đến trường, Đ. đột ngột nôn ói, rơi vào hôn mê sâu, nguy kịch tính mạng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị đột quỵ.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.