Tĩnh Gia, Thanh Hóa: Dân bỏ ruộng vì… quê lên phố
GiadinhNet - Đến huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa), PVBáo GĐ&XH ngạc nhiên bởi những cánh đồng rộng mênh mông bị bỏ hoang. Thông tin mà chúng tôi nhận được từ người nông dân nơi đây là họ buộc phải bỏ ruộng vì bám vào ruộng là... đói. Cán bộ xã cũng chia sẻ, do đô thị hóa, nhiều thửa ruộng thành đất xen kẹt, nắng là gặp hạn, mưa là úng dẫn đến mất mùa.
![]() |
Cả cánh đồng lớn bị bỏ hoang ở xã Hải Thượng, huyện Tĩnh Gia. ảnh: M.H. |
Tìm hiểu tại nhiều hộ dân ở huyện Tĩnh Gia, chúng tôi được biết ruộng bị bỏ hoang vì việc trồng cấy thời gian qua không hiệu quả. Nhiều cánh đồng đã bị bỏ hoang, nguyên nhân chủ yếu do quá trình đô thị hóa, nhiều diện tích đất nông nghiệp trở thành đất xen kẹt, thủy lợi không còn thuận tiện, mưa là ngập úng, nắng là khô hạn, dẫn đến mất mùa. Trong khi đó, giá vật tư đầu vào cao, năng suất thấp, thu không đủ bù chi... khiến người nông dân phải bỏ ruộng.
Bà Nguyễn Thị Liên (xã Hải Hà, huyện Tĩnh Gia) than thở: “Mất 3 vụ nhà tôi làm ruộng mà thu không đủ bù chi. Vụ đầu tiên, trồng cấy 3 sào mà thu được có 2 tạ thóc. Vụ sau tôi vẫn trồng lúa vì khi đó, không cấy lúa chẳng biết làm gì nhưng rồi vụ thứ hai còn tệ hơn, thu hoạch toàn thóc lép, mỗi sào còn không được nổi 60kg thóc. Đến vụ thứ ba thì gần như mất trắng luôn vì lụt úng hết. Nhà tôi họp gia đình, quyết định bỏ ruộng đi làm thuê, nếu không thì chỉ có nước chết đói”.
Theo bà Liên nhẩm tính, chi phí mà người nông dân ở đây phải bỏ ra cho một sào lúa (360m2) đã mất tới hơn 369.000 đồng như: Phân đạm 8kg (80.000 đồng), phân kali 5kg (50.000 đồng), phân lân 25kg (100.000 đồng), thuốc trừ sâu, trừ cỏ cộng công phun (100.000 đồng), nilon bao quanh ruộng chống chuột cắn phá lúa 1kg (25.000 đồng), lúa giống 3kg (24.000 đồng) và 3 tạ phân chuồng cùng công chăm bón, nhưng khi thu về 60kg thóc/sào với mức giá là 8.000 đồng/ kg thóc thì nông dân ăn gì? Chưa kể còn phải nộp nhiều khoản phí cho hợp tác xã.
Chị Nguyễn Thị Hằng (thôn Liên Sơn, xã Hải Thượng, huyện Tĩnh Gia) cho biết: “Nông dân chỉ biết trông vào làm ruộng nhưng liên tục mất mùa buộc chúng tôi phải bỏ. Vợ chồng tôi phải đi làm thuê kiếm sống”. Theo chị Hằng thì đi làm thuê, công việc không đều nhưng còn hơn làm ruộng vì ở đây đang có nhiều công trình xây dựng, chồng chị làm thợ xây còn chị làm phụ hồ, mỗi ngày cũng kiếm được 120.000 - 150.000 đồng/ngày/người.
Cũng theo thông tin từ người nông dân thì nhiều nhà bỏ ruộng, may mắn được làm trong nhà máy nhiệt điện (tại địa phương) thì cuộc sống rất ổn định. Nhưng không phải ai cũng may mắn tìm được công việc trên chính quê mình, nhiều người phải bỏ quê lên thành phố đi giúp việc gia đình, bán báo, đánh giày… gia đình phải chịu cảnh ly tán. Chị Hà Thị Minh, giáo viên THCS tại huyện Tĩnh Gia chia sẻ: “Những hộ bỏ ruộng tìm được việc làm thì may mắn rồi nhưng tiếc là có rất nhiều người ngoài tuổi 50 không thể xin được việc. Gần nhà tôi cũng có vài hộ như vậy, không có việc mà ruộng đành bỏ không vì làm là mất mùa, không có thu hoạch”.
Thông tin từ Sở NN&PTNT Thanh Hóa cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện chưa có hiện tượng nông dân trả ruộng nhưng tình trạng ruộng bỏ hoang diễn ra khá phổ biến trên địa bàn 14 xã, thuộc 3 huyện: Tĩnh Gia, Hậu Lộc và Quảng Xương. Tổng số hộ bỏ hoang ruộng là 1.037 hộ, với diện tích 67ha. Sở đang đề nghị các huyện rà soát lại diện tích bỏ hoang để có kế hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất, mang lại lợi ích và việc làm cho người nông dân.
Ông Hoàng Văn Chung, Chủ tịch UBND xã Nghi Sơn (huyện Tĩnh Gia) xác nhận: “Hiện tượng nông dân bỏ ruộng là có thật, những nhà còn làm là bất đắc dĩ do họ không tìm được việc gì để kiếm sống. Nguyên nhân chủ yếu là do địa bàn lên đô thị, có thêm nhiều nhà máy, đất nông nghiệp bị lấy nhiều khiến nhiều cánh đồng trở thành ruộng xen kẹt, thủy lợi không hoạt động được. Nông dân trồng cấy trên ruộng của mình là đối diện với nguy cơ mất trắng. Chất đất vốn xấu, mà mưa là ngập úng, hạn hán là cây chết héo”.
![]() |
Ông Hoàng Văn Chung, Chủ tịch xã Hải Thượng, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa. |
Theo ông Lâm Anh Tuấn, cán bộ Hiệp hội Lương thực Việt Nam, việc nông dân bỏ ruộng không còn mới lạ mà đã xảy ra từ lâu, nhưng gây bức xúc ở chỗ chúng ta biết mà không xử lý và không phải chỉ một cơ quan xử lý mà xong được. Bài toán cốt lõi của tình trạng này là vấn đề thu nhập. Chi phí nông dân bỏ ra nhiều, nhưng lợi nhuận thu về thì rất ít, chưa kể nhiều khoản phí họ phải đóng. Hơn nữa, thủy lợi cũng không thuận tiện cho việc sản xuất thì dân bỏ ruộng là có lý của họ. Dân không thể ôm ruộng chịu đói được. Vì vậy, nhà nước cần có quyết sách hỗ trợ họ.
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, người dân nhiều xã trong huyện Tĩnh Gia không có nghề phụ trong khi 90% là cư dân nông nghiệp. Nhiều người dân được nhà máy nhận vào làm, nhưng nhiều người vẫn phải long đong làm thuê với công việc không ổn định, ráo mồ hôi là hết tiền. Đất quê lên đô thị có nhiều niềm vui nhưng cũng không ít nỗi đau, bởi chưa khi nào người nông dân Tĩnh Gia lại bĩ cực như hiện nay.
“Trước đây, không mấy nhà làm nhiều như nhà tôi, ai bỏ ruộng là nhà tôi nhận làm tất nhưng suốt mấy vụ liền làm hơn một mẫu ruộng mà chưa được 1 tấn thóc, tính ra mỗi sào lỗ gần 100.000 đồng, chưa kể phải đóng các loại phí cho hợp tác xã. Bỏ ruộng đi làm thuê công việc cực nhọc hơn nhiều nhưng có việc làm đều thì cả bốn người nhà chúng tôi đi làm thuê một tuần có khi bằng tiền cả năm làm ruộng”.
Bà Phạm Thị Lý, thôn 1, xã Hải An, huyện Tĩnh Gia |
Mai Hạnh

Bộ máy chính quyền 2 cấp ở Thái Nguyên bắt đầu vận hành trơn tru, hiệu quả
Thời sự - 11 giờ trướcGĐXH - Sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các xã sau hợp nhất tại tỉnh Thái Nguyên đã bước đầu vận hành thông suốt, đảm bảo phục vụ người dân chu đáo, hiệu quả.

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó
Đời sống - 14 giờ trướcGĐXH - Những con giáp này sinh ra đã có thiên phú trong lĩnh vực kiếm tiền, một khi đã lấn sân kinh doanh là sẽ càng ngày càng làm ăn phát đạt.

Truy tìm người phụ nữ tông bé trai rồi bỏ trốn ở Đắk Lắk
Pháp luật - 15 giờ trướcCông an xã Hòa Phú (Đắk Lắk) đang truy tìm người phụ nữ nghi lái xe máy tông bé 5 tuổi rồi bỏ trốn khỏi hiện trường.

Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội
Giáo dục - 15 giờ trướcDự kiến Hà Nội sẽ công bố điểm thi lớp 10 vào ngày 4/7. Cùng thời điểm, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng sẽ công bố điểm chuẩn vào các trường.

Mã vùng điện thoại cố định 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025
Đời sống - 15 giờ trướcGĐXH - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành văn bản số 2784/BKHCN-CVT hướng dẫn thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất 34 tỉnh, thành kể từ ngày 1/7/2025.

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?
Thời sự - 16 giờ trướcGĐXH - Từ 1/7/2025, 14 thủ tục đất đai, trong đó có đăng ký, cấp sổ đỏ lần đầu, đính chính, thu hồi và cấp lại sổ... sẽ được giải quyết tại xã, phường. Đây được xem là bước "đột phá" mới giúp rút ngắn thời gian, bãi bỏ thủ tục phiền hà và đảm bảo giá trị pháp lý cho giấy tờ cũ.

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo thay đổi về sự nghiệp, tài lộc của con giáp tuổi Dần
Đời sống - 16 giờ trướcGĐXH – Bước sang tháng 6 âm lịch 2025, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã có dự báo tử vi tháng về sự nghiệp, tài lộc của tuổi Dần có những thay đổi bất ngờ.

Điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội 5 năm qua biến động thế nào?
Giáo dục - 16 giờ trướcMức điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập trong 5 năm qua (2020 - 2024) không có quá nhiều biến động, tăng giảm chỉ trong khoảng 0,5 - 1 điểm.

Hà Tĩnh ngăn chặn vụ mạo danh con trai lừa đảo 180 triệu đồng
Pháp luật - 17 giờ trướcGĐXH - Đối tượng sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của con trai chị A. để tạo lập tài khoản Facebook giả, nhắn tin yêu cầu chuyển tiền.

Vinh danh 20 gương mặt “Thanh niên sống đẹp” tiêu biểu năm 2025
Thời sự - 19 giờ trướcGĐXH - Hành trình “Thanh niên sống đẹp” năm 2025 chính thức khởi động, dự kiến vinh danh 20 gương mặt tiêu biểu với những hành động đẹp, lan tỏa năng lượng tích cực đến cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Dự án đường sắt tốc độ cao qua bao nhiêu xã, phường của Thanh Hóa?
Xã hộiGĐXH - Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam qua địa phận 18 xã, phường với chiều dài khoảng 95,33km tại tỉnh Thanh Hóa.