Tỉnh Lai Châu nâng cao chất lượng dân số các dân tộc ít người như thế nào?
GiadinhNet - Lai Châu là tỉnh miền núi biên giới với 20 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó có nhiều dân tộc ít người. Để nâng cao chất lượng dân số, Chi cục Dân số - KHHGÐ tỉnh Lai Châu đã triển khai nhiều mô hình như: Sàng lọc trước sinh, sơ sinh; tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân; can thiệp làm giảm tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống…
Đẩy mạnh khám sàng lọc trước sinh và sơ sinh
Có mặt tại Khoa Sản (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu), chúng tôi thấy có rất nhiều phụ nữ mặc trang phục dân tộc đi khám thai và trẻ sơ sinh đăng ký khám sàng lọc trước sinh và sơ sinh. Chị Má Thị Pa (xã Phúc Khoa, huyện Tân Uyên) cho biết, chị vừa sinh con được 2 ngày tuổi và được bác sỹ tư vấn sàng lọc sơ sinh những bệnh lý bất thường ở trẻ nên chị đã đăng ký cho con lấy máu gót chân làm xét nghiệm.
"Lúc mang thai tôi cũng thường xuyên đi kiểm tra và khám sàng lọc trước sinh để biết con mình phát triển thế nào. Bây giờ sinh cháu ra, tôi cũng muốn làm xét nghiệm sớm, nếu con có mắc bệnh lý gì sẽ được can thiệp kịp thời", chị Pa chia sẻ.
Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh Lai Châu phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Than Uyên tổ chức tập huấn về sàng lọc chẩn đoán một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh.
Chị Đặng Thị Diên (xã Phúc Than, huyện Than Uyên) cũng tâm sự, từ khi biết mình mang thai, chị thường xuyên đi kiểm tra tại Trạm Y tế xã và khám sàng lọc trước sinh tại bệnh viện huyện, tỉnh để chẩn đoán các dấu hiệu bất thường của thai nhi. Vào lúc thai kỳ được 16 tuần, chị Diên đi khám và xét nghiệm thì các bác sỹ phát hiện thai nhi bị dị dạng, bánh rau dầy, nhiều biểu hiện của bệnh tan máu bẩm sinh. Gia đình chị đã được các bác sỹ tư vấn để có hướng xử trí kịp thời nhằm đảm bảo sức khỏe.
Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, Bác sỹ Hoàng Hải Hưng, Chi cục trưởng Chi cục DS - KHHGÐ tỉnh Lai Châu cho biết: "Sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh có rất nhiều lợi ích đến sức khỏe của thai nhi hoặc trẻ sơ sinh với hai quy trình tách biệt. Cụ thể sàng lọc trước sinh được thực hiện bằng các xét nghiệm máu hoặc lấy bệnh phẩm từ thai nhi và siêu âm cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng giữa thai kỳ giúp phát hiện sớm các loại bệnh: Down, rối loạn di truyền, dị tật ống thần kinh…
Còn sàng lọc sơ sinh là biện pháp dự phòng hiện đại được tiến hành trong vòng 24 - 72 giờ sau khi trẻ được sinh ra, nhưng tốt nhất sau 48 giờ sinh. Thời điểm này, trẻ sẽ được nhân viên y tế lấy máu gót chân để phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh như: Thiếu men G6PD (bệnh gây biến chứng vàng da, biến chứng thần kinh, chậm phát triển tâm thần, vận động); suy giáp trạng bẩm sinh (bệnh rối loạn hoặc thiếu hụt tổng hợp hormone tuyến giáp, chậm phát triển trí tuệ)… Cả hai biện pháp sàng lọc trên đều rất cần thiết đối với sự phát triển toàn diện của trẻ và tránh những hậu quả xấu trong quá trình phát triển thể chất, trí tuệ".
Bác sỹ Hoàng Hải Hưng, Chi cục trưởng Chi cục DS - KHHGÐ tỉnh Lai Châu.
Để đẩy mạnh hoạt động sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, Chi cục DS – KHHGÐ tỉnh Lai Châu đã phối hợp với các trung tâm y tế, đơn vị y tế tạo điều kiện để y, bác sỹ tham gia các khóa đào tạo, tập huấn chuyên sâu về sàng lọc, đào tạo nâng cao về siêu âm, kỹ thuật lấy máu gót chân trẻ sơ sinh; vận chuyển mẫu máu; kỹ năng tuyên truyền. Đồng thời, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là những cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ đang mang thai bằng nhiều hình thức: Nói chuyện chuyên đề, lồng ghép trong sinh hoạt câu lạc bộ, hội, nhóm; trên hệ thống phát thanh - truyền hình tỉnh, huyện; truyền thông trực tiếp đến các xã, bản, khu phố… Tuyên truyền phụ nữ mang thai, định kỳ đi khám thai, siêu âm và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để phát hiện, can thiệp và điều trị sớm các bệnh, tật, rối loạn di truyền, chuyển hóa ngay trong giai đoạn bào thai. Vận động bố, mẹ, người giám hộ hợp pháp của trẻ sơ sinh lấy máu gót chân làm các xét nghiệm sàng lọc để phát hiện sớm các bệnh lý liên quan đến rối loại nội tiết, chuyển hóa, di truyền bẩm sinh nhằm tránh tử vong hoặc hạn chế tối đa những hậu quả do bệnh lý gây ra.
Tổ chức triển khai chiến dịch nâng cao chất lượng dân số đến đồng bào dân tộc thiểu số.
Tính đến hết tháng 8/2020, số bà mẹ được sàng lọc trước sinh là 1.492 người và sàng lọc sơ sinh là 1.514 trẻ. Qua sàng lọc, chẩn đoán đã phát hiện 223 trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, tật bẩm sinh. Những ca nghi ngờ, Chi cục DS – KHHGÐ tỉnh Lai Châu đã gửi kết quả đến Trung tâm Y tế để thông báo kết quả tới gia đình có trẻ nghi ngờ mắc các bệnh, tật nhằm có hướng can thiệp, điều trị kịp thời.
Đẩy lùi tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống
Cũng theo Chi cục DS – KHHGÐ tỉnh Lai Châu, sau 11 năm triển khai mô hình can thiệp, giảm tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống ở các địa phương đã từng bước ngăn chặn, đẩy lùi, tiến đến nâng cao chất lượng dân số.
Xã Tủa Sín Chải, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu phối hợp với Trung tâm Y tế tổ chức tư vấn tầm soát, chẩn đoán sớm bệnh tật trước sinh và sơ sinh cho các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ.
Điển hình là ở huyện Phong Thổ, trước khi triển khai mô hình, Trung tâm Y tế đã tiến hành khảo sát tình hình thực tế tại 2 xã: Bản Lang và Dào San. Thời gian khảo sát từ năm 2008 trở về trước. Kết quả, 2 xã có 15 cặp kết hôn cận huyết. Về tảo hôn, xã Bản Lang có 147 trường hợp tảo hôn của vợ, 181 trường hợp tảo hôn của chồng; xã Dào San có 219 trường hợp tảo hôn của vợ, 298 trường hợp tảo hôn của chồng. Từ năm 2011 đến nay, huyện tiếp tục triển khai mô hình ở 3 xã: Lản Nhì Thàng, Hoang Thèn và Nậm Xe, nâng tổng số lên 5 xã.
Các xã tham gia mô hình được triển khai hoạt động truyền thông bằng hình thức nói chuyện trực tiếp, phát tờ rơi, sử dụng pa nô, áp phích, băng đĩa hình… Qua đó, nâng cao hiểu biết của cộng đồng về việc thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình, những hậu quả của tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, chăm sóc sức khỏe sinh sản, KHHGĐ. Đối tượng tập trung tuyên truyền là trẻ vị thành niên, thanh niên và những đối tượng đã hoặc có nguy cơ tảo hôn, kết hôn cận huyết thống.
Đặc biệt, tại các xã tham gia Mô hình còn có tổ nhân viên thường trực (gồm cán bộ chuyên trách dân số xã, y tế phụ trách công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, tư pháp xã). Tổ có trách nhiệm quản lý đối tượng vị thành niên, thu thập thông tin, dự báo các trường hợp sắp kết hôn, các cặp có khả năng kết hôn trước tuổi, kết hôn cận huyết thống để có biện pháp tư vấn, can thiệp kịp thời. Đội ngũ cộng tác viên tình nguyện là nhân viên y tế, dân số thôn, bản thường xuyên gặp gỡ nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các đối tượng, hướng dẫn thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình, tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, KHHGĐ…
Cán bộ chuyên trách dân số xã Hoang Thèn tuyên truyền về tác hại tảo hôn, kết hôn cận huyết thống đến người dân bản Huổi Luông.
Sau 11 năm triển khai, trên địa bàn 5 xã của huyện Phong Thổ tham gia mô hình chưa ghi nhận trường hợp kết hôn cận huyết thống; tỷ lệ tảo hôn giảm rõ rệt. Nếu như năm 2016, tỷ lệ tảo hôn của xã Bản Lang là 22,45% thì năm 2019 giảm còn 5,71%; xã Lản Nhì Thàng giảm từ 66,67% xuống 46,15%. Cũng thời gian trên, xã Nậm Xe tỷ lệ tảo hôn giảm từ 81,82% xuống 18,18%; xã Hoang Thèn giảm từ 48% xuống 17,65%.
Đến xã Hoang Thèn tìm hiểu thực tế chúng tôi được biết, hầu hết người dân trong xã là đồng bào dân tộc: Dao, Mông, Thái. Trình độ nhận thức còn hạn chế, một bộ phận người dân khi con được 16-17 tuổi, thậm chí ít tuổi hơn cũng cho dựng vợ, gả chồng. Tình trạng tảo hôn của xã chủ yếu là người Mông ở các bản: Xin Chải, Tả Lèng và một số là người Dao ở bản Lèng Suôi Chin.
Triển khai mô hình can thiệp làm giảm tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, cán bộ Trạm Y tế xã phối hợp với trưởng các bản, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Hoang Thèn tuyên truyền, vận động; tư pháp xã tiến hành điều tra, xác minh các trường hợp cố tình tảo hôn báo cáo cấp trên xử lý vi phạm hành chính, tạo tính răn đe.
Ung thư buồng trứng có chữa được không?
Dân số và phát triển - 20 giờ trướcUng thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?
Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?
Dân số và phát triển - 23 giờ trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcĐa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.
Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcNguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.
Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.
Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.
Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcSau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.
5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcHội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.
Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcPhụ nữ thường hiểu nhầm những dấu hiệu ung thư buồng trứng là triệu chứng của các căn bệnh về phụ khoa khác. Việc biết về dấu hiệu ung thư buồng trứng giúp chị em mắc bệnh được điều trị và sớm tăng tỷ lệ sống.
Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcTắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh.
Tuổi 50 nên chọn loại hình tập luyện nào là tốt nhất?
Dân số và phát triểnỞ độ tuổi 50 trở lên, tập luyện thể chất không chỉ tập trung vào nâng cao sức khỏe mà còn hướng đến lối sống năng động, dẻo dai, vui vẻ...