Tộc người Đan Lai giữa rừng thẳm: "Đi xa để không chết chìm giữa núi rừng"
GiadinhNet - Đó là lời nói tâm huyết của ông La Văn Linh – Bí thư chi bộ bản Cò Phạt (xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, Nghệ An). Ông là một trong những người tiên phong "mở đường" cho tộc người Đan Lai nhỏ bé vốn quen sống biệt lập giữa chốn sơn cùng thủy tận, đi ra thế giới bên ngoài.
Người Đan Lai "lột xác"
Từ trung tâm xã Môn Sơn, sau hơn hai giờ đồng hồ vượt nhiều dốc núi dựng đứng chúng tôi có mặt ở đội 4. Trước đây, đội 4 gọi là nhóm Khe Lẻ, một trong bốn nhóm nhỏ của bản Cò Phạt - nhóm bản đầu tiên của tộc người Đan Lai sinh sống giữa vùng lõi Vườn Quốc gia Pù Mát.
Để đến được trung tâm bản Cò Phạt, chúng tôi phải vượt qua nhiều dối núi dựng đứng.
Hỏi nhà của trưởng nhóm Khe Lẻ, một phụ nữ lớn tuổi chỉ tay về phía trước nói: "Nhà ông La Văn Hồng phía trước đấy. Nhà có mái tôn xanh còn mới đó".
Lúc này, ông Hồng đang vất vả lùa đàn bò ra khỏi sân. Thấy khách, ông lộ vẻ ân cần rồi bộc bạch: "Mới có tiền dựng được nhà thôi. Cổng mới chỉ rào bằng tre nên con bò nó vào giẫm nát hết rau. Khi nào có thêm tiền sẽ làm cổng xây để bò khỏi vào".
Đứng bên lối ngõ, ông Hồng tiếp tục câu chuyện, người dân Đan Lai ở Khe Lẻ bây giờ đã biết cày ruộng, cấy lúa, trồng rau, chăn nuôi, không vào rừng săn bắn, hái lượm như trước nữa. Các chú biên phòng cắm bản chăm chút dạy cho cái chữ.
Ở khu TĐC mới, người Đan Lai đã biết chăn nuôi, trồng rau.
Ông ngồi khoanh đôi chân lấm bụi lên chiếc chiếu cũ, kể: "Ngày xưa, đêm tối không một ánh đèn, dân bản lo sợ thú rừng tấn công nên quen kiểu ngủ ngồi bên bếp lửa. Hễ nghe tiếng động con thú là tháo chạy thoát thân. Do quá sợ, có người còn trèo lên ngủ trên cành cây. Giờ thì nhà nào cũng có giường, chiếu, chăn màn như đồng bào các dân tộc khác. Riêng nhà tôi có đến 2 cài giường bằng gỗ".
Tư thế ngủ ngồi của tộc người Đan Lai.
Sau chuyện ngủ ngồi, ông Hồng nhắc đến một tập tục lạc hậu khác. Đó là chuyện đẻ ngồi. Khi đẻ, người phụ nữ ngồi bệt xuống nền nhà, hai tay cầm chặt hai sợi dây rừng buộc chặt trên xà nhà, thả xuống. Đẻ xong, người bố bế đứa trẻ sơ sinh ra nhúng xuống suối. Sở dĩ có tập tục kì lạ đó là họ nghĩ, đứa trẻ nào chịu đựng được khí lạnh bất thường của sông suối ngay từ lúc mới sinh thì về sau sẽ rất khoẻ mạnh, không sợ bệnh tật. Thấy chúng tôi ngạc nhiên, ông Hồng cười xòa: "Chuyện đó giờ cũng không còn nữa. Kết quả đó là nhờ cán bộ dân số, y tế kể cả bộ đội biên phòng đến tuyên truyền thường xuyên. Riêng chị em có thai kì đều được cán bộ y tế tiêm phòng, tư vấn thăm khám cẩn thận. Đến ngày gần sinh thì được đưa xuống Trạm y tế xã để sinh đẻ cho mẹ tròn, con vuông. Nhiều nhà có điều kiện còn ra hẳn Trung tâm y tế huyện đấy".
Trong nhà ông La Văn Hồng đã có 2 chiếc giường cùng đầy đủ chăn màn.
Câu chuyện đang vui thì ông Hồng đứng dậy chỉ tay về phía thượng nguồn sông giăng, giới thiệu thêm về bản Cò Phạt. Đây là bản có nhiều đổi mới căn bản. Bên cạnh trường lớp cho con em dân bản đi học, nhiều nhà đã sắm được tivi, tủ lạnh, xe máy.
Đặc biệt, bản còn có một số nam nữ thanh niên đi làm công nhân ở các xí nghiệp may mặc, sản xuất linh kiện điện tử thuộc các tỉnh phía Nam. Vui hơn nữa là lớp trẻ của bản đã đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Chính những người đi ra khỏi bản đã mang về nhiều cái nghĩ, cái làm tạo nên sự đổi thay đổi cho Cò Phạt.
Một góc của bản Cò Phạt.
Rời Khe Lẻ, chúng tôi đi thêm 5km đến trung tâm bản Cò Phạt. Tại đây, tiếng trống trường bỗng vang vọng giữa rừng thẳm. Ông La Văn Linh – Bí thư chi bộ bản Cò Phạt tự hào: "Tiếng trống của điểm trường Cò Phạt gọi học sinh đến lớp đó. Điểm trường có 60 em từ cấp mầm non đến lớp 5. Có 1 thầy và 5 cô giáo".
Điểm trường Cò Phạt được xây dựng kiên cố.
Lớp mầm non ở bản Cò Phạt giữa rừng thẳm nhưng rất khang trang.
Theo tiếng trống dục, từng tốp học sinh rồi ùa nhau vào lớp ê a đánh vần. Cảnh tượng đã quen rồi nhưng vẫn khiến ông Linh bùi ngùi: "Bản làng tiếp tục đổi mới là nhờ những lứa học sinh này đây. Biết tiếng Kinh, biết cái chữ, biết những điều mới lạ trong sách vở sẽ làm chúng tự tin để đi ra với thế giới bên ngoài. Bộ mặt của bản làng nhờ đó sẽ khởi sắc".
Những đứa trẻ người Đan Lai đang chơi đùa.
Nhiều năm về trước, người Đan Lai chỉ có những mái nhà tranh, vách nứa lụp xụp ẩn khuất trong sương, suốt đời chỉ quanh quẩn trong bản làng không dám ra với thế giới bên ngoài. Ông Linh trầm ngâm kể lại câu chuyện truyền đời khiến tộc người Đan Lai sống chốn sơn cùng thủy tận.
Đó là sự tàn ác của bạo chúa miền Hoa Quân (nay thuộc Thanh Chương, Nghệ An) bắt dòng họ La phải tìm cho ra "100 cây nứa bằng vàng, một chiếc thuyền chèo liền mái", nếu không sẽ bị thảm sát cả họ. Tìm đâu ra những thứ đó nên dòng họ La gồng gánh nhau trốn chạy lên núi rừng. Chạy mãi đến thượng nguồn con sông Giăng, nơi không còn nghe thấy tiếng người mới dám dừng chân. Từ đó, cả tộc người không dám bước chân ra khỏi bản làng. Sống ẩn khuất, quanh quẩn giữa rừng thẳm.
Ra với thế giới bên ngoài
Dẫn chúng tôi vào ngôi nhà mới được xây khác hẳn với những ngôi nhà tranh tre nứa lá của bản Cò Phạt. Ông Linh trầm ngâm nhớ lại chuyện này: "Là cán bộ nên tôi được ra ngoài xã nhiều. Tôi biết, chỉ có đi ra khỏi bản để lao động, làm việc mới mong thay đổi được bản làng. Lúc đó, tôi là người tiên phong đưa con gái La Thị Sài (SN 1987) đi xuất khẩu tại Ả Rập Xê Út, năm 2015. Ngày đó, cả bản truyền tai nhau "ông Linh bán con rồi".
Bản Cò Phạt.
Nghe vậy, các chiến sĩ biên phòng, công an vào gặp ông Linh để tìm hiểu rõ sự việc. "Họ cũng bán tin bán nghi vì không thể nghĩ tôi lại cho con gái đi xuất khẩu lao động vì thời điểm đó đã có ai dám đưa con ra ngoài. Đặc biệt là cho con đi lao động nước ngoài. Tôi nói ngay, cán bộ cứ xuống phòng Lao động và thương binh hỏi sẽ rõ" – ông Linh kể.
Ba tháng sau, nhân viên bưu điện đến báo tin có người gửi tiền về từ nước ngoài, ông Linh mừng muốn khóc. Ông chạy ngay ra xã để nhận số tiền 5 triệu đồng từ người con gái gửi. Cầm được tiền ông Linh họp bản ngay. Ông cho mọi người thấy đồng tiền con gái gửi về. Ai cũng tròn mắt vì thấy số tiền vừa lớn, vừa ý nghĩa.
Trong nhà ông La Văn Linh – Bí thư chi bộ bản Cò Phạt đã có tivi, tủ lạnh, máy giặt.
Năm 2017, cả làng lại xôn xao "con gái ông Linh về rồi, về thật rồi". Khi đó, Sài cầm những cái kẹo dúi vào tay trẻ nhỏ, tặng chị em xóm giếng những bộ quần áo. Việc làm khiến dân bản nhận ra "có đi ra ngoài mới xóa cái đói, giảm cái nghèo được".
Sau bước đi của con gái, ông Linh tiếp tục đăng kí cho con trai La Văn Thái (SN 1993) đi Malaysia. Rồi hai người con gái út đi vào miền Nam làm công ty. Ông vui nói: "Chúng làm trong đó giờ có gia đình cả rồi đấy. Đứa lấy người Kinh, đứa người Thái. Thay đổi lớn nhất là chính lớp trẻ này đã phá vỡ hủ tục hôn nhân cận huyết do trước đây quanh năm sống co cụm trong rừng nên anh em lớn lên chỉ biết lấy nhau vì không biết lấy ai. Chúng lấy chồng xa, tôi đồng ý hết miễn là chúng yêu thương nhau".
Các hộ dân Đan Lai chuyển từ trong bản Búng và Cò Phạt ra tái định cư mới ở Kẻ Tắt, Thạch Ngàn, Con Cuông.
Học theo ông Linh, giờ trong bản Cò Phạt đã có thêm bốn người con ông La Văn Kiệm, ông La Văn Đoàn và ông La Văn Phú đi lao động ở Ả Rập Xê Út. Riêng đi làm ở phía Nam thì nhiều không kể hết.
Nhằm bảo tồn phát triển bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào Đan Lai, năm 2006 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Bảo tồn và phát triển bền vững tộc người thiểu số Đan Lai hiện đang sinh sống tại vùng lõi Vườn Quốc gia Pù Mát (gọi tắt là Đề án 280). Đề án đặt mục tiêu 146 gia đình tộc người Đan Lai ở hai bản Búng và Cò Phạt di dời ra khỏi rừng sâu. 30 hộ còn lại ở lại bản Cò Phạt nhưng sẽ được đầu tư hạ tầng điện, đường, trường, trạm… để làm điểm du lịch sinh thái.
Năm 2007, 42 hộ dân đầu tiên đến nơi ở mới ở xã Thạch Ngàn (huyện Con Cuông), cách chỗ ở cũ khoảng 60 km. Người dân được xây nhà, cấp ruộng nước, đất rừng và được trợ cấp gạo ăn trong 1 năm. Năm 2019, 35 hộ tiếp theo đã được TĐC ở bản Kẻ Tắt, xã Thạch Ngàn. Như vậy, đã có 77 hộ/kế hoạch 146 hộ tương ứng 52,7 % so với yêu cầu, nhiệm vụ tại Đề án 280.
Một góc bản tài định cư Đan Lai ở bản Thạch Sơn, Thạch Ngàn, Con Cuông.
Ông Vi Văn Sơn – Chủ tịch UBND huyện Con Cuông (Nghệ An) cho biết, tuy đã làm được nhiều việc nhưng đề án vẫn còn dở dang. Theo nguyên tắc phải đưa cho được 146 hộ đồng bào Đan Lai ra khỏi vùng lõi VQG là tiêu chí cứng thì nhiệm vụ chưa được hoàn thành. Phần vì nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ hàng năm đạt tỷ lệ thấp nên không đủ nguồn vốn thực hiện đáp ứng đúng tiến độ đã đề ra. Điểm TĐC số 3 bản Bá Hạ, xã Thạch Ngàn, do quỹ đất ở đây không đủ điều kiện để lập dự án và thiếu nguồn nước sinh hoạt, nên không được triển khai. Việc lập quy hoạch TĐC chưa sát, đúng, phù hợp với điều kiện thực tế. Quỹ đất và nguồn nước thực tế chưa đảm bảo điều kiện TĐC.
"Huyện đang đề nghị Chính phủ cho thực hiện giai đoạn 2 để hoàn thiện những phần còn lại, kinh phí trên 120 tỉ đồng, thực hiện đến năm 2025. Người Đan Lai vẫn chưa thoát được nghèo, thoát được các hủ tục nên không thể bỏ dở đề án này được" – Ông Sơn nói
Hướng mới để phát triển kinh tế tộc người Đan Lai
Nói về hướng phát triển cho tộc người Đan Lai trong vùng lõi, ông Vi Văn Sơn nói "Huyện đang bảo tồn ngôn ngữ, lưu giữ mái nhà tranh của người Đan Lai (chủ yếu ở bản Búng) để xây dựng bản của người Đan Lai thành điểm du lịch độc đáo. Thực hiện đề án 280, huyện đã mở tuyến đường nối từ trung tâm xã Môn Sơn đến bản Búng dài hơn 20 km để xe máy có thể đi vào bản mất khoảng 1 giờ. Huyện đang kêu gọi đầu tư rải nhựa tuyến đường để giảm thời gian xuống 20 phút. Tuy nhiên, đây là vùng biên giới, tâm lý người Đan Lai vẫn còn ngại thay đổi, sống khép kín nên hướng đi này còn rất gian nan. Khó nhưng chúng tôi vẫn kiên trì để nâng cao đời sống vật chất, tinh thân cho tộc người Đan Lai.
Vũ Đồng
Dự báo những thay đổi của các con giáp Sửu, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi trong sự nghiệp và tài lộc ngay đầu tháng 12
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã có những dự báo về thay đổi trong sự nghiệp và tài lộc của các con giáp Sửu, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi ngay tuần đầu tháng 12/2024.
Vác dao đi chém người khi nghe anh trai gọi
Xã hội - 5 giờ trướcGĐXH - Đang nhậu, hay tin anh trai bị đánh, Vương cầm dao đi "giải quyết mâu thuẫn". Quá trình ẩu đả, Vương chém nạn nhân trọng thương với mức độ tỷ lệ tổn hại sức khỏe 34%.
Tin tối 3/12: Dừng xe trên cao tốc để hành khách đi vệ sinh, tài xế bị phạt nặng; điều tra vụ nữ sinh 15 tuổi tử vong bên vệ đường
Xã hội - 5 giờ trướcGĐXH - Một tài xế xe khách dừng, đỗ không đúng quy định trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết bị xử phạt hành chính; Nữ sinh tử vong trên người có vết chém được xác nhận là N.T.T.T (15 tuổi ở Hà Tĩnh), hiện đang theo học tại một trường nghề trên địa bàn.
Hủy nổ quả bom được phát hiện ngay sát nhà dân
Xã hội - 5 giờ trướcGĐXH - Quá trình đào mương thoát nước gần nhà, người dân phát hiện quả bom nằm ở độ sâu gần 1m. Lực lượng chức năng di dời và hủy nổ quả bom an toàn.
Cây cầu dây văng trị giá 1.200 tỷ đồng ở Nam Định sắp hợp long có gì đặc biệt?
Thời sự - 6 giờ trướcGĐXH - Dự án xây dựng cầu vượt qua sông Đào nối từ đường Song Hào đến đường Vũ Hữu Lợi (TP Nam Định) với giá trị 1.200 tỷ đồng đang được nhà thầu thi công những hạng mục cuối để chuẩn bị hợp long nhịp chính.
Giám đốc phòng giao dịch ngân hàng lừa đảo, chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng
Pháp luật - 7 giờ trướcGĐXH - Lợi dụng uy tín bản thân mình là Giám đốc phòng giao dịch của một ngân hàng, Long đưa ra nhiều thông tin gian dối với nhiều người để lừa đảo, chiếm đoạt số tiền hơn 10 tỷ đồng.
Một nữ sinh tử vong bất thường ở Hà Tĩnh
Pháp luật - 7 giờ trướcGĐXH - Một nữ sinh ở Hà Tĩnh bất ngờ gục bên đường với nhiều vết thương trên người. Lực lượng chức năng đang tạm giữ nhóm người để điều tra.
5 con giáp hạnh phúc, thong dong nhờ sống điềm tĩnh, bình thản kể cả khi đứng trước khó khăn
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH - Con giáp này trầm lặng làm việc, không thích va chạm nhưng lại luôn chứng tỏ giá trị của mình bằng hành động thiết thực, trở thành chỗ dựa đáng tin cậy của mọi người.
Xe ô tô đi ngược chiều, chèn qua người cháu bé đang ngồi trên vỉa hè
Đời sống - 8 giờ trướcGĐXH - Xe ô tô con di chuyển ngược chiều từ ngõ nhỏ ra hướng đường lớn, do không chú ý quan sát, tài xế đã điều khiển phương tiện chèn qua người một cháu bé đang ngồi trên vỉa hè.
Chi tiết lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025 sắp tới của học sinh cả nước
Giáo dục - 9 giờ trướcGĐXH - Theo khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 Bộ GD&ĐT công bố, học sinh cả nước được nghỉ Tết Dương lịch 2025 trong 1 ngày.
Bị bắt vì lên mạng rao bán pháo hoa nổ
Pháp luậtGĐXH - Lực thường xuyên sử dụng mạng xã hội để tìm mua pháo. Khi thấy "mối hàng" Lực liên lạc hỏi mua, sau đó bán lại cho người khác kiếm lời.