Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Tôi nguyện kế nghiệp cha đem hết tâm sức, góp phần làm dậy hương trà Việt"

Thứ bảy, 14:00 01/02/2014 | Xã hội

GiadinhNet - Bán 1kg trà giá cả triệu đồng, ai cũng nghĩ ông chủ Hiên trà Trường Xuân là một đại gia giàu có. Nhưng ít ai biết rằng, anh vẫn sống một mình trong ngôi nhà nhỏ 30 mét vuông, trong một con ngõ nhỏ xíu gần bến xe Lương Yên.

Với nghề nghiệp của mình, Hoàng Anh Sướng có thể đi xe tiền tỉ, ở nhà biệt thự. Nhưng chàng trai thấm nhuần văn hoá của người Hà Nội cổ xưa, cái quan trọng với anh không phải nhà to, xe đẹp, ăn ngon mà là trí tuệ, là tri thức, là văn hoá, là nghệ thuật. Trà dạy cho anh hiểu về tình yêu, về cái đẹp, giúp anh hướng tới cái đẹp và yêu cái đẹp, đó là sự bất hủ của trà. Bao nhiêu tiền tài kiếm được, anh dành cả cho việc truyền bá văn hoá trà của người Hà Nội nói riêng và người Việt nói chung.
 
"Tôi nguyện kế nghiệp cha đem hết tâm sức, góp phần làm dậy hương trà Việt" 1
Nghệ nhân Trường Xuân (bên phải) và anh Hoàng Anh Sướng người kế tục phát triển văn hóa trà Việt (ảnh T.M).
 
Gánh vác sứ mệnh  cho cha

Thong thả nhấm ngụm trà, Hoàng Anh Sướng kể: "Tôi sinh ra trong một gia đình có truyền thống về trà. Cha tôi, nghệ nhân Trường Xuân là đời thứ 5 của Linh Dược trà nổi tiếng đất Hà thành suốt thế kỷ XX. Ông đã dành trọn cuộc đời để nghiên cứu về cây trà và nghệ thuật thưởng trà Việt Nam. Dấu chân ông đã in trên khắp vùng trà cả nước, từ những rừng trà Shan tuyết mọc hoang vu trên chót vót vùng núi đá tai mèo sám lạnh ở Phìn Hồ, Hà Giang, đồi trà Tà Sùa, Thượng Sơn ở Bắc Yên, Sơn La... (cao 1.800m so với mặt nước biển, quanh năm mây phủ, sương giăng nên mỗi vụ nhiều lắm chỉ thu hái được 100kg, bù lại chất lượng trà thì tuyệt hảo), những đồi trà xanh mướt ở đất Tân Cương, Thái Nguyên, Thanh Sơn, Phú Thọ, Quốc Oai, Hà Tây, Bảo Lộc, Lâm Đồng... Không chỉ thu thập những kinh nghiệm quý báu về cách sao ướp trà; cha tôi còn chú tâm tìm hiểu tập quán uống trà của những con người trên từng vùng đất để chắt lọc dựng lên một bức tranh chân thực và đầy đủ nhất về nghệ thuật thưởng trà tưởng đơn sơ mà cũng rất cầu kỳ, tinh tuý của người dân đất Việt. Những câu chuyện kể của ông về trà cứ ngấm dần vào tuổi thơ tôi".

Nghiệp trà của anh Sướng có thể nói được nuôi dưỡng từ nhỏ trong truyền thống gia đình nhưng cơ duyên với trà của anh phải nói tới ngày sinh nhật của cha anh, nghệ nhân trà Trường Xuân. "Trong lần sinh nhật lần thứ 70 của cha tôi, khi ông nâng chén trà đàm đạo cùng các bạn đồng niên với ánh mắt đượm buồn đau đáu về một nền văn hóa trà đang mai một. Hình ảnh đó thật sự ám ảnh tôi, và xuất phát từ tình cảm đối với cha mình tôi đã buột miệng hứa "con sẽ làm trà cho cha, con sẽ gánh sứ mệnh thay cha và cho cả nền văn hóa trà Việt"". Kể từ đó, lời hứa với cha đã trở thành lẽ sống của cuộc đời Hoàng Anh Sướng. Anh dành rất nhiều thời gian để tìm hiểu và giới thiệu về trà.

"Nghe kể nhiều về trà cũng như nghệ thuật thưởng trà. Nhưng mãi đến khi hành hương đến đất Tân Cương, theo chân các mẹ, các chị lên nương hái chè, đứng bên bếp lửa rực hồng nhìn ngắm những đôi tay mềm mại sao chè, ngồi nhâm nhi ly trà thơm nghe các lão nghệ nhân kể chuyện đời sương gió, tôi mới thấm thía đến tận cùng cái gọi là nghệ thuật, là công phu đầy cá tính. Cùng một ngọn núi, cũng một vườn chè, mà trà hướng Đông bao giờ cũng ngon hơn trà hướng Tây. Vì sáng sớm, khi mặt trời vừa thức dậy, cây chè phía đông để được đón nhận những tia nắng đầu tiên nên phản ứng sinh trưởng khác hẳn cây ở phía Tây. Rồi cũng một cây chè, tuỳ theo nắng mưa gió tuyết, tuỳ theo mỗi mùa đi mà bốn mùa xuân hạ thu đông là bốn mùa trà với bốn mùa hương vị.

Ngay cách hái trà thôi cũng đủ coi là một nghệ thuật. Bàn tay thô vụng hái trà sẽ làm cho búp trà bị bầm dập, nát héo và đương nhiên hương trà sẽ bị ôi oai. Các thiếu nữ ngày xưa hái trà phải để móng tay dài để cắt đứt lộc non mà ngón tay, có sức nóng của cơ thể không được chạm vào. Họ sợ dường như sức ấm của da thịt sẽ làm thay đổi đi phẩm chất của trà... Trà là một nghệ thuật lớn. Khởi từ nơi trồng, địa hình, khí núi, gió mưa nắng tuyết nhào nặn thành lộc non lá nõn, cho đến khi hái chè, sao chế... đều là một nghệ thuật tinh vi đầy cá tính. Mà mỗi chặng, mỗi nhịp đều phải đạt đến được cái chân nghệ thuật thì cái đích cuối cùng: một ấm trà ngon mới thật là viên mãn. Hiểu được đến cùng như vậy, nên tôi muốn được nối nghiệp bố, tiếp tục giữ gìn truyền bá văn hóa trà Việt", anh Sướng miên man kể.
 
Xuất ngoại để học hỏi cách truyền bá văn hóa trà Việt

Để giới thiệu văn hóa trà, nghệ thuật ẩm trà, anh mở một quán trà nhỏ ở phố Ngô Tất Tố (Hà Nội). Anh dùng địa điểm này để chia sẻ toàn bộ những hiểu biết của mình về trà. Những buổi nói chuyện miên man, với niềm đam mê trà bất tận của anh đã thực sự cuốn hút và truyền niềm cảm hứng sang cho khách hàng. Khách hàng tìm tới quán của anh ngày một đông hơn, có cùng ham muốn được lưu giữ văn hóa trà Việt. "Một tháng sau khi mở quán, tôi thấy mình sút đi mấy cân, không phải vì lo lắng mà vì nói nhiều quá. Nhiều lúc cảm thấy phổi như muốn rách toang ra nhưng vẫn cứ muốn nói, muốn chia sẻ", anh Sướng không dấu nổi niềm tự hào.
 
"Tôi nguyện kế nghiệp cha đem hết tâm sức, góp phần làm dậy hương trà Việt" 2

Một bộ trà cụ (ảnh T.M)


Để truyền bá văn hoá trà Việt, Hoàng Anh Sướng đã nướng phần lớn gia sản của mình cho những chuyến đi Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, để tìm hiểu về trà và nghệ thuật thưởng trà của họ, đặc biệt là phương pháp truyền bá văn hoá trà. Rồi anh cũng đã có rất nhiều chuyến đi sang các nước châu Âu để tìm hiểu phương pháp làm trà, quảng bá trà hiện đại của người châu Âu. Anh đúc rút ra rằng, nếu đổ lỗi cho kinh tế phát triển, cho cuộc sống bận rộn, để rồi đánh mất văn hoá, đó là sai lầm, là cách bao biện vô duyên.

Hoàng Anh Sướng nhớ mãi lần đầu tiên sang Trung Quốc cùng các lãnh đạo ngành chè Việt Nam. Sân khấu sang trọng, cán bộ cấp cao các nước có mặt. Anh nghĩ rằng, lát nữa, trên sân khấu, sẽ là một nghệ nhân, với râu dài ngang ngực, mái tóc bạc phơ, sẽ biểu diễn những màn nghệ thuật pha trà, thưởng trà cực kỳ độc đáo. Thế rồi, anh cũng như các quan khách nước ta suýt lăn đùng ngã ngửa, khi thấy người biểu diễn trà là hai cậu bé, chừng 11-12 tuổi. Thế mới biết người Trung Quốc giỏi truyền bá văn hoá thế nào. Đến đứa trẻ cũng là những nghệ nhân trà. Qua đó, có thể thấy, không có gì khó hiểu, khi có những loại trà giá trị tiền tỉ một kg, có những bánh trà giá vài chục ngàn đô la, mà thực tình, theo Hoàng Anh Sướng, thậm chí còn thua xa trà Việt.
 
Để trà Việt dậy hương

Trao đổi với chúng tôi, Hoàng Anh Sướng cho biết cha con anh đang gấp rút hoàn thành bản thảo để sớm cho ra mắt công chúng một cuốn sách chuyên khảo về văn hóa trà Việt Nam. Qua tác phẩm thú vị này, độc giả sẽ được cung cấp những thông tin thú vị về lịch sử cây trà trên đất Việt, giới thiệu những vùng trà, danh trà nổi tiếng, bàn về nước và dụng cụ pha trà, nghệ thuật thưởng trà... Từ thành công của Hiên trà Trường Xuân, anh cũng ấp ủ ước mơ nhân rộng thêm được nhiều hiên trà nữa để phục vụ nhu cầu của ẩm khách theo từng thế hệ, sở thích: giới trẻ, trung niên, người già, doanh nhân, văn nghệ sĩ...

Theo anh Hoàng Anh Sướng, nếu như người Trung Quốc thiên về thẩm mỹ qua cách pha trà, người Nhật Bản mang nặng chất đạo với những quy định khắt khe về kích thước của trà thất, về trà cụ, về số chén trà mỗi người được uống trong một tiệc trà... thì người Việt lại ứng xử khá cởi mở đối với trà. Không câu nệ vào những quy định ngặt nghèo nhưng không có nghĩa là cách uống trà Việt đơn giản, đại khái. Từ khâu chọn trà cho đến thưởng trà là cả một nghệ thuật, một nghệ thuật ẩn chứa nhiều đạo lý; nghệ thuật thưởng trà của người Việt trên tất cả là hướng đến sự hoà hợp của trời, đất và lòng người, chữa bệnh bằng liệu pháp thiền kết hợp sử dụng những vị thuốc chiết suất từ lá trà... "Trà là báu vật mà cha ông ta đã để lại, văn hóa trà Việt Nam là một yếu tố quan trọng cấu thành nên nền văn hoá dân tộc. Tôi nguyện kế nghiệp cha đem hết tâm sức, góp phần làm dậy hương trà Việt", anh Hoàng Anh Sướng bộc bạch chân thành.    
 
Thảo My     
tuancuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chủ quán karaoke Tươi Cười đã “lợi dụng” 3 bé gái chưa đủ 16 tuổi thế nào?

Chủ quán karaoke Tươi Cười đã “lợi dụng” 3 bé gái chưa đủ 16 tuổi thế nào?

Pháp luật - 3 giờ trước

Lợi dụng các bé gái chưa đủ 16 tuổi, nhóm bị cáo đã ép buộc làm tiếp viên tại karaoke Tươi Cười ở TP Cần Thơ để thu lợi bất chính.

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: UBND tỉnh gửi 'tối hậu thư' đến nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: UBND tỉnh gửi 'tối hậu thư' đến nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn đã ra văn bản chỉ đạo nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 trong sự việc, xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Đài Truyền hình Việt Nam thông tin về việc lái xe 16 chỗ vượt ẩu gây tai nạn ở Mai Châu

Đài Truyền hình Việt Nam thông tin về việc lái xe 16 chỗ vượt ẩu gây tai nạn ở Mai Châu

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Ngày 22/11, thông tin từ Đài Truyền hình Việt Nam cho biết, đơn vị đã làm việc với các cơ quan chức năng ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn giao thông ở huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình) ngày 18/11.

Vờ hỏi đường rồi rút dao đe doạ để cướp

Vờ hỏi đường rồi rút dao đe doạ để cướp

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Mai Văn Quang (SN 1996, trú tại xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá) để điều tra về hành vi “Cướp tài sản”.

Phá đường dây mua bán pháo 'khủng'

Phá đường dây mua bán pháo 'khủng'

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Các đối tượng mua pháo từ nước ngoài đưa về Việt Nam, sau đó tham gia hội nhóm mua bán pháo trên không gian mạng để rao bán kiếm lời.

Từ 2025, nhiều lái xe lo lắng khi quy định này được ban hành, vừa bị thu hồi giấy tờ quan trọng vừa bị mất tiền

Từ 2025, nhiều lái xe lo lắng khi quy định này được ban hành, vừa bị thu hồi giấy tờ quan trọng vừa bị mất tiền

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Theo Thông tư số 65 vừa được Bộ Công an ban hành, từ 2025, lái xe phải kiểm tra kiến thức để phục hồi điểm giấy phép lái xe.

Tin tối 22/11: Đám cưới dùng 1 tấn rau củ trang trí ở Bình Định; Thông tin mới vụ ô tô 'đậu' trên cổng nhà ở Đồng Nai

Tin tối 22/11: Đám cưới dùng 1 tấn rau củ trang trí ở Bình Định; Thông tin mới vụ ô tô 'đậu' trên cổng nhà ở Đồng Nai

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Đám cưới dùng rau củ quả để trang trí, tạo ra không gian lạ lẫm, đẹp mắt, khách khứa sau khi ăn cỗ còn được tặng đồ về nấu; Hình ảnh chiếc ô tô Matiz "đậu" trên mái cổng nhà ở Đồng Nai gây xôn xao dư luận...

Khởi tố đối tượng nổ súng để giải quyết mâu thuẫn

Khởi tố đối tượng nổ súng để giải quyết mâu thuẫn

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Cao Bằng đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra đối với Bùi Trung Kiên (SN 1998, trú tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.

Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động

Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động

Giáo dục - 7 giờ trước

GĐXH - Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển từ năm 2025 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.

Bắt tạm giam 2 đối tượng tổ chức sử dụng và tàng trữ trái phép ma túy

Bắt tạm giam 2 đối tượng tổ chức sử dụng và tàng trữ trái phép ma túy

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình tuần tra, kiểm soát tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, Công an huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã phát hiện 2 đối tượng đang có hành vi tổ chức và tàng trữ trái phép chất ma túy nên đã tiến hành bắt giữ.

Top