Tổng kết và trao giải cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn
GĐXH - Sau gần 2 năm phát động cuộc thi, vào ngày 26/11 tới đây, BTC sẽ tổ chức Lễ Tổng kết và trao giải cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn cho các tác giả tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn do Báo Lao Động tổ chức, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì, phối hợp cùng Hội Nhà văn Việt Nam, được phát động từ ngày 23/11/2021, kết thúc nhận bài ngày 31/8/2023. Sau gần 2 năm triển khai, Cuộc thi đã nhận 498 tác phẩm dự thi, trong đó 412 truyện ngắn, 86 tiểu thuyết của gần 300 tác giả là các nhà văn chuyên nghiệp, không chuyên, công nhân, viên chức, học sinh, người cao tuổi và Việt kiều gửi dự thi.
Cuộc thi tạo cơ hội để các nhà văn chuyên nghiệp và không chuyên sáng tạo những tác phẩm văn học phản ánh tâm tư, nguyện vọng, thực tiễn phong phú, nhiều màu sắc về đời sống, việc làm của người công nhân, khích lệ, động viên công nhân hăng say lao động, đổi mới sáng tạo; tôn vinh lực lượng tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; về vai trò, hoạt động thiết thực, hiệu quả của tổ chức Công đoàn, góp phần phát triển văn hóa đọc, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của cán bộ, đoàn viên, công chức, viên chức, người lao động.

BTC họp báo về Lễ Tổng kết và trao giải cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn
Ban tổ chức cuộc thi đã tổ chức 2 chuyến đi cho các nhà văn đi thực tế tại Công ty Than Khe Chàm (Quảng Ninh) và công ty Thaco (Quảng Nam) để tìm hiểu thêm về đời sống của công nhân, tổ chức công đoàn, qua đó giúp các nhà văn có thêm chất liệu sinh động cho tác phẩm của mình.
Tuy nhiên, theo một số tác giả tham gia cuộc thi, 2 năm là khoảng thời gian khá ngắn với thể loại tiểu thuyết. Nhà văn Viên Lan Anh, Chi hội trưởng Chi hội Nhà văn VN tại Thanh Hóa cho biết, chị có may mắn được sống ở một vùng quê nơi có nhiều nhà máy hoạt động, được hiểu về nhiều mảnh đời của công nhân. Nhưng khi bắt tay vào viết, do hạn chế về thời gian nên còn nhiều vấn đề chị chưa thể đi sâu vào khai thác.
Dù không lựa chọn được tác phẩm để trao giải đặc biệt nhưng theo đánh giá của BTC, các tác phẩm đều theo sát chủ đề cuộc thi là viết về công nhân, công đoàn, mang chất sống và hơi thở của thời đại, phản ánh đúng những vấn đề của công nhân, người lao động và vị trí, vai trò của tổ chức Công đoàn hiện nay.
Bối cảnh được tái hiện trong các tác phẩm rất sinh động, trải dài trên khắp đất nước, đó có thể là những công nhân trên nông trường chè Tây Bắc, những công nhân đang làm việc trong nhà máy, xí nghiệp ở Biên Hòa (Đồng Nai), Bình Dương, đó có thể là những người công nhân đang sống trên những nông trường cao su ở Tây Nguyên, những công nhân vùng mỏ (Quảng Ninh)... Xuất thân của các nhân vật cũng đa dạng, phong phú, họ là công nhân ở xưởng dệt, là công nhân may mặc, là công nhân ở các nhà máy trong quá trình chuyển đổi số, là công nhân khai thác than, khoáng sản, là công nhân đóng giày da, công nhân nhà máy lọc dầu, những người trồng thuốc lá trên núi...
Để đảm bảo tính khách quan, chọn ra được những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cũng như đúng như yêu cầu cuộc thi, BTC đã mời các nhà văn chuyên nghiệp tham gia Hội đồng Sơ khảo như: Nhà văn Y Ban (Chủ tịch Hội đồng), nhà văn Võ Thị Xuân Hà, nhà văn Sương Nguyệt Minh, nhà văn Đào Bá Đoàn, nhà văn Phong Điệp, nhà văn Cao Duy Sơn, nhà văn Trần Chiến, nhà văn Nguyễn Mạnh Hùng.
Hội đồng chung khảo gồm nhà văn Nguyễn Bình Phương – Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng; nhà báo Nguyễn Ngọc Hiển - Tổng biên tập báo Lao Động, Phó Chủ tịch Hội đồng; nhà văn Bảo Ninh, nhà văn Dương Hướng, nhà văn Lê Minh Khuê, nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ.

Ông Nguyễn Ngọc Hiển - Tổng Biên tập Báo Lao Động, Trưởng ban Tổ chức cuộc thi thông tin đến báo chí về Lễ Tổng kết và trao giải cuộc thi
Sau thời gian làm việc công tâm, khách quan, Hội đồng Sơ khảo đã lựa chọn 43 truyện ngắn, 18 tiểu thuyết đề nghị đưa vào Chung khảo cuộc thi.
Tiếp đó, Hội đồng Chung khảo đã chọn ra 13 truyện ngắn, 11 tiểu thuyết có chất lượng cao nhất, đáp ứng yêu cầu cuộc thi để trình Ban Chỉ đạo và Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn LĐVN xem xét, trao giải.
Theo ông Nguyễn Ngọc Hiển - Tổng Biên tập Báo Lao Động, Trưởng ban Tổ chức cuộc thi, điểm đặc biệt của Lễ trao giải năm nay là ban tổ chức sẽ không tiết lộ kết quả từ trước. Các tác giả, tác phẩm đoạt giải sẽ được công bố tại Lễ Tổng kết và Trao giải diễn ra vào ngày 26/11 tới.
Cũng theo BTC, để giúp các tác phẩm đến gần hơn với công nhân và độc giả nói chung, các tác phẩm đoạt giải sẽ được lựa chọn để đăng tải trên báo chí. Lễ Tổng kết và Trao giải vào ngày 26/11 tại Nhà hát lớn Hà Nội cũng sẽ có tiểu phẩm được dàn dựng từ chính tác phẩm đoạt giải để khán giả có hình dung cụ thể hơn về chất lượng của tác phẩm.

Sau Cha tôi người ở lại, Lương Thu Trang tiếp tục 'chiếm sóng' giờ vàng VTV trong Dịu dàng màu nắng
Xem - nghe - đọc - 19 giờ trướcGĐXH - Ngay sau khi "Cha tôi người ở lại" kết thúc, Lương Thu Trang tiếp tục vào vai chính phim "Dịu dàng màu nắng" phát sóng trên VTV1.

Phim ngập cảnh nóng gây sốc ở Cannes
Xem - nghe - đọc - 23 giờ trước“Die My Love” được đánh giá là một trong những tựa phim nổi bật nhất Liên hoan phim Cannes năm 2025. Phim nhận tràng pháo tay kéo dài 9 phút sau khi ra mắt vào ngày 17/5.

Việt Nam giới thiệu phim “Địa đạo” tại Cannes 2025
Xem - nghe - đọc - 1 ngày trướcCác đại diện Việt Nam đến Cannes năm nay gồm có bà Ngô Phương Lan - Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam, đạo diễn Bùi Thạc Chuyên, diễn viên Hồ Thu Anh (phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối")...

Phim 'Cha tôi người ở lại' bao giờ kết thúc?
Xem - nghe - đọc - 2 ngày trướcGĐXH - "Cha tôi người ở lại" đã lên sóng tập 39 và chỉ còn vài tập nữa là kết thúc để nhường chỗ cho phim mới "Mặt trời lạnh".

Anh tài Neko Lê, Trung Ruồi, Duy Hưng tham gia Bố ơi mình đi đâu thế?
Xem - nghe - đọc - 2 ngày trướcGĐXH - Sau thời gian dài vắng bóng, 'Bố ơi mình đi đâu thế?' sẽ trở lại với dàn nghệ sĩ được nhiều khán giả yêu mến như: Anh tài Neko Lê, Trung Ruồi, Duy Hưng.

Triển lãm ảnh 'Rạng rỡ tên Người' kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
Xem - nghe - đọc - 2 ngày trướcGĐXH - Chiều 16/5, tại Báo Nhân Dân (71 phố Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm ảnh "Rạng rỡ tên Người".

NSƯT chuyên vai ác đóng 'Lật mặt 8': Tôi vừa làm mẹ, vừa làm cha nuôi dạy 3 con
Xem - nghe - đọc - 3 ngày trướcNhân vật bà ngoại do NSƯT Kim Phương thủ vai ở "Lật mặt 8" của Lý Hải được yêu mến vì là một điểm sáng đầy cảm xúc trong phim.

Tập mới nhất 'Cha tôi, người ở lại': Thảo bị ngất vì quá 'lụy tình', đáng thương hay đáng trách?
Xem - nghe - đọc - 4 ngày trướcGĐXH - Thảo tìm mọi cách để quên Nguyên, cô lao vào công việc và học tập đến mức kiệt sức nên bị ngất phải nhập viện.

Hàng trăm fan xếp hàng chờ Phương Mỹ Chi, Pháo và 28 em xinh
Xem - nghe - đọc - 4 ngày trướcHàng trăm khán giả xếp hàng dài tại trung tâm thương mại ở TPHCM để chào đón dàn nghệ sĩ nữ của Em xinh say hi. Show thực tế gây chú ý với dàn thí sinh như Bích Phương, Phương Ly, Miu Lê, Pháo, Phương Mỹ Chi, Tiên Tiên…

Ca sĩ Nguyễn Kiều Oanh chơi lớn, bắt tay cỗ máy tạo hit Khắc Việt, Trang Pháp
Xem - nghe - đọc - 6 ngày trướcCa sĩ Nguyễn Kiều Oanh vừa giới thiệu đến công chúng EP mang tên "Tự em" đánh dấu hành trình trưởng thành và tái sinh sau những vết xước tình cảm.

Sau Cha tôi người ở lại, Lương Thu Trang tiếp tục 'chiếm sóng' giờ vàng VTV trong Dịu dàng màu nắng
Xem - nghe - đọcGĐXH - Ngay sau khi "Cha tôi người ở lại" kết thúc, Lương Thu Trang tiếp tục vào vai chính phim "Dịu dàng màu nắng" phát sóng trên VTV1.