Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trầm cảm sau sinh, BS ám ảnh câu chuyện 2 mẹ con quấn dây điện tự tử

Thứ sáu, 20:00 28/09/2018 | Sống khỏe

Những trường hợp trầm cảm sau sinh thường có suy nghĩ không muốn bố mẹ, con cái khổ nên thường tự tử cùng hoặc sát hại người thân trước khi tự sát.

Nghi án chị Trần Phương T. (25 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) bồng con gái 7 tháng tuổi nhảy sông Hồng tự tử khiến nhiều người không khỏi bàng hoàng, đau xót. Gia đình kể, sau khi sinh con được 4 tháng, chị T. có nhiều dấu hiệu trầm cảm, thay đổi tính cách và không nói chuyện với mọi người.

Đây chỉ là một trong số nhiều vụ việc đau lòng do trầm cảm. Cách đây hơn 1 năm, cũng tại Hà Nội xảy ra vụ người mẹ trẻ sát hại con trai 33 ngày tuổi, sau đó tạo hiện trường giả.

Đến nay, Việt Nam chưa có những nghiên cứu phổ rộng về tỉ lệ trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên theo thống kê năm 2013 của BV Từ Dũ, TP.HCM, tỉ lệ phụ nữ trầm cảm sau sinh chiếm 5,1%, loạn thần sau sinh chiếm 0,5% số phụ nữ sinh đẻ.

Trầm cảm sau sinh , diễn tiến nhanh

PGS. TS Tô Thanh Phương, PGĐ BV Tâm thần Trung ương 1 cho biết, trầm cảm có 3 mức độ: Nhẹ, vừa và nặng.

Trong đó trầm cảm nặng phân làm 2 loại: Không loạn thần (với biểu hiện buồn thảm, ủ rũ, bi quan, chán nản) và loạn thần (hoang tưởng, ảo giác, ảo thanh xui khiến như: tự tử, giết người, không ăn, bỏ nhà và nhảy lầu là nguy hiểm nhất).


Bệnh nhân V. liên tục đòi hút sữa khi điều trị tại bệnh viện. Ảnh: T.Hạnh

Bệnh nhân V. liên tục đòi hút sữa khi điều trị tại bệnh viện. Ảnh: T.Hạnh

Khác với các dạng trầm cảm thông thường, trầm cảm sau sinh thường cấp tính, bệnh nhân đang từ nhẹ chuyển sang nặng nhanh.

Mỗi năm, BV Tâm thần Trung ương 1 điều trị cho 20-30 trường hợp trầm cảm sau sinh và tại Viện sức khoẻ tâm thần, BV Bạch Mai, cũng chừng đó bệnh nhân được nhập viện điều trị mỗi năm.

Đơn cử như trường hợp bệnh nhân Nguyễn Thị V. (25 tuổi, Nam Định), thường xuyên mất ngủ sau khi sinh con 12 ngày, cứ chợp mắt được 30 phút – 1 tiếng lại dậy hút sữa. Đặc biệt, khi biết con bị viêm gan B, chị càng thêm lo lắng nên tình trạng mất ngủ ngày càng tăng.

Dù được gia đình chồng yêu thương, quan tâm hết mực nhưng càng ngày chị V. càng có nhiều biểu hiện bất thường, nói năng lảm nhảm, đi lại thất thần. Ngay cả khi vào BV Bạch Mai điều trị, chị V. cũng mang theo bình sữa, đòi hút liên tục. Bác sĩ chẩn đoán chị mắc chứng loạn thần cấp sau sinh, chỉ định chế độ điều trị đặc biệt.

Trường hợp khác là bệnh nhân Lê Thị H. (Thanh Hoá). Chị H. có tiền sử trầm cảm sau sinh từ khi sinh bé đầu lòng, đã chữa khỏi nhưng đến khi sinh tiếp bé thứ 2 lại tái phát.

Chồng chị H. chia sẻ, sau sinh con, vợ anh bỗng nhiên ít nói bất thường, gọi không thưa, đi vào đi ra một cách bất thường, không có chủ định... Do ở chung với bố mẹ đẻ nên chị H. được phát hiện bệnh kịp thời.

TS Dương Minh Tâm, Trưởng phòng điều trị rối loạn liên quan stress, Viện Sức khoẻ tâm thần, BV Bạch Mai cho biết, đây là những trường hợp may mắn được điều trị sớm, tuy nhiên có không ít trường hợp diễn tiễn nặng nhưng người nhà không ai biết, để lại hậu quả hết sức nặng nề.

TS Tâm dẫn chứng, cách đây vài năm, Viện từng điều trị cho một bà mẹ tại Hà Nội bị trầm cảm sau sinh rất nặng, thường xuyên có ý định tự tử cùng con. Khi không ai để ý, người mẹ lấy dây điện quấn quanh người 2 mẹ con rồi cắm điện tự tử.

Gia đình phát hiện ngay sau đó nhưng con 3 tháng đã tử vong, mẹ được chuyển vào bệnh viện cấp cứu, sống sót, sau đó điều trị trầm cảm tại Viện Sức khoẻ tâm thần nhiều tháng ròng.

Trầm cảm nặng thường tự sát thành công

TS Tâm cho biết, biểu hiện lâm sàng chủ yếu của trầm cảm sau sinh là tình trạng buồn chán, bi quan, giảm hứng thú trong chăm sóc mình, chăm sóc con, nghĩ mình không chăm được con, không thích chia sẻ.

Bệnh nhân trầm cảm không làm gì cũng mệt, mệt khác do mệt khi làm việc hay mệt do ốm đau. Kèm theo đó là bệnh nhân giảm tập trung, trí nhớ thay đổi, ngủ ít hoặc ngủ nhiều. Đặc biệt bệnh nhân giảm mọi nhu cầu ăn, chơi, tình dục, không thiết nói chuyện...


TS Dương Minh Tâm. Ảnh: T.Hạnh

TS Dương Minh Tâm. Ảnh: T.Hạnh

Nặng hơn, bệnh nhân dễ dẫn đến bực tức, cáu giận, thay đổi lối nghĩ, cách nghĩ, thường nhận lỗi về mình, loạn thần...

Nhiều người cũng cảm thấy mình yếu hơn, biểu hiện ra một số triệu chứng cơ thể như khó thở, đau tim, run chân tay, vã mồ hôi, đau dạ dày nên nhiều trường hợp đi khám chuyên khoa bệnh lý nhưng không tìm ra bệnh. Các triệu chứng sẽ diễn tiến nặng dần lên.

Do mọi thứ là cảm nhận nên trí tuệ của bệnh nhân trầm cảm hoàn toàn tỉnh táo, mọi chuyện đều nhận thức được. Người bệnh cố gắng thoát nỗi buồn, ức chế, trì trệ của mình nhưng không làm được nên xuất hiện ý tưởng chán sống, muốn tự sát. Theo nghiên cứu chưa đầy đủ, 80% bệnh nhân trầm cảm muốn tự sát.

“Ý tưởng này thường rất sâu sắc, được cân nhắc rất kỹ, đấu tranh tư tưởng rất dài. Chờ khi nào không vượt qua được mới thực hiện tự sát. Vì nghiên cứu rất kỹ phương thức tự sát, do đó người trầm cảm thường tự sát thành công”, TS Tâm chia sẻ.

Hầu hết những bà mẹ bị trầm cảm sau sinh không muốn người thân như bố mẹ, chồng, con khổ, muốn người thân đi cùng nên thường tự tử cùng con hoặc sát hại người thân trước rồi mới tự sát.

Theo TS Tâm, trầm cảm sau sinh có nhiều nguyên nhân như áp lực khi mang thai, sinh đẻ, lo lắng hình thể sau sinh, biến đổi về mặt sinh học, mối tương tác với người xung quanh, stress...

Hiện nay, việc điều trị cho bệnh nhân mắc trầm cảm không quá khó khăn, khả năng tiến triển nhanh, giúp họ trở lại cuộc sống bình thường.

Điều trị trầm cảm phải kết hợp thuốc và tâm lý, trường hợp nặng có thể phải dùng sốc điện, kích từ.

Theo Vietnamnet

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Sống khỏe - 2 phút trước

Chúng ta thường nghe nói nhiều về chất diệp lục và biết rằng thực vật không thể sống thiếu nó. Tuy nhiên, bạn có thể không biết chất diệp lục chính xác là gì và nó có mang lại lợi ích gì cho con người không?

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 4 phút trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Nóng gan là bệnh lý rất dễ tái phát, nhất là sau kỳ nghỉ lễ nắng nóng, uống nhiều rượu bia, đồ ăn nhiều đạm, dầu mỡ. Nếu không được điều trị sớm sẽ giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan.

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Sống khỏe - 3 giờ trước

Thông thường, bệnh nghẹt mũi có thể tự khỏi trong khoảng vài ngày đến vài tuần (2, 3 tuần). Nhưng nếu bạn bị nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần, thêm vào đó là các chứng đau tai, ù tai, đau họng… chứng tỏ rằng bạn đã bị viêm mũi họng và bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

Sống khỏe - 5 giờ trước

Vitamin rất cần thiết để cho cơ thể khỏe mạnh. Mặc dù không có gì thay thế cho việc ăn uống lành mạnh, nhưng thực phẩm bổ sung có thể giúp bù đắp lượng vitamin thiếu hụt qua thực phẩm…

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Sống khỏe - 17 giờ trước

Khi phải di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, máu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ máu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân… gây đau.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 18 giờ trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

9 cách giúp thận khỏe mạnh

9 cách giúp thận khỏe mạnh

Sống khỏe - 20 giờ trước

Bệnh thận là bệnh không lây nhiễm, thường được gọi là "căn bệnh thầm lặng" vì các dấu hiệu và triệu chứng thường không rõ ràng cho đến khi thận đã bị tổn thương. Dưới đây là chín cách để giữ cho thận của bạn khỏe mạnh và làm chậm sự tiến triển của bệnh.

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

Sống khỏe - 22 giờ trước

Kỳ nghỉ lễ với nhiều hoạt động sôi nổi, du lịch, dã ngoại, tụ tập bạn bè và những bữa ăn thịnh soạn cùng với rượu bia, đồ ăn giàu chất béo sẽ khiến sức khỏe tim bị ảnh hưởng. Dưới đây là 7 lời khuyên để giữ cho trái tim khỏe mạnh trong kỳ nghỉ lễ.

5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Người bị hoa mắt chóng mặt kèm theo các dấu hiệu nghiêm trọng như: đau đầu dữ dội, chóng mặt đột ngột, nôn liên tục, tê liệt cánh tay hoặc tê cả mặt... thì cần được khám sớm, tuyệt đối không được chủ quan.

Top