Trẻ có suy nghĩ tự tử, làm hại bản thân, chuyên gia khuyến cáo những việc cha mẹ cần làm ngay
Trường hợp nữ sinh cấp 3 tự tử khiến nhiều cha mẹ lo lắng do các bậc cha mẹ khó khăn trong việc gần gũi, kiểm soát con ở tuổi mới lớn.
Các câu hỏi được nhiều cha mẹ băn khoăn, làm thế nào để phát hiện con mình đang có những biểu hiện không bình thường, đang có nguy cơ tự tử ? Liệu có cách gì để kiểm soát và phòng ngừa hành vi tự tử ở trẻ không? Bài viết dưới đây giúp cha mẹ hiểu hơn về vấn đề này.
Tự tử là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong cho trẻ em và người trẻ
Chia sẻ về vấn đề này, PGS. TS. Trần Thị Tuyết Hạnh, Giảng viên Sức khỏe Môi trường, Trường Đại học Y tế công cộng cho biết: Theo Tổ chức Y tế thế giới và CDC, tự tử là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong cho trẻ em và người trẻ từ 10 - 34 tuổi ở Mỹ. Trên thế giới, tự tử là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 4 trong lứa tuổi 15-29. Tuy nhiên, đa phần bố mẹ thường có tâm lý là "chuyện này không xảy ra với con mình đâu".
"Kết quả khảo sát hành vi sức khỏe học sinh toàn cầu tại Việt Nam năm 2019 do WHO tài trợ và nhóm mình thực hiện năm 2019 (trước đại dịch COVID-19) cho thấy cứ 6 học sinh lớp 8 đến lớp 12 thì có 1 em nghiêm túc nghĩ đến việc tự tử trong 12 tháng qua và chỉ có 28,5% cha mẹ, người giám hộ thường xuyên hiểu các vấn đề lo lắng của con, có nghĩa là có tới 71,5% bố mẹ không hiểu những lo lắng và vấn đề mà các em đang gặp phải. Chỉ số này cho thấy phụ huynh cần nỗ lực hơn nữa để đồng hành cùng trẻ để biết con đang lo lắng gì, gặp phải vấn đề gì"- PGS Tuyết Hạnh nói.

Nguyên nhân chính dẫn tới tự tử ở trẻ có nhiều trong đó có bị bắt nạt (bạo lực học đường trực tiếp hoặc online).
Phân tích về nguyên nhân dẫn tới hành vi tự tử ở người trẻ, PGS. Tuyết Hạnh cho rằng theo nhiều nghiên cứu ở trên thế giới thì một số nguyên nhân chính dẫn tới tự tử ở người trẻ bao gồm:
- Bị lo âu, trầm cảm
- Bị bắt nạt (bạo lực học đường trực tiếp hoặc online)
- Thất tình, chia tay bạn trai/bạn gái
- Áp lực học hành, thi trượt, học hành không được như kỳ vọng của cha mẹ.
- Bị phân biệt đối xử, kỳ thị (ví dụ do màu da, hình thể béo gầy/xấu đẹp, học giỏi/dốt, do nhà giàu/nghèo...)
- Là nạn nhân của bạo hành tại gia đình (bị đánh, quát mắng...) hay chứng kiến người thân bị bạo hành.
- Bị lạm dụng tình dục
- Tiền sử gia đình có người tự tử hoặc gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần
- Gặp bế tắc trong cuộc sống do bản thân/gia đình nợ nần, mắc bệnh hiểm nghèo, thiếu thốn tình cảm.
- Lạm dụng các chất kích thích.
Cha mẹ cần làm gì để đồng hành cùng con giúp phòng ngừa tự tử?
Theo Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), trung bình mỗi ngày có hàng ngàn trẻ vị thành niên tự tử trên thế giới. Đặc biệt, hiện nay tình trạng tự tử ở tuổi vị thành niên đang ngày càng gia tăng. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, có nhiều trường hợp trẻ vị thành niên tự tử đã khiến nhiều cha mẹ lo lắng và thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Vậy câu hỏi đặt ra là cha mẹ cần làm gì để đồng hành cùng con, giúp phòng ngừa hành vi tự sát ở trẻ vị thành niên?
Thực tế cho thấy việc can thiệp, hỗ trợ cho trẻ vị thành niên có ý tưởng tự sát là rất khó khăn. Bên cạnh nhà trường, bạn bè, thì người thân trong gia đình rất quan trọng trong việc gần gũi, phát hiện, chia sẻ và ngăn ngừa tự sát ở trẻ.
Theo PGS. Trần Thị Tuyết Hạnh, để đồng hành cùng con giúp phòng ngừa hành vi tự tử, người thân trong gia đình, cụ thể cha mẹ phải là người nhận thức rõ nguy cơ nghĩa là chuyện này có thể xảy ra với con mình.
Vì vậy, cha mẹ luôn là người bạn thân thiết của con, luôn lắng nghe và chia sẻ. Cha mẹ cần để ý các dấu hiệu bất thường của con mình.

PGS. TS. Trần Thị Tuyết Hạnh, Giảng viên Sức khỏe Môi trường, Trường Đại học Y tế công cộng.
PGS. Tuyết Hạnh nêu ví dụ: "những câu nói tiêu cực, "có vấn đề" của con, ví dụ: "Con không muốn sống nữa", "Con quá mệt rồi", "Con sẽ không còn làm phiền ai nữa đâu", "Con chỉ muốn ngủ 1 giấc và không bao giờ tỉnh dậy nữa", "Cả nhà sẽ hạnh phúc nếu không có con", "Thế nào cũng được, chẳng có gì quan trọng nữa"...
Trước những diễn biến bất thường của trẻ, cha mẹ cần:
- Để ý các hành động bất thường của con, ví dụ: Không muốn ăn uống, ngủ thất thường, tự làm đau mình, tự cắt tay, tự gây thương tích cho bản thân, không muốn ra ngoài giao tiếp mà tự giam mình trong phòng riêng...
- Khi thấy có dấu hiệu lời nói, hành động bất thường: Bố mẹ cần đồng cảm, quan tâm, tâm sự cùng con để tìm nguyên nhân, giải pháp và đồng hành. Tuyệt đối không chỉ trích, mắng mỏ hay cho là chuyện nhỏ rồi bỏ qua khi con có các dấu hiệu bất thường.
- Nếu tình hình không cải thiện trong khoảng 1 tuần thì cha mẹ nên đưa con đến bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ. Tâm sự, chia sẻ tình hình của con và phối hợp cùng thầy cô giáo ở trường để đồng hành cùng con.
- Khi con chưa có dấu hiệu tiêu cực nào: Động viên con thể dục thể thao, chơi các trò chơi lành mạnh; xây dựng lối sống và suy nghĩ tích cực, kỹ năng và thói quen chia sẻ khi gặp khó khăn, kỹ năng ứng phó với các vấn đề mà trẻ gặp phải.
Còn theo TS.BS. Ngô Anh Vinh, Phó trưởng Khoa Sức khỏe vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương, ở độ tuổi vị thành niên trẻ nhạy cảm hơn với mọi thứ xung quanh vì vậy, dễ gặp khó khăn trong việc tự điều chỉnh để thích nghi trong mối quan hệ với mọi người và những vấn đề khác trong cuộc sống. Bên cạnh đó, một số trẻ tự tử vì không giải tỏa được cảm xúc, cảm giác lạc lõng trong cuộc sống, một số khác tự tử vì "giận cha mẹ", uất ức, tủi thân.
Vì vậy, các chuyên gia đều khuyến cáo khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, tâm sinh lý thay đổi. Cha mẹ cần dành thời gian để gần gũi con cái, tạo nên những định hướng giá trị đúng với chuẩn mực xã hội, tìm hiểu nguyện vọng tâm tư của trẻ, kịp thời cởi bỏ những khúc mắc về tâm sinh lý cho trẻ, không nên vội la mắng, nặng lời với con sẽ dẫn đến hành động dại dột của con trẻ.
Đặc biệt, cha mẹ không nên nghĩ rằng trẻ con đang nghiêm trọng hóa vấn đề. Cha mẹ cần phải đóng vai trò là một người bạn để trẻ có thể tâm sự và chia sẻ những khó khăn, nắm bắt nhanh những chuyển biến bất thường về tâm lý của trẻ và có những biện pháp can thiệp sớm nhằm tránh những những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra với những đứa con thân thương.

Thanh niên 25 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì tràn khí màng phổi khi tập gym từng mắc bệnh này, ai có dấu hiệu cần cảnh giác!
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcGĐXH - Thanh nhiên bị tràn khí màng phổi khi tập gym gắng sức cho biết từng phẫu thuật vá thông liên thất tim lúc 5 tuổi. Trước nhập viện, người bệnh sức khỏe ổn định, không cần dùng thuốc điều trị.

Nắng nóng kéo dài, cảnh giác với cơn đột quỵ ập đến bất ngờ
Sống khỏe - 11 giờ trướcĐột quỵ không chỉ ập đến bất ngờ trong vài giờ tiếp xúc với nắng nóng, mà còn âm thầm tích tụ và "lớn dần" trong nhiều ngày sau đó.

4 cách để ăn đồ ăn thừa trữ trong tủ lạnh vừa an toàn vừa tiết kiệm
Sống khỏe - 14 giờ trướcGĐXH - Mỗi khi nhìn thấy thức ăn còn thừa trong tủ lạnh, nhiều người thường rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan: "Bỏ đi thì tiếc, ăn thì lo".

Thúc đẩy chăm sóc sức khỏe tâm thần tại y tế cơ sở: Hướng tới chính sách phát triển bền vững
Sống khỏe - 15 giờ trướcGĐXH - Hội thảo "Lồng ghép chăm sóc sức khỏe tâm thần vào y tế cơ sở" tập trung trao đổi các giải pháp thực tiễn nhằm tích hợp dịch vụ sức khỏe tâm thần vào hệ thống y tế cơ sở, góp phần xây dựng chính sách lâu dài và bền vững.

Hành trình kỳ diệu của cậu bé 14 tuổi ở Quảng Ninh bị u não ác tính
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Cuộc sống của em Thành bỗng nhiên đảo lộn khi có những dấu hiệu mệt mỏi, sụt cân bất thường. Gia đình đưa em đi khám và phát hiện một khối u lớn trong não.

Phát hiện sỏi bàng quang to như quả cam trong người đàn ông 69 tuổi ở Quảng Ninh
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị sỏi bàng quan chèn ép nhập viện trong tình trạng đau bụng, tiểu buốt kéo dài, cảm giác căng tức vùng bụng dưới, tiểu ngắt quãng và khó chịu nhiều ngày...

Người phụ nữ 43 tuổi đột quỵ lúc nửa đêm thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị đột quỵ có tiền sử rung nhĩ, hẹp van 2 lá, đang dùng thuốc kháng đông hơn 10 năm nay. Tuy nhiên, chỉ vì quên uống vài cữ thuốc, chị đã bị đột quỵ ngay trong khi ngủ.

5 giải pháp giúp kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả
Sống khỏe - 20 giờ trướcBệnh tiểu đường là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng thường cần phải dùng thuốc và điều trị thích hợp. Một số giải pháp tự nhiên có thể giúp kiểm soát bệnh một cách hiệu quả…

3 dấu hiệu quan trọng cảnh báo ung thư tuyến giáp, nếu xuất hiện 1 trong 3, cần đi khám ngay
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, ở giai đoạn đầu, ung thư tuyến giáp thường diễn biến âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, cũng có một vài dấu hiệu cảnh báo, người bệnh không nên chủ quan.

Người đàn ông 40 tuổi hứng chịu đau đầu âm ỉ suốt thời gian dài vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nghĩ là đau đầu bình thường nên anh chỉ mua thuốc uống giảm đau uống nhưng hết thuốc thì cơn đau lại tái phát. Sau khi thăm khám, bác sĩ phát hiện khối u nhầy xuất phát từ xoang hàm...

Người đàn ông 45 tuổi viêm tụy cấp, mỡ máu tăng gấp 45 lần thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Người đàn ông bị viêm tuy cấp nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội vùng thượng vị, bụng chướng... sau khi uống rượu một ngày trước đó.