Trẻ dễ mắc rối loạn này vì bị “nhồi” ngoại ngữ sớm
GiadinhNet - Tại các thành phố, không khó bắt gặp trường hợp trẻ em từ 3-4 tuổi đã “bắn” tiếng Anh như gió tại các địa điểm công cộng, trong thang máy… Trong khi cha mẹ lấy làm vinh hạnh ngỡ con như “thần đồng”, song nhiều chuyên gia cho rằng, trẻ dễ bị rối loạn ngôn ngữ do bị ép học ngoại ngữ từ quá sớm.

Cho trẻ học ngoại ngữ sớm là một xu hướng khá phổ biến của các bậc phụ huynh tại các thành phố lớn. Ảnh minh họa: Q.A
“Bắn” ngoại ngữ như gió từ nhỏ
Trong điều kiện xã hội phát triển như hiện nay, tại các thành phố lớn, không khó bắt gặp trường hợp trẻ em từ 3 - 4 tuổi đã “bắn” tiếng Anh như gió tại các địa điểm công cộng, trong thang máy… Khi thấy con nói ngoại ngữ, nhiều phụ huynh lấy làm phấn khích. Thậm chí, không ít phụ huynh tỏ thái độ nghiêm khắc nếu con lỡ “lọt” một câu tiếng Việt trong lúc hội thoại.
Anh N.Hưng (sinh sống tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ, anh cho con tiếp cận ngoại ngữ từ khá sớm, cụ thể là học Tiếng Anh từ lúc 3 tuổi. Ban đầu, anh tự dạy con thông qua một số tranh, đồ vật, xem hướng dẫn trên tivi... Thấy con có khả năng tiếp thu ngoại ngữ và rất hào hứng, anh đăng ký học tại trung tâm cho con. Khi về nhà, con học trên phần mềm kết nối Internet. Sau vài năm, khả năng phát âm của con cũng khá tốt, lưu loát và nói “tay bo” với người nước ngoài không bị vấp, sai.
“Khả năng tiếng Anh của con là khá tốt, giáo viên đánh giá là gần ngang bằng với trẻ em các nước nói tiếng Anh. Tuy nhiên, khi lên lớp 1 con lại gặp chút khó khăn khi học tiếng Việt vì nhiều từ con không hiểu, đôi khi bị lẫn giữa hai ngôn ngữ vừa tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Cô giáo cũng trao đổi và gia đình cũng đã tăng thời lượng kèm con ở môn Tiếng Việt, giải thích nghĩa của các từ cho con hiểu. Tuy nhiên, hàng tuần vẫn đưa con đi học ở trung tâm vì con đã quen, rất thích học Tiếng Anh”, anh Hưng chia sẻ thêm.
Trên thực tế, không ít gia đình cho con tiếp cận sớm, nhiều trẻ “nghiện” dùng máy tính bảng, xem Youtube… và phát âm ngoại ngữ “làu làu”, quên cả tiếng mẹ đẻ. Những trẻ em này, trong khi bố mẹ, người thân coi là “thần đồng” thì các chuyên gia ngôn ngữ, tâm lý lại cho rằng đây là hội chứng rối loạn ngôn ngữ.
Ép con học từ sớm là phản tác dụng
Nhiều năm nghiên cứu về não bộ, khả năng phát triển của trẻ em, PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người cho biết, có tình trạng trẻ bị sang chấn tâm lý nếu ép buộc trẻ học ngoại ngữ không đúng cách. Trẻ chỉ “chụp” hình thức nói theo, làm theo chứ không hiểu về vấn đề, sự việc, hiện tượng.
Cũng theo PGS.TS Kỳ Anh, trong giai đoạn dưới 6 tuổi được chia thành hai giai đoạn, trong đó giai đoạn 0 - 3 tuổi là giai đoạn trẻ tiếp cận và phát triển mạnh về ngôn ngữ. Giai đoạn này, trẻ nghi nhớ nhanh và lâu về ngôn ngữ. Do đó, phụ huynh cần hiểu để kích thích, giáo dục sớm cho trẻ phát triển, tránh bỏ lỡ cơ hội phát triển cho trẻ. Tuy nhiên, kích thích ra sao, cần tuân thủ đúng phương pháp, tần suất tác động chứ không thể ép buộc, can thiệp tần suất cao.
Lấy ví dụ từ chính “thần đồng” Đỗ Nhật Nam, PGS.TS Kỳ Anh cho rằng: “Cháu Nam có khả năng ngoại ngữ tốt như vậy, nhiều khả năng đã được “học” ngay từ trong bụng mẹ, quá trình thai giáo, não bộ được tiếp cận với tiếng Anh và khi còn nhỏ cũng hay được bố mẹ cho tiếp xúc, học tiếng Anh thông qua nhiều hình thức. Tuy nhiên, đây là trường hợp đặc biệt, cha mẹ không nên áp đặt con cái, mà cho trẻ tiếp xúc sớm, cho trẻ làm quen dần và tôn trọng sở thích của trẻ, nếu không sẽ phản tác dụng. Giáo dục sớm cần được tiến hành một cách khoa học, chứ không nên chạy theo lời giới thiệu, quảng cáo bán sản phẩm, dịch vụ của một số nơi”.
Theo các chuyên gia giáo dục, hiện tượng trẻ bị rối loạn ngôn ngữ đã xuất hiện từ nhiều năm nay, nhưng thời gian gần đây số trẻ bị triệu chứng này ngày càng nhiều hơn do trào lưu và kỳ vọng của các bậc phụ huynh. Để con nói tốt 2 ngôn ngữ là một mong muốn chính đáng, song cần lựa chọn ngôn ngữ và độ tuổi cho trẻ tiếp cận. Thông thường, trẻ từ 4 tuổi trở lên mới thuần thục ngôn ngữ mẹ đẻ, nếu chưa thuần thục mà đã cho con tiếp cận ngôn ngữ mới dẫn đến giao thoa, lẫn lộn ngôn ngữ. Một số giáo viên Ngoại ngữ lại cho rằng, trẻ vẫn có thể tiếp xúc tiếng Anh từ sớm nhưng nên khống chế thời lượng, có giao tiếp và kiểm soát của người lớn. Không nên phó mặc giao con mình cho các trung tâm, lạm dụng chương trình tự học trên mạng Internet.
Theo Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học Tâm lý - Giáo dục (có trụ sở tại Hà Nội), hai năm vừa qua, mỗi tháng đơn vị này phải tiếp nhận trung bình 50 trẻ được bố mẹ đưa đến xin trị liệu. Trong đó, có nhiều trường hợp bị rối loạn ngôn ngữ có sự nhầm lẫn giữa tiếng Việt và tiếng Anh, trẻ sử dụng ít tiếng Việt và dùng nhiều tiếng Anh mà chưa hiểu rõ về ý nghĩa của từ. Thường phải mất từ 2 - 3 năm trị liệu, khả năng ngôn ngữ của trẻ mới được cải thiện.
Quang Anh

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó
Đời sống - 1 phút trướcGĐXH - Những con giáp này sinh ra đã có thiên phú trong lĩnh vực kiếm tiền, một khi đã lấn sân kinh doanh là sẽ càng ngày càng làm ăn phát đạt.

Truy tìm người phụ nữ tông bé trai rồi bỏ trốn ở Đắk Lắk
Pháp luật - 18 phút trướcCông an xã Hòa Phú (Đắk Lắk) đang truy tìm người phụ nữ nghi lái xe máy tông bé 5 tuổi rồi bỏ trốn khỏi hiện trường.

Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội
Giáo dục - 21 phút trướcDự kiến Hà Nội sẽ công bố điểm thi lớp 10 vào ngày 4/7. Cùng thời điểm, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng sẽ công bố điểm chuẩn vào các trường.

Mã vùng điện thoại cố định 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025
Đời sống - 49 phút trướcGĐXH - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành văn bản số 2784/BKHCN-CVT hướng dẫn thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất 34 tỉnh, thành kể từ ngày 1/7/2025.

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH - Từ 1/7/2025, 14 thủ tục đất đai, trong đó có đăng ký, cấp sổ đỏ lần đầu, đính chính, thu hồi và cấp lại sổ... sẽ được giải quyết tại xã, phường. Đây được xem là bước "đột phá" mới giúp rút ngắn thời gian, bãi bỏ thủ tục phiền hà và đảm bảo giá trị pháp lý cho giấy tờ cũ.

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo thay đổi về sự nghiệp, tài lộc của con giáp tuổi Dần
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH – Bước sang tháng 6 âm lịch 2025, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã có dự báo tử vi tháng về sự nghiệp, tài lộc của tuổi Dần có những thay đổi bất ngờ.

Điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội 5 năm qua biến động thế nào?
Giáo dục - 1 giờ trướcMức điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập trong 5 năm qua (2020 - 2024) không có quá nhiều biến động, tăng giảm chỉ trong khoảng 0,5 - 1 điểm.

Hà Tĩnh ngăn chặn vụ mạo danh con trai lừa đảo 180 triệu đồng
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Đối tượng sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của con trai chị A. để tạo lập tài khoản Facebook giả, nhắn tin yêu cầu chuyển tiền.

Vinh danh 20 gương mặt “Thanh niên sống đẹp” tiêu biểu năm 2025
Thời sự - 4 giờ trướcGĐXH - Hành trình “Thanh niên sống đẹp” năm 2025 chính thức khởi động, dự kiến vinh danh 20 gương mặt tiêu biểu với những hành động đẹp, lan tỏa năng lượng tích cực đến cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 Hà Nội năm 2025 được công bố thời điểm nào?
Giáo dục - 5 giờ trướcGĐXH - Chiều nay (4/7), thí sinh có thể tra cứu điểm thi, điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội năm 2025 trên https://hanoi.edu.vn), https://tsdaucap.hanoi.gov.vn.

Điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 Hà Nội năm 2025 được công bố thời điểm nào?
Giáo dụcGĐXH - Chiều nay (4/7), thí sinh có thể tra cứu điểm thi, điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội năm 2025 trên https://hanoi.edu.vn), https://tsdaucap.hanoi.gov.vn.