Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trẻ mắc bệnh liên tiếp, nhiều bệnh viện quá tải vì nợ miễn dịch hậu Covid-19

Thứ năm, 08:07 24/11/2022 | Sống khỏe

Nợ miễn dịch hậu Covid-19 làm tăng mức độ nghiêm trọng của các bệnh nhiễm trùng ở trẻ em (cúm A, cúm B, sốt virus, tay chân miệng…) khiến các cơ sở khám chữa bệnh Nhi khoa trên toàn quốc luôn trong tình trạng quá tải.

Vậy nợ miễn dịch là gì? Tại sao thời điểm này trẻ lại mắc bệnh nhiều như vậy? Cần làm gì hạn chế trẻ mắc bệnh, hoặc mắc bệnh không bị trở nặng? Đây là nội dung được bàn luận trong chủ đề hội thảo: "Sức khỏe trẻ em thời kỳ hậu Covid -19 và giải pháp tăng cường miễn dịch bằng dinh dưỡng" được tổ chức tại đại học Y Hà Nội.

Trẻ mắc bệnh liên tiếp, nhiều bệnh viện quá tải vì nợ miễn dịch hậu Covid-19 - Ảnh 1.

Bệnh viện quá tải vì bệnh nhi tới khám tăng cao.

Trẻ liên tiếp mắc bệnh vì nợ miễn dịch hậu Covid-19

Trong thời gian vừa qua, ghi nhận trẻ nhập viện do mắc Adenovirus gia tăng đáng báo động. Bệnh viện Nhi Trung ương ghi nhận hơn 3130 ca mắc Adenovirus từ đầu năm đến nay, trong đó có 9 ca trẻ tử vong, bao gồm bệnh nhi không có tiền sử bệnh nền.

Đặc biệt không chỉ bệnh viện Nhi Trung ương, mà các bệnh viện tỉnh, các bệnh viện ngoài công lập cũng tăng lên rất nhiều. Từ đầu tháng 9 đến nay, BV Nhi đồng TP Hồ Chí Minh đã tiếp nhận 1500-2000 trẻ mắc các bệnh hô hấp đến thăm khám mỗi ngày. Còn sốt xuất huyết tăng hơn 9000 ca so cùng kỳ. số ca trở nặng tăng cao trên toàn quốc, ghi nhận trên cả người lớn và trẻ nhỏ. 

Điều đáng nói là hiện nhiều dịch bệnh đã diễn biến trở nên phức tạp, không tuân theo mùa, ghi nhận nhiều ca tăng nặng, thời gian mắc bệnh kéo dài. Điều này được lý giải có nguyên nhân cộng hưởng do "nợ miễn dịch" sau thời gian giãn cách xã hội và giảm tiếp xúc trong đại dịch Covid -19 trước đó. 

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy – Chủ nhiệm Bộ môn Nhi – Đại học Y Hà Nội cho biết: Nợ miễn dịch là hiện tượng xảy ra do không tiếp xúc với vi khuẩn và virus một cách thường xuyên. Trong thời gian thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của virus Covid -19 trước đây như giãn cách xã hội, tăng cường rửa tay và khử trùng, đeo khẩu trang,... cũng góp phần vào việc ngăn chặn sự lây lan của các loại bệnh thông thường.

Mặc dù các biện pháp này đem lại những tác dụng có lợi ngắn hạn nhưng khi không còn áp dụng các biện pháp này phổ biến, trẻ quay lại trường học, tham gia các hoạt động ngoài trời, các hoạt động cộng đồng thì nguy cơ bùng phát các bệnh thông thường do virus và vi khuẩn sẽ tăng lên.

Theo các chuyên gia tại Bệnh viện Đại học Schleswig-Holstein (Đức), nợ miễn dịch ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, làm tăng mức độ nghiêm trọng của các bệnh nhiễm trùng ở trẻ em trong thời kỳ hậu Covid. Chính vì vậy, các loại bệnh nhiễm trùng phổ biến ở trẻ em như cúm A, cúm B, Adenovirus, cúm mùa, viêm họng liên cầu,... bùng phát mạnh mẽ sau thời gian ngắn khi trẻ đi học trở lại.

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy nhấn mạnh, dù mắc Covid có triệu chứng hay không có triệu chứng thì đáp ứng miễn dịch của trẻ cũng bị ảnh hưởng. Nhiễm Covid -19 còn gây giảm số lượng hoặc chức năng tế bào trình diện kháng nguyên. Thậm chí còn gây tăng các cytokine kháng viêm (như IL-10 và TGF-β), làm tăng các phản ứng viêm quá mức, đặc biệt tại đường hô hấp, cản trở hấp thụ oxy khiến oxy trong máu giảm thấp, đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Suy giảm miễn dịch do Covid-19 còn gây khó khăn trong đào thải virus và chống nhiễm trùng thứ phát. Khi xảy ra nhiễm trùng thứ phát sau nhiễm covid-19 trẻ còn có nguy cơ bị nặng hơn khoảng 5-15.5%.  Như vậy, dù không gây ra triệu chứng, nhưng khi nhiễm Covid-19, virus này vẫn có nguy cơ âm thầm gây suy giảm miễn dịch của trẻ trên toàn hệ thống.

Trẻ mắc bệnh liên tiếp, nhiều bệnh viện quá tải vì nợ miễn dịch hậu Covid-19 - Ảnh 2.

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy – Chủ nhiệm Bộ môn Nhi – Đại học Y Hà Nội thuyết trình tại Hội thảo

 "Trả nợ miễn dịch" bảo vệ trẻ trước cơn bão của nhiều dịch bệnh

PGS.TS Diệu Thúy cho biết, trong giải pháp tổng thể, dinh dưỡng đóng vai trò "chìa khóa" quan trọng để tăng cường miễn dịch tự nhiên và chủ động của cơ thể, giúp trẻ chiến đấu với nhiều dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay.

Theo PGS. TS Diệu Thúy, dinh dưỡng cung cấp nguyên liệu quý giá để tổng hợp các thành phần miễn dịch. Các nguyên tố vi lượng, đặc biệt kẽm sắt có vai trò quan trọng trong việc cải thiện miễn dịch cho trẻ. Sắt tham gia vào quá trình sản sinh ra các tế bào miễn dịch Lympho T - giúp chống lại sự tấn công của virus, vi khuẩn. Bởi vậy, khi cơ thể trẻ bị thiếu sắt thì điều hiển nhiên xảy ra là hệ miễn dịch sẽ suy giảm… Cùng với sắt thì kẽm cũng đóng vai trò quan trọng với hệ miễn dịch. Vì kẽm vừa là thành phần, vừa là xúc tác tăng cường sản xuất ra các yếu tố miễn dịch (miễn dịch tế bào, miễn dịch thích ứng), từ đó tạo một hệ thống phòng thủ giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

Theo PGS.TS Nguyễn Diệu Thúy, không có đứa trẻ nào chỉ thiếu sắt, hay chỉ thiếu kẽm mà thường thiếu song hành, kẽm và sắt là đại vi chất rất quan trọng cho hệ miễn dịch. Tại Việt Nam, tình trạng trẻ em thiếu kẽm và sắt còn cao. Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng năm 2019 – 2020 tỷ lệ trẻ em thiếu kẽm ở mức trầm trọng lên 60%, cứ 3 trẻ có một trẻ thiếu sắt. Đặc biệt thiếu kẽm thường đi đôi với thiếu sắt và ngược lại.

"Để "trả được nợ miễn dịch" bên cạnh tiêm phòng bổ sung, vận động hợp lý thì bổ sung dinh dưỡng hợp lý với đầy đủ kẽm sắt là yếu tố lõi trong tăng cường miễn dịch"– PGS Thúy cho hay. 

PGS.TS Thúy lưu ý: lúc trẻ đang bệnh virus, vi khuẩn lấy các vi chất dinh dưỡng đặc biệt vi chất dinh dưỡng sắt để sinh sôi và phát triển. Chính vì vậy ở trẻ nhỏ đã vốn thiếu máu sinh lý do thiếu sắt rất cao giờ bị sử dụng bớt một phần sắt và nhiều yếu tố dinh dưỡng khác nên càng thiếu nhiều hơn. Do đó sau bệnh tầm 7 ngày-10 ngày  nên bổ sung liều dự phòng cho nhu cầu hàng ngày từ 2-3 tháng để bổ sung lượng thiếu hụt và hỗ trợ phục hồi cơ thể, củng cố hệ miễn dịch cho trẻ. 

Theo nghiên cứu tổ chức dinh dưỡng Đông Nam Á, bữa ăn hàng ngày của trẻ em Việt chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu kẽm và sắt. Vì vậy, để đảm bảo đủ lượng kẽm, sắt cho nhu cầu hàng ngày giúp nâng cao hệ miễn dịch thì cha mẹ bên cạnh việc  tăng cường chế độ ăn thì nên bổ sung cho trẻ bằng sản phẩm dạng lỏng dễ uống, dễ hấp thu như TBVSK Fitobimbi Ferro C - Sản phẩm được đề cập trong phác đồ dự phòng kẽm sắt cho nhu cầu hàng ngày của trẻ của Khoa khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em-  Viện dinh dưỡng quốc gia.

Trẻ mắc bệnh liên tiếp, nhiều bệnh viện quá tải vì nợ miễn dịch hậu Covid-19 - Ảnh 3.

Với thành phần chính là: Sắt gluconate, kẽm gluconate, hàm lượng Kẽm: Sắt với tỉ lệ cân đối 1:1 kết hợp đồng gluconate, vitamin B12, hoa cúc Đức và chiết xuất quả sơ ri giàu vitamin C. TPBVSK Fitobimbi Ferro C được bào chế ở dạng siro, vị ngọt thanh dễ uống, không có mùi tanh của sắt, không vị chát của kẽm nên trẻ dễ tiếp nhận.

Fitobimbi Ferro C đạt tiêu chuẩn chất lượng cGMP và được chứng nhận ISO 9001, ISO 13485, ISO 22000 nên tính đồng đều cao, ổn định về hàm lượng dược chất. TPBVSK Fitobimbi Ferro C được nhập khẩu nguyên hộp từ Ý và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Delap.

Để tìm hiểu về biện pháp bổ sung sắt, kẽm cho bé cũng như thông tin về TPBVSK Fitobimbi Ferro C liên hệ:

Hotline: 18008070

Website: https://fitobimbi.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/fitobimbivichat

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

 Ngọc Châu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thanh niên 25 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì tràn khí màng phổi khi tập gym từng mắc bệnh này, ai có dấu hiệu cần cảnh giác!

Thanh niên 25 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì tràn khí màng phổi khi tập gym từng mắc bệnh này, ai có dấu hiệu cần cảnh giác!

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Thanh nhiên bị tràn khí màng phổi khi tập gym gắng sức cho biết từng phẫu thuật vá thông liên thất tim lúc 5 tuổi. Trước nhập viện, người bệnh sức khỏe ổn định, không cần dùng thuốc điều trị.

Nắng nóng kéo dài, cảnh giác với cơn đột quỵ ập đến bất ngờ

Nắng nóng kéo dài, cảnh giác với cơn đột quỵ ập đến bất ngờ

Sống khỏe - 8 giờ trước

Đột quỵ không chỉ ập đến bất ngờ trong vài giờ tiếp xúc với nắng nóng, mà còn âm thầm tích tụ và "lớn dần" trong nhiều ngày sau đó.

4 cách để ăn đồ ăn thừa trữ trong tủ lạnh vừa an toàn vừa tiết kiệm

4 cách để ăn đồ ăn thừa trữ trong tủ lạnh vừa an toàn vừa tiết kiệm

Sống khỏe - 11 giờ trước

GĐXH - Mỗi khi nhìn thấy thức ăn còn thừa trong tủ lạnh, nhiều người thường rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan: "Bỏ đi thì tiếc, ăn thì lo".

Thúc đẩy chăm sóc sức khỏe tâm thần tại y tế cơ sở: Hướng tới chính sách phát triển bền vững

Thúc đẩy chăm sóc sức khỏe tâm thần tại y tế cơ sở: Hướng tới chính sách phát triển bền vững

Sống khỏe - 12 giờ trước

GĐXH - Hội thảo "Lồng ghép chăm sóc sức khỏe tâm thần vào y tế cơ sở" tập trung trao đổi các giải pháp thực tiễn nhằm tích hợp dịch vụ sức khỏe tâm thần vào hệ thống y tế cơ sở, góp phần xây dựng chính sách lâu dài và bền vững.

Hành trình kỳ diệu của cậu bé 14 tuổi ở Quảng Ninh bị u não ác tính

Hành trình kỳ diệu của cậu bé 14 tuổi ở Quảng Ninh bị u não ác tính

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Cuộc sống của em Thành bỗng nhiên đảo lộn khi có những dấu hiệu mệt mỏi, sụt cân bất thường. Gia đình đưa em đi khám và phát hiện một khối u lớn trong não.

Phát hiện sỏi bàng quang to như quả cam trong người đàn ông 69 tuổi ở Quảng Ninh

Phát hiện sỏi bàng quang to như quả cam trong người đàn ông 69 tuổi ở Quảng Ninh

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị sỏi bàng quan chèn ép nhập viện trong tình trạng đau bụng, tiểu buốt kéo dài, cảm giác căng tức vùng bụng dưới, tiểu ngắt quãng và khó chịu nhiều ngày...

Người phụ nữ 43 tuổi đột quỵ lúc nửa đêm thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ 43 tuổi đột quỵ lúc nửa đêm thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ bị đột quỵ có tiền sử rung nhĩ, hẹp van 2 lá, đang dùng thuốc kháng đông hơn 10 năm nay. Tuy nhiên, chỉ vì quên uống vài cữ thuốc, chị đã bị đột quỵ ngay trong khi ngủ.

5 giải pháp giúp kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả

5 giải pháp giúp kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả

Sống khỏe - 17 giờ trước

Bệnh tiểu đường là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng thường cần phải dùng thuốc và điều trị thích hợp. Một số giải pháp tự nhiên có thể giúp kiểm soát bệnh một cách hiệu quả…

3 dấu hiệu quan trọng cảnh báo ung thư tuyến giáp, nếu xuất hiện 1 trong 3, cần đi khám ngay

3 dấu hiệu quan trọng cảnh báo ung thư tuyến giáp, nếu xuất hiện 1 trong 3, cần đi khám ngay

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, ở giai đoạn đầu, ung thư tuyến giáp thường diễn biến âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, cũng có một vài dấu hiệu cảnh báo, người bệnh không nên chủ quan.

Người đàn ông 40 tuổi hứng chịu đau đầu âm ỉ suốt thời gian dài vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 40 tuổi hứng chịu đau đầu âm ỉ suốt thời gian dài vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Nghĩ là đau đầu bình thường nên anh chỉ mua thuốc uống giảm đau uống nhưng hết thuốc thì cơn đau lại tái phát. Sau khi thăm khám, bác sĩ phát hiện khối u nhầy xuất phát từ xoang hàm...

Top