Trẻ ngạt thở vì hóc thức ăn, cứu cách nào mới đúng?
Tôi nghe nói xốc ngay trẻ em bị ngạt thở vì hóc thức ăn lên sẽ cứu được bé, nhưng không biết xốc thế nào cho đúng…
Bạn đọc Trần Quang hỏi : Tôi đọc báo thấy nhiều trường hợp trẻ con và cả người lớn bị hóc thức ăn như mấy loại trái cây cỡ nhỏ, rau câu, hạt, các thức ăn dạng viên… mà ngạt thở chết. Nhà tôi có tới 3 cháu nhỏ từ 3-15 tuổi nên rất muốn biết cách xử lý trong tình huống này. Trẻ lớn và trẻ nhỏ thì cách cứu có khác gì nhau không?
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố (TP HCM), trả lời:
Tình huống bạn nói đến chính là các trường hợp trẻ bị dị vật đường thở khi ăn uống, thường gặp nhất khi trẻ vừa ăn vừa cười giỡn, nói chuyện hoặc khóc. Các loại dị vật đường thở chúng tôi hay gặp rất đa dạng: kẹo, mứt, hạt dẻ, hạt dưa, hạt hướng dương, hạt bí…
Khi sơ cứu, nếu nạn nhân còn thở được; hoặc ở trẻ nhỏ thì còn khóc, còn la, còn nói được, không khó thở, da dẻ hồng hào… thì nên đến bệnh viện để lấy dị vật ra, không cố tự loại bỏ dị vật đường thở vì có thể khiến tình hình nghiêm trọng hơn.
Nếu nạn nhân tím tái, khó thở, không thể khóc hoặc khóc yếu, nên nhanh chóng sơ cứu tại chỗ để khai thông đường thở, song song với việc gọi cấp cứu.
Với trẻ 1-2 tuổi, chúng ta dùng phương pháp vỗ lưng - ấn ngực: đặt trẻ sấp trên cánh tay trái của bạn, đầu thấp xuống, dùng bàn tay giữ chặt vùng đầu – cổ. Lấy phần gót bàn tay vỗ mạnh 4 cái vào lưng trẻ, khoảng giữa 2 bả vai; tiếp tục lật ngửa trẻ sang tay bên kia, dùng 2 ngón tay ấn mạnh ở vùng nửa dưới xương ức 5 cái. Lặp lại cho đến khi dị vật rơi ra, trẻ khóc lên được.
Clip hướng dẫn vỗ lưng - ấn ngực của Hội chữ thập đỏ Anh:
Với người còn tỉnh, đứng sau lưng, vòng 2 tay ôm lấy nạn nhân. Nắm chặt bàn tay thành quả đấm, đặt tay còn lại chồng lên trên. Quả đấm cần đặt ngay vùng thường vị, dưới chóp xương ức, ấn quả đấm 5 cái dứt khoát vào vùng này bằng lực kéo của 2 cánh tay, lặp lại khoảng 10 lần hoặc cho đến khi dị vật rơi ra.Với người và trẻ lớn, chúng ta dùng thủ thuật Heimlich. Có 2 cách, tùy vào nạn nhân còn tỉnh hay đã hôn mê.
Clip hướng dẫn Heimlich của Hội Chữ thập đỏ Anh"
Với người đã ngưng thở, đặt nạn nhân nằm ngửa, cũng dùng lực 2 bàn tay ấn mạnh ở vị trí tương tự cho đến khi dị vật văng ra. Trước khi làm Heimlich phải thổi ngạt 2 cái chậm, sau đó vừa làm vừa thổi ngạt xen kẽ.
Và điều quan trọng nhất là hãy tránh cho trẻ tình huống xấu kể trên bằng cách tập thói quen khi ăn không cười, giỡn, nói chuyện, la khóc hay chạy nhảy. Nên giúp trẻ lấy hạt trái cây ra trước khi ăn, trẻ nhỏ không nên cắn hạt dưa, hạt hướng dương, hạt bí…
Theo NLĐ

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'
Sống khỏe - 8 giờ trướcNhiều người có xu hướng chỉ chú ý đến ngày hết hạn in trên sản phẩm. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng của một số vật dụng sẽ giảm đi rất nhiều sau khi chúng ta bắt đầu sử dụng.

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý
Sống khỏe - 10 giờ trướcGĐXH - Vụ việc 'sữa giả' đang khiến hàng triệu phụ huynh hoang mang, bởi hình thức sữa giả ngày càng khó nhận biết.

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!
Sống khỏe - 11 giờ trướcRất nhiều người sẽ phải bất ngờ khi nhận ra mình đang uống những loại nước là “đồng phạm” của nhiều bệnh ung thư từ ngày này qua ngày khác.

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều
Sống khỏe - 12 giờ trướcGiảm thiểu tiêu thụ đường là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và duy trì làn da khỏe mạnh.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Các thuốc điều trị loét thực quản
Sống khỏe - 16 giờ trướcLoét thực quản là một dạng loét trong hệ thống tiêu hóa, làm tổn thương các mô của thực quản. Việc dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây loét…

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Trẻ nên ăn thực phẩm nào để tăng chiều cao?
Sống khỏe - 20 giờ trướcMặc dù yếu tố di truyền đóng vai trò quyết định chiều cao của trẻ, nhưng việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý là rất quan trọng để tối đa hóa sự tăng trưởng chiều cao này...

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcVitamin B12 (còn được gọi là cobalamin) là một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Não sẽ không thể hoạt động bình thường nếu thiếu chất dinh dưỡng này…

Ứng dụng công nghệ phổ và AI dự đoán chính xác bệnh lý tim mạch, ung bướu và đột quỵ
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa đưa vào sử dụng hệ thống CT phổ của Philips ứng dụng AI, giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý tim mạch, ung bướu, đột quỵ…

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặpGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.