Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trẻ nhiễm lạnh “oan” do sai lầm của bố mẹ

Thứ tư, 08:08 16/11/2016 | Sống khỏe

GiadinhNet - Theo các bác sĩ Nhi khoa, thời tiết chuyển lạnh, độ ẩm trong không khí tăng cao tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn gây bệnh phát triển. Yếu tố này kết hợp với hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh, khiến trẻ dễ mắc bệnh cảm lạnh. Tuy nhiên, có nhiều trẻ bị nhiễm lạnh “oan” do sai lầm của bố mẹ.

Các chuyên gia khuyến cáo, phụ huynh nên giữ ấm cơ thể, đồng thời cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để phòng ngừa cảm lạnh. Ảnh minh họa
Các chuyên gia khuyến cáo, phụ huynh nên giữ ấm cơ thể, đồng thời cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để phòng ngừa cảm lạnh. Ảnh minh họa

Trẻ nhiễm lạnh vì mẹ ủ ấm quá kỹ

ThS.BS Nguyễn Trung Cấp, Phó Trưởng khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết, vào mùa Thu - Đông, không khí lạnh dễ làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp, từ đó làm giảm sức đề kháng của cơ thể, giúp một số mầm bệnh dễ xâm nhập. Do đó, nhiều người dễ mắc bệnh hô hấp và truyền nhiễm, nhất là đối với những người có sức đề kháng kém như người già, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Theo ước tính, có khoảng hơn 100 loại virus gây bệnh cảm lạnh. Khi bị bệnh, trẻ thường có những triệu chứng ở đường hô hấp mức độ nhẹ hoặc trung bình như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi; một số bệnh nhân có thể bị ho khan hoặc cơ thể mệt mỏi. Hiện nay, trên thế giới chưa có vaccine phòng ngừa cảm lạnh. Vì vậy, cần tăng cường sức đề kháng còn yếu cho trẻ để bảo vệ khỏi các tác nhân gây bệnh.

Tuy nhiên, bên cạnh sức đề kháng yếu, nhiều trẻ nhỏ còn bị nhiễm lạnh “oan” do sai lầm của bố mẹ. Chẳng hạn, khi thời tiết chuyển lạnh, nhiều bố mẹ vì quá lo lắng bị mất nhiệt nên thường mặc quần áo dày cho trẻ, thậm chí với những trẻ sơ sinh, phụ huynh còn quấn kèm vài lớp chăn để giữ ấm. Tuy nhiên, đây là việc làm có thể gây hại cho trẻ. Bởi lẽ, khi ủ ấm quá kỹ, trẻ nhỏ sẽ bị nóng, sinh ra hiện tượng toát mồ hôi. Lúc đó, do lớp quần áo quá dày bên ngoài vô tình tạo thành “hàng rào” ngăn mồ hôi thoát ra ngoài, chúng sẽ thấm vào quần áo và gây lạnh ngược lại cho trẻ, nếu bố mẹ không kịp thời phát hiện và lau khô.

Bên cạnh đó, không tắm mà chỉ thay quần áo cho trẻ trong mùa lạnh cũng là một quan điểm sai lầm. Việc thay quần áo bên ngoài mà không lau rửa người, nhất là những bộ phận dễ tích tụ vi khuẩn như khuỷu tay, nách, cổ, bẹn… sẽ gây ngứa ngáy khó chịu cho trẻ, đồng thời khiến trẻ dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn có hại, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Về vấn đề này, ThS. BS Đỗ Thiện Hải, Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, khi nhiệt độ xuống thấp, phụ huynh phải tắm cho trẻ bằng nước ấm trong phòng kín gió, tránh nơi gió lùa và phải lau khô, giữ ấm cơ thể cho trẻ sau khi tắm.

Ngoài ra, BS Đỗ Thiện Hải cũng lưu ý, khi tắm cho trẻ, phụ huynh không nên cởi toàn bộ quần áo của con ra, nên tắm từng bộ phận, tắm đến đâu cởi đến đó. Tốt nhất nên tắm từ dưới lên trên, tức là lau rửa chân tay sạch sẽ, lên bụng, ngực rồi mới đến phần đầu. Thời gian tắm cho trẻ nhỏ trong mùa lạnh không nên kéo dài quá 10 phút, không nhất thiết ngày nào cũng phải tắm. Một tuần có thể tắm 2 - 3 lần, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo trẻ được lau rửa và thay quần áo sạch sẽ hàng ngày.

Chăm sóc trẻ đúng cách trong mùa lạnh

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai), để giúp trẻ không bị nhiễm lạnh, phụ huynh cần cho trẻ rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, đặc biệt sau khi tiếp xúc ở nơi công cộng, nơi đông người. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh, rửa tay bằng xà phòng với nước sạch trong 2 phút có thể rửa sạch trên 90% vi khuẩn, giúp phòng tránh bệnh cảm hiệu quả. Bên cạnh đó, khi bị cảm lạnh không nên sờ vào mắt, mũi, miệng khi tay chưa sạch, giúp hạn chế tối đa sự xâm nhập của virus có hại. Theo thống kê, có hơn 10 loại virus ký sinh trong kẽ tay và kẽ chân người. Đặc biệt, những trẻ có thói quen dùng tay bẩn dụi mắt hoặc ngậm ngón tay đều khiến vi khuẩn và virus dễ dàng tiếp xúc với niêm mạc mắt, mũi, miệng gây ra bệnh.

Để bảo vệ sức khỏe của trẻ trong mùa lạnh, các chuyên gia tư vấn, chế độ dinh dưỡng phù hợp rất quan trọng để nâng cao sức đề kháng, chống lại tác nhân xấu gây hại đến sức khỏe của trẻ. Phụ huynh nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả giàu vitamin C, bổ sung sắt, kẽm (trứng, sữa...) giúp trẻ tăng sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, luôn giữ nhiệt độ trong nhà ấm áp. Theo nghiên cứu, các bậc phụ huynh nên giữ nhiệt độ trong phòng khoảng 25 - 28oC. Đó là nhiệt độ thoải mái mà bé không cần được ủ ấm quá nhiều. Ngoài ra, nên tránh những nơi có gió lùa trực tiếp. Không đặt bé gần cửa sổ, cửa chính đang mở, hoặc những khe cửa có nhiều gió lưu thông. Hạn chế tối đa việc cho trẻ ra ngoài trời khi thời tiết mưa lạnh. Nếu bắt buộc phải ra ngoài, cần chú ý cho trẻ mặc ấm, tránh gió thổi trực tiếp vào người sẽ gây hại cho trẻ.

Bên cạnh đó, tránh dừng lại ở những nơi đông người quá lâu. Ở những nơi chật kín người, không khí lưu thông không tốt nên tăng nguy cơ lây bệnh. Do vậy, nên hạn chế dẫn trẻ đến những chỗ đông đúc; mang tất chân, găng tay, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài. Nên cho bé sử dụng dung dịch nhỏ mũi sát khuẩn, súc miệng bằng nước muối hàng ngày. Đối với trẻ vẫn còn bú mẹ, phụ huynh nên cho bé bú sữa nhiều hơn, uống nước nhiều hơn khi bé bị cảm lạnh. Không nên cho con uống thuốc bừa bãi mà cần có tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Không được cạo gió, xông hơi cho trẻ

Trong Đông y, có những phương pháp chữa cảm lạnh hiệu quả như: Dùng gừng tươi giã nhỏ, trộn với tóc rối, bọc vào miếng vải thưa để cạo gió (xuôi từ trên xuống và tránh các hạch bạch huyết ở mang tai, nách, háng, bên trong khuỷu tay, khoeo chân) giúp giải cảm nhanh. Hoặc nấu nước lá tổng hợp (lá tre, bưởi, sả, cúc tần, hương nhu…) để xông hơi trong khoảng 5 -10 phút cho vã mồ hôi. Sau đó, lau khô đắp chăn, nằm nghỉ, tránh gió lạnh. Tuy nhiên, cạo gió và xông hơi giải cảm là những phương pháp chỉ áp dụng cho người lớn, tuyệt đối không áp dụng cho trẻ nhỏ vì dễ gây tổn thương da và các sự cố đáng tiếc có thể xảy ra cho trẻ.

Mai Thùy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 9 giờ trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Sống khỏe - 10 giờ trước

Chống nóng sai cách có thể khiến chúng ta dễ dàng đối mặt với liệt dây thần kinh số 7, đột quỵ...

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Sống khỏe - 11 giờ trước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/4, hầu hết các khu vực trên cả nước đều hứng chịu nắng nóng gay gắt với nền nhiệt cao nhất phổ biến ở mức 37-39 độ C. Riêng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế nắng nóng đặc biệt gay gắt, có nơi trên 42 độ C.

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Sống khỏe - 13 giờ trước

Những chuyến du lịch có thể gây căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần do nhiều nguyên nhân. Khi tình trạng này xuất hiện, bạn có thể thực hiện một số bài tập thở đơn giản và hiệu quả để giữ bình tĩnh cũng như kiểm soát căng thẳng.

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Sống khỏe - 14 giờ trước

Đổ mồ hôi không đơn giản là do nóng hay “cơ địa”. Đôi khi, đó là những dấu hiệu bệnh tật mà nếu bỏ qua bạn sẽ rất hối hận.

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 15 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư tuyến giáp do đến viện muộn nên khối u đã di căn. Bác sĩ khuyến cáo cần có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ và siêu âm tuyến giáp khoảng 6 - 12 tháng 1 lần để phòng tránh tốt nhất.

6 bước cứu người say nắng, say nóng

6 bước cứu người say nắng, say nóng

Sống khỏe - 16 giờ trước

Người lớn tuổi, người lao động ngoài trời là nhóm người dễ bị say nóng, say nắng nhất chỉ số nhiệt tăng cao.

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

Sống khỏe - 17 giờ trước

Ăn nhiều muối có thể tàn phá sức khỏe một cách âm thầm. Theo thời gian mức độ ăn mặn thường có xu hướng tăng lên và gánh nặng bệnh tật đe dọa.

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 19 giờ trước

Loạt cảnh tượng mất an toàn thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng dưới đây, có lẽ sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại về chuyện ăn uống bất chấp của mình.

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh. Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Top