Trị chứng mồ hôi trộm ở trẻ
GiadinhNet - Mồ hôi trộm đổ vào ban đêm dù thời tiết lạnh là một trong những nguyên nhân khiến trẻ dễ bị viêm đường hô hấp, viêm phổi. Bạn có thể kiểm soát chứng mồ hôi trộm của trẻ với những gợi ý dưới đây.
![]() |
Quấn chăn quá nóng cũng khiến trẻ ra mồ hôi trộm. Ảnh minh họa |
Những dấu hiệu và triệu chứng để xác định trẻ mắc chứng mồ hôi trộm thường gặp là trẻ quấy khóc nhiều vào ban đêm, ngủ không yên giấc, hay giật mình thức giấc nửa đêm. Những nguyên nhân chủ yếu của chứng đổ mồ hôi trộm ở trẻ em bao gồm:
Trẻ bị thiếu vitamin D trong giai đoạn mới sinh thường mắc chứng ra mồ hôi trộm. Trẻ dưới 1 tuổi đa số hay thiếu vitamin D do đây là giai đoạn hệ xương phát triển mạnh mẽ nhất, ngoài ra trẻ sinh non, trẻ sinh nhẹ cân, trẻ mắc các chứng bệnh nhiễm khuẩn, trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, trẻ còi xương… là những đối tượng bị thiếu hụt vitamin D trầm trọng. Nếu để ý, các bậc phụ huynh dễ nhận thấy trẻ thường hay bị mồ hôi nhiều ở trán, vùng gáy ngay cả khi thời tiết đang lạnh, đặc biệt là lúc trẻ ngủ nên trẻ hay rụng tóc ở phần sau gáy.
Một số trẻ bị đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm vì mẹ đắp quá nhiều chăn hoặc phòng ngủ của trẻ quá bí hơi không có chỗ thông gió. Trong trường hợp này, ra mồ hôi trộm không phải là một chứng bệnh, cha mẹ chỉ cần làm thông thoáng chỗ trẻ ngủ là có thể khắc phục tình trạng này.
Ngoài ra, nguyên nhân không kém phần quan trọng khác là do các bậc phụ huynh thường có thói quen ủ trẻ quá kỹ vì sợ trẻ bị cảm lạnh nên thường đắp chăn hoặc quấn chăn quá nhiều cho trẻ tạo ra sự nóng bức ngột ngạt, trẻ dễ cảm thấy khó chịu và thường toát mồ hôi.
Mồ hôi trộm sinh lý: Trẻ bị đổ mồ hôi trộm là vì sự trao đổi chất ở trẻ nhỏ diễn ra mạnh hơn người lớn, nếu tăng thêm một chút hưng phấn và kích thích thì sẽ ra mồ hôi trộm để tỏa nhiệt trong cơ thể. Đây cũng là sự điều chỉnh giữ cho nhiệt độ cơ thể luôn hằng định. Mồ hôi sinh lý thường ra nhiều ở đầu và cổ, thường phát sinh vào lúc đi ngủ khoảng 30 phút và khoảng 60 phút sau thì không còn nữa. Mồ hôi trộm sinh lý thường không gây ảnh hưởng đáng ngại đối với sức khỏe của trẻ, phụ huynh đừng quá lo lắng.
Mồ hôi trộm bệnh lý: Thường xuất hiện ở những trẻ mắc bệnh còi xương, lao sơ nhiễm, biểu hiện là đầu trẻ ra nhiều mồ hôi, nhất là khi bú mẹ hoặc sau khi ngủ, mồ hôi tăng tiết nhiều nhưng không liên quan đến thời tiết. Đồng thời kèm những biểu hiện khác của còi xương như thóp chậm liền, đầu xương to, ngực nhô mình gà, chân vòng kiềng hoặc có biểu hiện của lao sơ nhiễm (ho kéo dài, ăn uống kém, X-quang phổi có tổn thương lao sơ nhiễm). Vì ra mồ hôi quá nhiều và liên tục, cơ thể trẻ sẽ mất đi một lượng nước và muối sẽ khiến cơ thể trẻ yếu đi, người mệt hơn, lỗ chân lông mở rộng là những nguyên nhân làm cho cơ thể bé dễ bị cảm lạnh, dễ bị viêm đường hô hấp như viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản... Nếu hiện tượng này kéo dài và liên tục sẽ làm cơ thể trẻ dễ bị suy kiệt.
Bổ sung vitamin D: Tận dụng ánh nắng mặt trời là cách bổ sung vitamin D “rẻ tiền và hiệu quả nhất” dành cho trẻ. Cha mẹ nên cho trẻ tắm nắng mỗi buổi sáng, trước 10 giờ với thời gian tắm nắng nên tăng dần từ 10 - 30 phút. Để cho da của trẻ tiếp xúc với ánh nắng càng nhiều càng tốt, không cho mắt trẻ tiếp xúc thẳng với ánh sáng mặt trời.
Giữ cho cơ thể trẻ luôn mát mẻ: Phòng ngủ nên rộng, thoáng, nên cho trẻ chơi đùa trong bóng râm, luôn tắm rửa sạch sẽ hàng ngày và cần bổ sung lượng nước đầy đủ cho trẻ.
Dinh dưỡng hợp lý: Cho trẻ ăn nhiều loại rau quả có tính mát như rau má, cải ngọt, cải đắng, bí đao, bí đỏ, thanh long, cam, quýt. Không cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn “nóng” như dầu mỡ, thịt bò, tôm, cua, cá biển... hoặc các loại trái cây “sinh nhiệt” như mít, sầu riêng, xoài… Các thức ăn này nhiều năng lượng, sinh nhiệt nhiều trong quá trình chuyển hóa, dễ làm cho cơ thể trẻ ra nhiều mồ hôi, có thể gây ngứa hoặc thậm chí nổi mụn ngoài da.
Đưa trẻ đi khám bác sĩ: Nếu phát hiện những bất thường về hiện tượng ra mồ hôi trộm của trẻ (mồ hôi trộm bệnh lý), kèm theo một số triệu chứng khác ở trẻ như bị sốt thường xuyên, tinh thần sa sút, đầu tóc lưa thưa, chậm mọc răng, thóp đầu chậm liền, chậm biết bò, chậm biết đi… phụ huynh cần đưa trẻ đến khám bác sĩ để trẻ được kiểm tra, chữa trị kịp thời.

2 triệu chứng phổ biến nhất của ung thư bàng quang, có 1 cũng cần đi khám ngay
Sống khỏe - 2 giờ trướcUng thư bàng quang là một bệnh ung thư ác tính phổ biến, gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới và có tỷ lệ tái phát cực cao.

Người sống thọ, khỏe mạnh thường có 8 thói quen này, hãy thử xem bạn có không? nếu có thì xin chúc mừng!
Sống khỏe - 3 giờ trướcGĐXH - Con người có thể sống lâu và khỏe mạnh, ngoài những yếu tố di truyền, thói quen sinh hoạt cũng đóng một vai trò rất quan trọng.

Choáng với khối u khủng ở môi người phụ nữ suốt nhiều năm liền
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH – Bệnh nhân có khối u ở môi khoảng 3 năm nay, tuy nhiên lại không đến bệnh viện khám mà sống thực dưỡng để ngăn chặn sự phát triển khối u.

Cận cảnh bắt sán lá gan đang ngoe nguẩy trong bụng người đàn ông
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - Trong lúc khám nội soi, các bác sĩ phát hiện một con sán lá gan lớn đang bơi ngoe nguẩy trong đường mật của bệnh nhân.

Hai dấu hiệu xuất hiện trên gương mặt chứng tỏ lượng cholesterol đang ở mức cao
Sống khỏe - 6 giờ trướcLượng cholesterol trong máu cao thường được xác định thông qua kiểm tra sức khỏe. Nhưng trong một số trường hợp, những dấu hiệu cảnh báo có thể xuất hiện trên chính gương mặt.

Bệnh than nguy hiểm như thế nào? Cần làm gì để không bị lây nhiễm?
Sống khỏe - 8 giờ trướcGĐXH - Bênh than là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, thường làm tổn thương da, hiếm khi gây tổn thương mồm - họng, đường hô hấp dưới, trung thất hoặc bộ máy tiêu hóa.

Áp lực thi cử, nam sinh nhập viện trong tình trạng bụng co cứng như khúc gỗ
Sống khỏe - 9 giờ trướcGĐXH – Sau khi được làm những xét nghiệm cần thiết, bệnh nhân được chẩn đoán: Viêm phúc mạc do thủng ổ loét hành tá tràng.

Bé trai 9 tuổi nong hẹp bao quy đầu bị hoại tử do cha mẹ chăm sóc không đúng cách
Sống khỏe - 11 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhi bị nghẹt, hoại tử bao quy đầu do người nhà lộn bao quy đầu của bé lên rửa thì bị nghẹt, không lộn xuống được và cũng không can thiệp kịp thời.

7 thực phẩm chị em nên ăn trong mùa hè để có làn da căng bóng, sạch mụn, tránh tác hại của ánh mặt trời
Sống khỏe - 11 giờ trướcChăm sóc làn da là công việc hàng ngày của chị em, dù là ở thời đại nào đi chăng nữa. Vào mùa hè, công việc này lại càng quan trọng.

Cô gái 18 tuổi mang khối "u quái", chứa toàn da và tóc
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, đau âm ỉ vùng hạ vị, tiểu khó... Sau khi thăm khám, bệnh nhân được chẩn đoán có khối u buống trứng dạng u quái rất nguy hiểm.

Cô gái 18 tuổi mang khối "u quái", chứa toàn da và tóc
Y tếGĐXH - Nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, đau âm ỉ vùng hạ vị, tiểu khó... Sau khi thăm khám, bệnh nhân được chẩn đoán có khối u buống trứng dạng u quái rất nguy hiểm.