Triển khai công tác DS-KHHGĐ năm 2012: Phát huy tính chủ động
GiadinhNet - TS. Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) cho hay, bước sang năm 2012 công tác DS-KHHGĐ có nhiều cơ hội lẫn thách thức.
![]() |
Truyền thông chăm sóc SKSS, ổn định mức sinh cho giới trẻ
vùng cao. Ảnh: PV |
Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2012 về công tác DS-KHHGĐ đã nghe 8 báo cáo về các vấn đề như:
- Báo cáo đánh giá kết quả công tác DS-KHHGĐ năm 2011 và Dự thảo Hướng dẫn triển khai kế hoạch năm 2012 Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ.
- Báo cáo kết quả đổi sổ ghi chép 2011 và hướng dẫn cập nhật dữ liệu, báo cáo thống kê điện tử năm 2012. - Hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định số 437/QĐ-TCDS ngày 16/11/2011 quy định tạm thời về mẫu Sổ ghi chép ban đầu, mẫu phiếu thu thập thông tin của CTV dân số và mẫu biểu báo cáo thống kê của kho dữ liệu điện tử. - Hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình hành động truyền thông chuyển đổi hành vi và Liên hoan tuyên truyền viên dân số năm 2012. - Định hướng việc cung cấp dịch vụ KHHGĐ và PTTT giai đoạn 2012-2015 nhằm điều chỉnh mức sinh phù hợp với thực tế địa phương. - Hướng dẫn triển khai kế hoạch TTXH các PTTT năm 2012. - Báo cáo Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2012-2020 và Hướng dẫn kế hoạch triển khai can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2012.
- Hướng dẫn triển khai các mô hình, Đề án nâng cao chất lượng dân số năm 2012. Ngoài ra, Hội nghị đã tiếp thu ý kiến của các địa phương như Cao Bằng, Nam Định, Hải Dương, Hà Nam, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Bình Dương, Bạc Liêu, Cà Mau... |
Theo bà Hồ Thị Thi - Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Khánh Hòa: Năm 2012, bên cạnh truyền thông thường xuyên như các năm trước, Khánh Hòa sẽ cùng với các ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về vấn đề nâng cao chất lượng dân số. Cụ thể như về tuyên truyền vận động phụ nữ mang thai tham gia vào chương trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh. Năm 2011, Khánh Hòa chỉ mới thí điểm xây dựng CLB tiền hôn nhân thì năm nay, tỉnh sẽ đẩy mạnh công tác tư vấn. "Đặc biệt, bằng nguồn kinh phí địa phương, chúng tôi sẽ phối hợp Hội Người cao tuổi của tỉnh triển khai thí điểm tại khoảng 5-10 xã hoạt động tư vấn và chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng" - bà Thi chia sẻ.
Năm 2012, dù kinh phí tổ chức các hoạt động từ Trung ương về muộn, song nhiều địa phương đã tích cực tham mưu, đề xuất lãnh đạo thường vụ tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh hỗ trợ nguồn lực cho công tác DS-KHHGĐ.
Là tỉnh miền núi vẫn còn nặng nề về mức sinh, tỷ lệ sinh con thứ 3, Sơn La đã có dự thảo giải pháp truyền thông cho từng vùng, từng nhóm dân tộc. Ông Sa Văn Khuyên - Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ chia sẻ: "Nghị quyết HĐND tỉnh Sơn La năm 2012 khẳng định chi ngân sách cho công tác DS-KHHGĐ 3 tỷ đồng. Ngoài ra, chúng tôi cũng được hỗ trợ trên 500 triệu đồng để khảo sát thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Qua công tác đổi sổ hộ gia đình năm 2011 cho thấy, con số này tại Sơn La là 110 bé trai/100 bé gái. Năm 2012, địa bàn Chiến dịch cũng sẽ được mở rộng hơn ở mức 115 xã (nhiều hơn 16 xã so với năm 2011)".
Bạc Liêu là một tỉnh có mức sinh dưới mức sinh thay thế (TFR = 1,69 con). Do đó, theo bà Châu Tuyết Ngọc, Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh, trong truyền thông sẽ tập trung vào các nội dung nâng cao chất lượng dân số, truyền thông thay đổi nhận thức, về bất bình đẳng giới.
Kết luận Hội nghị, Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ Dương Quốc Trọng khẳng định: Bước sang năm 2012, công tác DS-KHHGĐ nước nhà có những thuận lợi như: Chúng ta đã có chiến lược DS/SKSS nêu lên toàn cảnh công tác dân số và định hướng chiến lược trong giai đoạn 2011-2020; Chương trình mục tiêu quốc gia về DS-KHHGĐ cũng đã được phê duyệt. Năm 2011 vừa qua, chúng ta tổ chức thành công chương trình Kỷ niệm 50 năm truyền thống ngành DS- KHHGĐ; không dừng lại ở đó, chúng ta đã khẳng định được vai trò, vị thế của công tác DS-KHHGĐ trong sự phát triển chung của địa phương và đất nước.
Bên cạnh đó cũng có 4 khó khăn khi bước vào năm 2012: (1) Thay đổi về nhận thức về tư duy, cách làm. (2) Tổ chức bộ máy chưa ổn định. (3) Kinh phí chuyển về chậm. (4) Năm nay năm Nhâm Thìn, khả năng tỷ suất sinh có thể tăng, trong tất cả các chỉ tiêu của ngành Y tế, chỉ tiêu giảm sinh khó thực hiện thành công vì năm nay là "năm đẹp" theo quan niệm của dân gian.
Do đó, để triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, chỉ tiêu công tác DS-KHHGĐ năm 2012 và các năm tiếp theo, Tổng cục trưởng đề nghị các địa phương cần phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo hơn nữa. Tất cả vì mục tiêu nâng cao chất lượng dân số.
“Năm 2012, Khánh Hòa tiếp tục tăng cường đẩy mạnh các hoạt động truyền thông cho bà con vùng biển, đảo, ven biển bằng cách phối hợp với Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng, đồn biên phòng triển khai mô hình kết hợp Quân - dân - y trong việc cung cấp dịch vụ cho người lao động trên biển, tàu ngư dân đánh bắt xa bờ khi cập bến”.
Bà Hồ Thị Thi - Phó Giám đốc Sở Y tế
kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Tỉnh Khánh Hòa
“Vấn đề "nóng"nhất ở Bắc Giang hiện nay là mất cân bằng giới tính khi sinh. Do đó, từ năm 2011, chúng tôi đã ráo riết đưa nội dung này vào trong hương ước, quy ước làng, xã, thôn bản, nghiêm cấm triệt để các hình thức lựa chọn giới tính khi sinh. Năm 2012, địa bàn sẽ được mở rộng hơn. Chúng tôi coi đây là sự vào cuộc, "chia lửa khó khăn" của chính quyền địa phương và nhân dân”.
Ông Giáp Văn Toàn - Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Bắc Giang
"Thời gian qua, đội ngũ CTV, cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ bị xáo trộn, thay đổi nhiều, hầu hết các cán bộ cơ sở có trình độ nhưng mới tham gia nên chưa có kinh nghiệm truyền thông, tư vấn, tiếp cận đối tượng. Quảng Bình sẽ liên tục mở các lớp đào tạo, đào tạo lại, kiểm tra giám sát chất lượng đào tạo, tuy nhiên bước đầu vẫn theo phương thức "cầm tay chỉ việc".
Bà Nguyễn Thị Ngọc Hà - Phó Giám đốc Sở Y tế
kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Quảng Bình
Thu Nguyên (ghi) |

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày
Dân số và phát triển - 15 giờ trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh
Dân số và phát triển - 16 giờ trướcChế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcMặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcViệc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcBệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcĂn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcNhiều phụ nữ thấy vú đau trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt và cơn đau thường biến mất ngay sau khi kỳ kinh bắt đầu. Tuy nhiên, một số phụ nữ thấy cơn đau vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi kỳ kinh đã kết thúc.

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcCác bệnh lây truyền qua đường tình dục còn được gọi là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). STI có thể lây truyền trong bất kỳ hình thức sinh hoạt tình dục nào.

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcRụng tóc là một trong những triệu chứng thường thấy ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Việc điều trị sớm, đúng cách có thể giúp làm chậm quá trình rụng tóc, cải thiện sức khỏe tổng thể của tóc, đồng thời giúp chị em thêm tự tin trong cuộc sống.

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh
Dân số và phát triểnMột trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.