Triết lý nhà Phật (1): Làm sao để mở lòng thanh thản trước cơn giận "thiêu đốt tâm can"?
GiadinhNet - Theo nhà Phật, cơn giận dữ như ngọn lửa có thể thiêu cháy tất cả. Ai nuôi dưỡng cơn giận dữ trong lòng là đang tình nguyện vào thiêu đốt tâm can.
Đáp ứng mong mỏi của độc giả muốn lắng nghe những kiến giải của các bậc tu hành về các vấn đề khác nhau trong cuộc sống, phóng viên đã ghi lại những đúc kết của Thượng tọa Thích Nhật Từ (Phó Hiệu trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam, Phó ban Phật giáo Quốc Tế) về phương pháp chuyển hóa ưu phiền, tham – sân – si thành hạnh phúc trong cuộc sống.
Thượng tọa Thích Nhật Từ.
Theo nhà Phật, cơn giận dữ như ngọn lửa có thể thiêu cháy tất cả. Ai nuôi dưỡng cơn giận dữ trong lòng là đang tình nguyện vào thiêu đốt tâm can. Giận dữ dẫn đến hành động sai lầm, khiến mối quan hệ giữa người với người, kể cả trong gia đình trở thành nội kết khổ đau.
Kẻ thù không dễ nhận diện
Theo Thượng tọa Thích Nhật Từ (Phó Hiệu trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam, Phó ban Phật giáo Quốc Tế), trong xã hội ngày nay những vấn đề đạo đức, văn hóa xã hội đang có dấu hiệu xói mòn nghiêm trọng. Nguyên nhân là bởi, con người ngày càng mất khả năng chế ngự và chuyển hóa sân hận. Nói cách khác, họ không nhận ra biểu hiện của nó, thiếu phương cách để kìm hãm hay chuyển hóa theo hướng tích cực. Điều này gây ra những khổ đau trong cuộc sống.
Thượng tọa Thích Nhật Từ cho rằng, Phật pháp vị cuộc sống, có thể giúp con người tu chỉnh bản thân, đem lại sự an bằng ngay trong thế tục. Theo Thượng tọa, “giận dữ” được định nghĩa như dòng chảy cảm xúc, đối tượng là con người được thể hiện qua lời nói khó nghe, lời qua tiếng lại trong giao tiếp cũng như việc làm… mang lại sự bực dọc, không ưa thích.
Cơn giận dữ biểu hiện dưới nhiều góc độ khác nhau. Ví dụ, góc độ giọng nói thì sự giận dữ được thể hiện qua lời quát tháo, nguyền rủa tục tĩu, hăm dọa, hoặc lời đường mật nhưng chứa lưỡi dao, mảnh chai hay gai nhọn bên trong mà người giận dữ tặng đối phương. Biểu hiện không thiện cảm về giọng nói làm giá trị, ý nghĩa mối quan hệ, giao tế bị tổn thương, để lại vết hằn nội kết tạo khoảng cách ngày càng nhân rộng. Sự ứng xử thiếu khôn ngoan sẽ tạo ra hố ngăn cách hoặc thiết lập thành hai đường ray xe lửa song song, sự nóng giận sẽ thiêu đốt mối quan hệ tình người.
Trong mọi tình huống, nếu vô tình hay cố ý nuôi dưỡng cơn giận dữ trong lòng, tức là người ta đang vô tình từ bỏ niềm hạnh phúc, an vui giữa mình với người. Sân hận và giận dữ là hai đối tượng mà người con Phật cần tu tập để chuyển hóa. Chinh phục để chiến thắng cơn giận mang lại hạnh phúc lâu dài trong tâm, hành động và quan hệ giữa con người với nhau.
Nếu cơn giận dữ được biểu đạt bằng hình thức cử chỉ thì da mặt tái mét, mắt đỏ ngầu, môi giật và máu dồn lên não bộ hoặc nói lầm bầm, đập bàn ghế, xô ngã các vật dụng. Họ sẵn sàng đập nát những gì mình đang có trên tay mà không ý thức. Hoặc biểu hiện bằng cách giậm chân, nhổ nước miếng hay những biểu hiện thô bạo, tấn công, bạo động, thậm chí muốn tiêu diệt người khác. Sân hận còn được biểu đạt dưới góc độ tính tình, thái độ ứng xử. Có thể là sự hiềm khích, bực dọc, im lặng, làm ngơ, dửng dưng trước khổ đau của người khác. Dù là người thương, người thân đã từng chia sẻ niềm vui, nỗi khổ trong cuộc sống. Khi cơn giận dữ xuất hiện, con người có thể trở nên chai sạn, bàng quan trước những khổ đau, nhu cầu trợ giúp của người khác. Trong khi, họ chỉ cần mở bàn tay ra là có thể nâng đỡ, giúp người khác có được chất liệu an vui và hạnh phúc lâu dài.
Đại đức Thích Nhật Từ nói: “Kinh điển ví giận dữ như một cơn điên. Người điên cuồng không kiềm chế được ý thức nên hành vi, cử chỉ, việc làm gây thương tổn bản thân và người khác. Người giận dữ càng lưu giữ thái độ này lâu chừng nào thì sẽ chia chẻ mảnh đất tâm nhiều chừng đó. Khi không tự chủ cơn giận, có thể có những việc làm vi phạm luật pháp. Chẳng hạn, trong cơn ghen tức có thể tạt a-xít, đâm chém, xúi bậy người gây bạo động, khủng bố đối phương”.
Đức Phật ví sân hận như cục than ngầm. Nó không cho người ta thấy sự lụi tàn ngay, nhưng sức tàn phá bên trong thì khủng khiếp. Khi sân hận, có người suy nghĩ, nếu ai tạo nỗi đau cho tôi một phần thì tôi sẽ làm cho người đó đau khổ mười phần, nếu người nào làm tôi mất mặt trước quần chúng một lần thì tôi sẽ làm cho người đó mất mặt suốt cả cuộc đời. Đó là những vụ trả thù tàn bạo bằng a-xít, thảm sát người hàng loạt, hay một cô gái nhiễm HIV hận đời mà chủ tâm gieo rắc lây nhiễm ra xã hội.
Hãy luôn giữ tâm thanh thản và rộng mở (ảnh minh họa)
Sân hận làm mờ lý trí
Cuộc đời có bao nhiêu vấn đề thì sân hận theo đó xuất hiện, tồn tại, phát triển tương thích. Do đó, khi quan sát về thái độ sân dẫn đến hành động sân và những ứng xử không đẹp thì người con Phật phải vượt lên trên những phản ứng tầm thường đó. Nếu không, những người liên hệ trực hoặc gián tiếp và ngay chính bản thân sẽ trở thành nạn nhân của cơn giận dữ. Cuối cùng, nhận lấy tác hại rất lớn không lường trước được.
Khi người nào đó bị cản phá, bị nổi cáu dù trong một tình huống cho phép thì trong lòng người đó vẫn có nỗi uất hận. Nỗi uất hận này có thể bộc phát bất cứ lúc nào khi nó có điều kiện hay chất xúc tác, kích thích. Đó là cách thức giải quyết vấn đề đặt trên nền tảng của nhận thức tầm thường. Nghĩa là, nhiều người đã tự cho mình quyền ăn miếng trả miếng. Đối tượng nào mang đến đau khổ, ta có quyền đáp trả lại đau khổ cho họ ở bình diện tương đương hoặc lớn hơn, nhiều hơn. Cách ứng xử như vậy không phải giải pháp lâu dài vì có thể tạo ra làn sóng đối chọi nhau. Theo đạo Phật, cuộc đối chọi như vậy sẽ không ai là kẻ chiến thắng, cả hai đều là nạn nhân hứng hết tất cả khổ đau do hận thù, tranh chấp, sân hận đem lại.
Thượng tọa cũng dẫn câu chuyện về một cai ngục từng làm việc trong nhà tù Phú Quốc. Ở chế độ cũ, ông này đã dùng những ngón đòn tàn bạo nhất để tra tấn, giết hại cán bộ cách mạng. Sau khi hòa bình, ông mang theo nỗi ám ảnh và sự mặc cảm với người đời. Sau đó, một cựu tù từng bị cai ngục này tra tấn dã man đã tình cờ chạm mặt. Hãy đoán xem, chuyện gì sẽ xảy ra.
Đó là một phép màu kỳ diệu, bởi người cựu tù đem lòng cảm thông, sự bao dung, mở lòng và sẵn sàng tha thứ. Cựu cai ngục thực sự hối hận và nhận lỗi lầm. Cuối cùng, sự giận dữ ngút ngàn đã chuyển hóa thành tình yêu thương. Cuộc gặp ấy họ đã bắt tay, ôm nhau và bỏ qua tất cả, mọi rào cản không còn. Nay họ đã là bạn, thường xuyên thăm hỏi nhau. Điều tuyệt vời trong mẫu chuyện trên là những con người biết chế ngự sân hận và chuyển hóa nó bằng tình yêu thương, sự tha thứ.
Như vậy con người hoàn toàn có thể sống hạnh phúc khi biết nhận diện được sân hận, làm chủ nó và biết chuyển hóa nó thành tình yêu thương. An bình trong cuộc sống từ đó mà ra.
Kỳ Phong/ Báo Gia đình & Xã hội
(Còn nữa)
Đến nhà người bạn học giàu có, tôi hết sức kinh ngạc với 'bí mật' sau căn phòng rộng vỏn vẹn 1m2
Mẹo vặt - 4 giờ trướcHỏi ra mới biết, đây là thiết kế được nhà giàu ưa chuộng vì mang đến công năng "đỉnh chóp".
Cách trồng xà lách trong chậu và thùng xốp xanh tốt, an toàn
Ở - 4 giờ trướcKhông phải mua rau xà lách ngoài chợ với những nỗi lo về an toàn thực phẩm, bạn hoàn toàn có thể trồng xà lách trong chậu hoặc thùng xốp với ba bước đơn giản.
5 loại cây xanh được ưa chuộng để ở phòng khách vì 'lá to', ngụ ý làm ăn phát đạt, mang lại sự giàu có
Ở - 4 giờ trướcNgày nay, nhiều người thích đặt một số loại hoa, cây cảnh, cây xanh trong phòng khách để ngôi nhà thêm sinh động và nâng cao hạnh phúc cho gia đình.
Nên đóng hay mở cửa sau khi sử dụng nhà vệ sinh
Không gian sống - 4 giờ trướcGĐXH - Nhà vệ sinh sử dụng nhằm mục đích con người thực hiện các công việc vệ sinh cá nhân, tắm rửa mỗi ngày, nhưng liệu người dùng có thật sự biết câu trả lời đúng cho câu hỏi: "Khi không sử dụng phòng vệ sinh, nên đóng hay mở cửa?".
MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên tiếp tục tậu biệt thự khủng, hé lộ mục đích sử dụng
Không gian sống - 5 giờ trướcGĐXH - Được biết, Kỳ Duyên mới tậu một biệt thự sang trọng chỉ để nghỉ dưỡng, hưởng thụ.
Những điều cần biết về phong thuỷ gương treo tường
Phong thủy - 7 giờ trướcGĐXH - Từ xa xưa, gương đã gắn liền tới nhiều yếu tố tâm linh, phong thủy. Gương có khả năng phản chiếu. Nếu chọn cách để gương trong nhà đúng sẽ giúp tài vận nhân đôi, còn ngược lại sẽ hình thành những ám khí không tốt.
'Nhân tố' gây sốt tại 'Chị đẹp đạp gió 2024' sống trong căn hộ đập thông 300m2, nhà đẹp như đi nghỉ dưỡng
Ở - 20 giờ trướcGĐXH - Cơ ngơi này rộng 330m2, được đập thông từ hai căn hộ liền nhau.
Ngâm rau nước muối xưa rồi, muốn rau sạch thì hãy làm theo cách này
Mẹo vặt - 20 giờ trướcGĐXH - Rửa rau bằng nước muối được các chị em nội trợ áp dụng để loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu, diệt trứng sán… Tuy nhiên, rửa rau bằng nước muối là thói quen cũ, không nên duy trì. Dưới đây là một số cách giúp làm sạch rau củ.
Những nơi không nên đến ở tuổi 49
Phong thủy - 1 ngày trướcGĐXH - Ở tuổi 49, con người cần tiến một bước mới để hiểu rõ vận mệnh và tìm thấy giá trị cuộc sống. Nếu vẫn bôn ba khắp nơi, họ có thể không đạt được sự thăng hoa trong đời sống và khó lòng nhận ra giá trị sống.
Những loại rau dễ trồng tại nhà trong mùa đông
Không gian sống - 1 ngày trướcViệc chọn trồng loại rau phù hợp với thời tiết sẽ giúp đảm bảo sự sinh trưởng của chúng; dưới đây là những loại rau dễ trồng tại nhà trong mùa đông.
Những người tuổi này chỉ cần trồng cây khế cũng đủ nâng cao vận khí, hút tài lộc
Phong thủyGĐXH - Cây khế vốn là một loài cây khá quen thuộc và được trồng phổ biến. Việc chọn lựa cây trồng dựa trên tuổi và mệnh của gia chủ có thể ảnh hưởng tích cực đến tài lộc, vận khí và cuộc sống của mọi người trong gia đình.