Triết lý nhà Phật (5): Thấu triệt triết lý “hai con dê qua một cây cầu” để cả đời không còn hận thù, phiền lụy
GiadinhNet - Khi ai đó cho mình đúng thì cũng đồng thời không chấp nhận đối phương. Do đó, cả hai người vô tình đóng bít cánh cửa truyền thông với nhau.
Hỏi: Có trường hợp hai bên sân hận, thề không đợi trời chung, cả hai chấp ngã và tự cho mình là đúng, bên kia sai. Họ không hề có thiện chí hòa giải và nói rằng: “Suốt cuộc đời tôi không bao giờ chấp nhận hoà giải”. Kết quả cả hai vì sân hận mà đau khổ. Vậy khi rơi vào tình huống này chúng ta phải làm gì?

Biết buông xả, sống từ bi thì mọi hận thù sẽ được hóa giải (ảnh minh họa)
Khi cánh cửa truyền thông bị khép vì sân hận
Thượng tọa Thích Nhật Từ - Nhà triết học Phật giáo Việt Nam cho rằng, đây là tình huống khúc mắc mà rất nhiều người vấp phải trong cuộc sống. Khi ai đó cho mình đúng thì cũng đồng thời không chấp nhận đối phương. Do đó, cả hai người vô tình đóng bít cánh cửa truyền thông với nhau.
Khi biết hai người đang khúc mắc với nhau, chỉ cần khách quan quan sát truy tìm gốc rễ vốn bắt nguồn từ đâu. Khi cái gốc bế tắc được hỗ trợ bằng thái độ không tha thứ thì dù có nỗ lực hóa giải cũng khó thành công. Chính đức Phật Thích Ca có lần đã thất bại trong vai trò làm người hóa giải cơn sân hận của vua Lưu Ly với hoàng tộc dòng họ Thích Ca trong cuộc truy sát tiêu diệt tập thể dòng họ Thích Ca.
Trong quá khứ, quan hệ giữa dòng họ Thích Ca và Lưu Ly của vua Lưu Ly có nhiều mâu thuẫn. Là nước yếu, vua Lưu Ly đời trước đã nỗ lực tìm cách thiết lập quan hệ với nước Thích Ca hùng mạnh bằng cách ngỏ lời cầu hôn công chúa của nước láng giềng. Nỗ lực này nhằm tạo liên minh và biến thù hận thành tình thân.
Bên dòng họ Thích Ca khinh thường thiện chí của nước Lưu Ly, cho rằng vua Lưu Ly không đủ tư cách kết hôn với công chúa của mình. Vì vậy, dòng họ Thích Ca âm thầm tráo công chúa, thay vào một tỳ nữ của dòng họ Thích Ca và gả cho vua nước Lưu Ly. Vua nước Lưu Ly cứ ngỡ là công chúa nên sống rất hạnh phúc. Chuyện được giấu kín nhiều năm. Đến đời vua Lưu Ly thế hệ con tương ứng thời đức Phật, sự việc tráo đổi mới bị phát hiện. Ông vua hậu duệ này cảm thấy dòng họ Lưu Ly bị nhục mạ, khinh bỉ nên ôm lòng phục thù.
Sau khi đức vua Tịnh Phạn qua đời, dòng họ Thích Ca rơi vào tình trạng không có người kế ngôi xứng đáng. Thái tử thay vì phải trở thành Quốc vương lại trở thành bậc Giác Ngộ. Các hoàng thân quốc thích như A-Nan, Nan Đà, La Hầu La đều đã trở thành người xuất gia. Vua Tịnh Phạn không còn người kế thừa.
Phật Thích Ca đề nghị Ma Ha Nam làm người kế vị ngôi vua. Khi biết được tâm ý sân hận của vua Lưu Ly, Đức Phật đã đích thân đi gặp vua Lưu Ly để hoá giải hận thù quá khứ giữa hai nước. Đức Phật khuyên vua Lưu Ly không nên khơi dậy nỗi đau quá khứ mà những người Thích Ca và Lưu Ly hiện tại không hề can hệ trực hay gián tiếp. Hãy trải tâm từ bi để xoá bỏ hận thù.
Sự quy trách nhiệm sai lầm của người nào đó trong quá khứ để buộc những người không can hệ gì phải gánh hậu quả ở hiện tại là vết loang của nỗi đau không được tháo mở. Ngược lại, chỉ tạo thêm những hận thù mới. Do không xả bỏ được lòng sân, mối thù cá nhân ở quá khứ đã trở thành mối thù tập thể đối với hai nước. Lịch sử cho thấy, năm trăm người của dòng họ Thích Ca bị truy sát tập thể.
Thái độ ứng xử của vua Lưu Ly là không khôn ngoan. Sự trả đũa chỉ tạo thêm tội lỗi và liên luỵ tiêu cực tới dòng họ Lưu Ly trong quá khứ, tạo thêm khổ đau cho hai nước ở hiện tại và tương lai. Đức Phật khuyên, hãy lấy tình thương để xoá bỏ hận thù, lấy lòng từ bi để hóa giải những cái gút khổ đau trong quá khứ cũng như hiện tại. Thế mà vua Lưu Ly ngoan cố không chấp nhận. Do đó, cuộc chiến đã diễn ra. Sự thương tổn, chết chóc không chỉ dòng họ Thích Ca phải chịu, ngay cả phía vua Lưu Ly cũng vậy. Sự kiện lịch sử này cho thấy, dù đức Phật muốn hóa giải nhưng nếu người được hoá giải không có lòng muốn chuyển hoá, không có lòng hỷ xả, bao dung thì sự hoá giải đó khó đạt được kết quả như mong đợi.
Mở cánh cửa bằng lòng từ bi
Quan niệm, “Đi với Phật mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy” là một cách thức giải quyết những xung đột trong cuộc đời. Mặc áo giấy đi với ma chỉ nên diễn ra sau nỗ lực mặc áo cà sa mà vẫn không thành công. Sau khi người dấn thân nỗ lực chuyển hoá những con ma không thành công, chúng không chịu làm mới mà vẫn tiếp tục cố tình cản phá, gây trở ngại, khổ đau cho nhiều người, lúc ấy người dấn thân cần có biện pháp mạnh. Chuyển hoá bằng cách giáo dục đạo đức không thành tựu thì phải áp dụng chuyển hoá bằng luật pháp và hình phạt. Đây là cách thức các hệ thống luật pháp trên thế giới đã áp dụng.
Luật pháp chuyển hóa con người bằng sự trừng phạt nghiêm khắc chứ không bằng lời nói của tình thương. Nếu ai đã gây khổ đau cho cuộc đời và người thì phải bị luật pháp trừng phạt bằng khổ đau tương tự. Quá trình sống với khổ đau do luật pháp trừng phạt, người phạm luật sẽ không tái phạm nữa. Sự trừng phạt có tác dụng giáo dục chuyển hoá những người không biết lắng nghe tiếng nói của đạo đức và lương tâm. Tức là phải có những phương tiện thích đáng để giúp những người cang cường khó hoá độ có cơ hội chuyển hoá.
Tinh thần “đi với ma mặc áo giấy” nói lên tính thích ứng trong việc chọn phương pháp đối trị và cứu giúp chúng sinh. Nó có thể sử dụng đối với luật pháp nhưng không đúng với tinh thần nhà Phật. Vì các đức Phật, Bồ tát, các vị A la hán nhìn thấy được khả năng chuyển hoá những sai lầm, nỗi đau, phiền não của con người. Bởi thế, các ngài tin tưởng đã chọn phương cách giúp cho chúng sinh được gần gũi với tông chỉ của các Ngài để họ tự chuyển hoá (mặc áo cà sa). Kết quả của sự chuyển hoá sẽ mang lại hạnh phúc cho cả hai.
Người dấn thân cứu đời nên tận dụng tất cả những điều kiện, phương pháp để góp phần tiêu diệt con ma nghiệp lực, phiền não. Nhờ sự sáng suốt và thái độ dứt khoát có thể chặn đứng cây gươm khổ đau, dừng lại các cây súng bất hạnh, hành động khủng bố của những kẻ xấu, ác đang mất phương hướng.
Vấn đề cần hiểu ở đây là: Những lời của Phật, Tổ dạy và những điều các nhà văn học Phật giáo viết có sự khác nhau rất lớn. Có trường hợp nhà văn học Phật giáo viết giống với tinh thần đức Phật dạy, nhưng cũng có trường hợp không đúng. Nếu cho những gì nhà văn Phật giáo viết là chân lý bất di bất dịch và áp dụng theo là đang đi ngược lại tinh thần Phật dạy. Lúc đó, khổ đau có thể xuất hiện làm con người chán chường, thất vọng, mất phương hướng.
Cho nên, đệ tử Phật phải noi theo tinh thần hóa giải của đức Phật. Khi áp dụng câu “đi với ma mặc áo giấy” đừng nên lạm dụng tinh thần này, nghĩa là, đừng lấy quan niệm trừng phạt áp đặt lên đối tượng cần giáo dục mà chưa nắm rõ được đối tượng đó có cần luật quá nghiêm khắc “mặc áo giấy” hay không? Nếu kẻ xấu chỉ làm một điều xấu và vì trị tội họ nên ta “mặc áo giấy”, làm điều xấu lại tương tự gấp hai ba lần thì không khác gì người xấu đó, thậm chí còn xấu tồi tệ hơn họ. Cách ứng xử của đức Phật hoàn toàn khác với thái độ ứng xử phàm phu.
Nên đức Phật có triết lý dạy chúng ta khi rơi vào tình huống “không đội trời chung”: “Điều gì thuộc về khổ đau đều đặt sự thay đổi đó vào khái niệm vô thường. Vì tâm vô thường nên tâm lý xấu có thể chuyển hoá thành tâm lý tốt. Cái gì thuộc về phục vụ và đóng góp thì đặt vào khái niệm chuyển hoá”.
Phần lớn người đời ứng xử “ăn miếng trả miếng”. Nếu đã từng bị làm khổ đau thì bây giờ không tha thứ, bỏ qua. Có người cố tình trả đũa bằng nhiều cách nghĩ rằng, phải cho người ta một bài ọc. Trong sự trả đũa, cả hai đã trở thành nạn nhân khổ đau. Sự lận đận tiếp tục có mặt ở tương lai, tiếp nối chập chùng từ đời này sang đời khác, không chấm dứt. Hậu quả của nó như hai con dê qua một chiếc cầu nhưng không ai nhường nhau nên đều rơi xuống sông.
Duy Trúc/Báo Gia đình & Xã hội

Triệt phá băng nhóm mua bán “bóng cười”, thu lợi bất chính hơn 105 tỷ đồng
Pháp luật - 35 phút trướcChiều 12/7, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh cho biết vừa triệt phá băng nhóm mua bán hàng cấm là khí N2O (bóng cười) do đối tượng Trần Tuấn Kiệt cầm đầu. Chỉ từ đầu năm 2025 đến nay, các đối tượng đã cung cấp cho khách sử dụng hàng ngàn bình bóng cười, với tổng số tiền lên đến 253 tỷ đồng, thu lợi bất chính hơn 105 tỷ đồng…

Thâm nhập bên trong ký túc xá bỏ hoang sắp trở thành nhà ở công vụ mới của Ninh Bình
Thời sự - 42 phút trướcGĐXH - Tỉnh Ninh Bình cải tạo ký túc xá sinh viên tập trung thành khu nhà ở công vụ để phục vụ cán bộ, công chức... làm việc tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh này sau sáp nhập.

Nam thanh niên cướp cửa hàng điện thoại ở Ninh Bình bị bắt
Pháp luật - 52 phút trướcGĐXH - Công an phường Lý Thường Kiệt, tỉnh Ninh Bình nhanh chóng bắt đối tượng cướp điện thoại iPhone 14 Pro Max, sau đó bỏ trốn.

Tài xế uống rượu từ tối, sáng hôm sau vẫn chở 45 khách đi du lịch
Đời sống - 1 giờ trướcTài xế uống rượu vào đêm hôm trước, sáng nay lái xe chở 45 người đi du lịch, bị CSGT phát hiện vi phạm nồng độ cồn trên cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây.

Xã miền núi Quảng Ngãi xảy ra động đất 3,3 độ Richter
Đời sống - 3 giờ trướcXã Măng Bút ở Quảng Ngãi xảy ra trận động đất có độ lớn 3,3 độ Richter, độ sâu chấn tiêu 8,1km.

Điều đặc biệt ở nữ sinh trượt lớp 10 sau thành á khoa toàn quốc
Giáo dục - 5 giờ trướcThời điểm thi trượt vào lớp 10 công lập, Tú Anh từng buồn bã, thất vọng, tưởng chừng không thể vượt qua. Nhưng nghĩ “nếu không đứng dậy, mình sẽ tiếp tục trượt dài”, nữ sinh vượt qua mặc cảm để vươn lên, 3 năm sau trở thành á khoa toàn quốc.

Hàng chục triệu học sinh, sinh viên được hỗ trợ tối thiểu 50% mức đóng BHYT
Giáo dục - 8 giờ trướcTheo quy định mới nhất của Chính phủ, ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ tối thiểu 50% mức đóng BHYT đối với học sinh, sinh viên, tăng 20% so với trước đây.

Tiếp vụ nhà xe Quang Mười ở Quảng Ninh bị tố chạy ẩu: Trạm tiếp nhiên liệu có dấu hiệu bị tháo dỡ
Đời sống - 8 giờ trướcGĐXH - Không chỉ bị tố chạy ẩu, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông ảnh hưởng đến sức khỏe tính mạng người đi đường, nhà xe Quang Mười ở Quảng Ninh còn xây dựng điểm bơm dầu trong khu đô thị khiến người dân bất an.

Lai lịch 3 trùm giang hồ ở Thanh Hóa bị bắt trong chưa đầy 1 tháng
Pháp luật - 8 giờ trướcVới phương châm "không có vùng cấm", "không có ngoại lệ", chỉ trong thời gian chưa đầy 1 tháng, Công an tỉnh Thanh Hóa đã bắt giữ nhiều đối tượng là trùm giang hồ cộm cán như Tuấn "thần đèn", Vi "ngộ", Thu "vệ sĩ".

Nữ sinh tốt nghiệp xuất sắc, 4 năm qua 3 quốc gia, giành học bổng tiến sĩ Mỹ
Giáo dục - 10 giờ trướcTrong 4 năm đại học, Minh Ngọc từng có dịp đi trao đổi ở 3 quốc gia. Dẫu vậy, nữ sinh vẫn duy trì chương trình học trên lớp và tốt nghiệp sớm một kỳ với tấm bằng xuất sắc.

Tranh cãi việc đỗ xe chưa đè lên miệng cống thoát nước vẫn bị CSGT xử phạt
Đời sốngKhi đỗ xe, bánh xe phải "cán" vào miệng cống thoát nước mới là vi phạm hay chỉ cần phần miệng cống đó nằm trong phạm vi của chiếc xe đã bị CSGT phạt rồi?